Trung y không hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh?
Virus Vũ Hán tiếp tục tàn phá thế giới với số thương vong nặng nề. Trong tình cảnh ảm đạm này, các chuyên gia y tế gần như bất lực vẫn chưa biết khi nào loại vaccine mà mọi người mong chờ sẽ xuất hiện; vậy mà chính quyền Trung Quốc mượn danh nghĩa Trung y để tung ra viên thuốc con nhộng Liên Hoa Thanh Ôn, điều này không chỉ khiến Tây y ở nước ngoài phản đối, ngay cả những người trong ngành cũng lên tiếng phê bình cho rằng đây là lừa đảo người dân chứ không phải Trung y thực sự.
Vào đầu tháng Hai năm nay, cũng là giai đoạn bùng phát nghiêm trọng nhất của bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, một số thầy thuốc Trung y đã hy vọng được tham gia điều trị tại Vũ Hán. Nhưng thời điểm đó, chính quyền tuyên truyền rằng: “Trung y đừng gây rối loạn thêm nữa” nên không thể đến lượt các thầy thuốc Trung y tham gia điều trị. Một số thầy thuốc Trung y ở dân gian tự phát tạo thành nhóm đến Vũ Hán, nhưng họ không có cơ hội tiếp cận bệnh nhân, chỉ được ở cộng đồng để làm một số can thiệp tâm lý, họ sử dụng lượng thuốc Trung y mang theo và kỹ năng châm cứu đã trị được một số người bệnh. Nhưng khi quay trở về, họ còn bị “chỉnh đốn”, một số bị thu hồi giấy phép hành nghề.
Trong đại dịch lần này, Trung y ở trong tình thế khó xử. Trung y từng là công cụ chủ yếu để phòng bệnh, trị bệnh, có lịch sử mấy ngàn năm, đã từng chống chọi qua hơn trăm trận ôn dịch. Vì sao trong trận đại ôn dịch lần này lại không thể phát huy tác dụng? Giới Trung y cho rằng ở Trung Quốc đại lục, Trung y thực sự đã bị diệt vong, những gì còn sót lại chỉ là bề ngoài, căn bản không thể đại diện cho Trung y thực sự.
Sự thật bị che đậy
Một số người có thể nói rằng Trung y đã tham gia vào điều trị ôn dịch. Dịch SARS năm 2003, Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc có tham gia điều trị bằng Trung y, giới truyền thông đã đưa tin về hiệu quả tốt đẹp của nó: “Không có ca tử vong, không có di chứng để lại”. Năm 2020, khi bệnh viêm phổi do virus Vũ Hán bùng phát, Trung y cũng tham dự vào điều trị; có báo cáo hiệu quả đạt đến 95%.
Giáo sư Trung y của Học viện Công lập ở Canada – Lưu Tân Sinh (Jonathan Liu) chỉ rõ: “Năm 2003, những bệnh nhân bị SARS nặng đều tới bệnh viện Tây y, bệnh viện Trung y chỉ tiếp nhận bệnh nhân nhẹ, lại còn dùng phương pháp điều trị Trung y – Tây y kết hợp. Thực tế khi đó thầy thuốc Trung y đa phần không có chỗ đứng, chỉ làm ra dáng vẻ chứ thực ra bác sĩ Tây y không để họ nhúng tay vào. Nhưng vì để sinh tồn mà giới Trung y đã khuếch đại tác dụng của nó lên. Sau này có một vị giáo sư vạch ra sự thật, nhưng bài viết đó nhanh chóng bị xóa bỏ.”
Ôn dịch lần này cũng giống như vậy, rất nhiều thầy thuốc Trung y chỉ đến bệnh viện dã chiến, đều là điều trị bệnh nhân có bệnh nhẹ hoặc chỉ nghi ngờ có bệnh. Những bệnh viện như Kim Ngân Đàm, Hiệp Hòa mới là nơi người bệnh nặng tới. Lưu Tân Sinh nói: “Trên thực tế không đến lượt các thầy thuốc Trung y tham gia điều trị, bác sĩ Tây y vốn không để họ tham gia. Cũng có những bệnh nhân cá biệt đi đến bệnh viện Trung y nhưng đó là Trung – Tây y kết hợp: Tây y cũng dùng, liệu pháp hỗ trợ cũng dùng, Trung y xem như không có chỗ đứng.”
Hiện nay Trung y không khác gì bị diệt vong, chỉ còn lại một chút bề mặt với hiệu quả điều trị một số bệnh nhẹ, ngoài ra chỉ như vật trang trí vì những điều thực chất còn lại rất ít.
Tinh túy của Trung y đã bị lai tạp
Trung y là một bộ phận của văn hóa truyền thống, văn hóa truyền thống Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, Trung y nhất định không thể rời khỏi gốc rễ là văn hóa Thần truyền. Lưu Tân Sinh cho rằng, tinh túy của Trung y liên quan đến văn hóa tu luyện, nhận thức khác với khoa học thực chứng về sinh mệnh, vũ trụ và cơ thể người. Nhận thức về thế giới không thể chỉ giới hạn ở những gì mà mắt thịt nhìn thấy. Người xưa tin tưởng thiên, địa, nhân là tam tài, cho rằng những nơi mà mắt không nhìn thấy được cũng có sinh mệnh tồn tại từ rất lâu, từ đó có lòng từ bi và thiện tâm lớn hơn đối với thế giới.
Hoàng Đế trong “Hoàng Đế Nội kinh” là người tu đạo; tư tưởng tu chân vô vi của Đạo gia cùng với “Đạo đức kinh” của Lão Tử là một mạch kế thừa lẫn nhau, đã nhận thức sự tương quan giữa đạo thuật, hệ thống ngũ tạng của cơ thể và tinh thần của con người như hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh đều ảnh hưởng đến các tạng phủ; hoàn cảnh tự nhiên, Đạo gia giảng phương vị, âm dương ngũ hành liên quan mật thiết với cơ thể người.
Lưu Tân Sinh nói: “Các vị thuốc Trung y, biện chứng luận trị, những điều này người xưa đã thực hành nhiều rồi, người đời sau chỉ cần học tập theo là được. Trung y có nhiều môn phái khác nhau và rất nhiều phương pháp trị liệu, là điều trị ở những tầng diện khác nhau. Sách giáo khoa Trung y hiện nay chỉ lựa chọn cho một loại trong số đó, một kinh nghiệm của một môn phái mà thôi, chứ không phải là loại môn phái tốt nhất.”
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là lý luận vô thần, đối lập hoàn toàn với văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Từ thời kỳ đầu khi nó cướp chính quyền đã đề xuất bài trừ Trung y, cho rằng Trung y là mê tín. Bởi vì lúc đó Tây y cũng không phát triển, hơn nữa với sự chống đối của giới Trung y thì sự việc này mới dừng lại. Nhưng mấy chục năm gần đây một mặt nó lợi dụng Trung y để trục lợi, mặt khác lại phá hủy Trung y một cách hệ thống từ gốc rễ.
Đánh đổ những tinh anh của Trung y
“Không phải Trung y không có điều tốt, mà rõ ràng đã bị ĐCSTQ hủy hoại.” Thầy thuốc Triệu Trung Nguyên từng làm việc tại Thiên Kiện Đường – Bắc Kinh cho biết, “Sau khi ĐCSTQ đánh cắp chính quyền đã đưa ra một loạt các chính sách làm Trung y bị Tây hóa. Những thầy thuốc Trung y lớn tuổi trong gia đình có nhiều thế hệ hành nghề, tích lũy rất nhiều tri thức trong trị liệu, đều bị ĐCSTQ xem như yêu ma, rắn rết mà bài trừ, khiến cho rất nhiều kỹ thuật của Trung y bị thất truyền.”
Được biết có một thầy thuốc già nổi tiếng ở Ôn Châu, tên Phan Đức Phù, đã trị rất nhiều căn bệnh ung thư, cuối cùng ông bị trấn áp, tước mất giấy phép hành nghề và không cho ông có chỗ đứng.
Nghê Hải Thanh, một thầy thuốc Trung y ở Chiết Giang, đã dùng một phương thuốc gia truyền để trị khỏi hơn mấy trăm người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ông hợp tác với một bệnh viện thị trấn để xin nhà nước cấp bản quyền sáng chế, chuyên trị những người bệnh ung thư mà bệnh viện không thể trị được, làm thuyên giảm bệnh tình và trị khỏi rất nhiều người bệnh. Nhưng cơ quan y tế đã định cho ông tội danh là bán thuốc giả và xử hình phạt 10 năm tù. Nguyên nhân là thuốc của ông sản xuất mà chưa thông qua cục quản lý thuốc.
Điều kịch tính ở chỗ sau khi ông vào tù thì bệnh viện kiểm tra ra bệnh ung thư thận giai đoạn cuối, cho nên trại giam không dám nhận mà cho ông về nhà tĩnh dưỡng. Ông dùng phương thuốc của mình để trị bệnh ung thư thận cho chính ông. Sau một năm rưỡi ông đến bệnh viện kiểm tra lại, thì phát hiện ra bệnh ung thư thận giai đoạn cuối đã biến thành hoàn toàn lành tính. Ông đem kết quả kiểm tra này cho công tố viên xem, nói rằng đây không phải là thuốc giả, mà thực sự là có hiệu quả đấy.
Nhưng kết quả là điều này không chứng minh rằng ông có bán thuốc giả hay không, mà chứng minh rằng ông có đủ sức khỏe ngồi tù hay không. Kết quả công tố viên nói rằng, nếu ông đã có thể ngồi tù rồi, vậy thì nhanh chóng vào tù đi. Người cảnh sát bắt ông nói rằng cho dù ông có cứu được một vạn người, thì thuốc mà ông bán vẫn là giả.
Triệu Trung Nguyên nói: “Cách ĐCSTQ đàn áp Trung y là toàn diện. Đầu tiên là vì lợi ích. Nếu như không có lợi ích thì ĐCSTQ sẽ không làm. Nó không chỉ tranh giành ở nước ngoài mà còn tranh lợi ích với người dân.”
Vậy tại sao bây giờ ĐCSTQ lại đề xướng Trung y? Triệu Trung Nguyên cho rằng: “Chỉ là suy tính về lợi ích, bởi vì áp lực bảo hiểm y tế quá lớn nên muốn dùng Trung y để tiết kiệm chi phí chứ không phải thực sự muốn vực dậy Trung y.”
Bẻ cong nội hàm của Trung y
Năm 1956, Trung Quốc thành lập học viện Trung y, những tài liệu học tập lúc đó đã xóa hết phần văn hóa Thần truyền. Lưu Tân Sinh cho rằng, dưới áp lực ĐCSTQ thúc đẩy vô thần luận và đấu tranh giai cấp, Trung y muốn tồn tại và sống sót, vô tình đã bị rời khỏi học thuyết âm dương ngũ hành, đem luận trị biện chứng của Trung y và học thuyết duy vật biện chứng của Mác-Lênin kết hợp lại, tạo thành một thứ gọi là Trung – Tây y kết hợp, đưa vào rất nhiều những thứ của khoa học thực chứng, dùng Tây y để cải biến Trung y, làm biến dị tinh túy của Trung y, bẻ cong hoàn toàn nội hàm của Trung y.
Ông cho rằng, tài liệu học tập của học viện Trung y hiện nay đã cắt xén rất nhiều tinh hoa của Trung y, dùng lý luận tạng phủ hoàn toàn thay thế những phương pháp biện chứng khác, Lục kinh rất ít dùng đến, “Dịch kinh” gần như không nhắc đến, học viện Trung y căn bản không hề nhắc đến âm dương bát quái và sự phối hợp thiên thời địa lợi để vận dụng trong lâm sàng, cho rằng đây là mê tín; văn hóa Thần truyền thì càng không nhắc đến. Người xưa thực sự xem bệnh là có khai mở thiên mục; Hoa Đà, Biển Thước có thể thấu thị nhân thể. Những điều này trong sách đều không giảng đến, không có nội hàm tu luyện. Những điều này đã phá hoại tinh túy của Trung y.
“Châm cứu thực sự có thể chữa rất nhiều bệnh, nhưng ở Trung Quốc đại lục, châm cứu đã bị gạt ra ngoài lề.” Lưu Tân Sinh phân tích, chủ yếu là bởi vì lợi ích kinh tế đã chèn ép mảng châm cứu. Ở Bắc Kinh, mấy năm trước, một lần châm cứu chỉ tốn 4 nhân dân tệ (gần 15 nghìn đồng). Trong bối cảnh vật giá leo thang ở Trung Quốc đại lục, không thể sinh sống với giá tiền như thế được, dẫn đến các khoản thu phí trá hình. Ngược lại việc bán thuốc lại kiếm rất nhiều tiền. Điều này tạo nên một hiện tượng dị dạng: tốt nghiệp hệ Trung y trong học viện Trung y dễ kiếm việc hơn hệ châm cứu; thầy thuốc bán thuốc có thu nhập cao hơn so với thầy thuốc châm cứu.
Chương trình giảng dạy mất cân đối, thiếu mất phần giáo dục về văn hóa truyền thống. Nếu không có một nền tảng văn hóa truyền thống, sinh viên làm sao hiểu được Trung y? Lưu Tân Sinh nói rằng, rất nhiều sinh viên ngay cả những tác phẩm kinh điển Trung y như “Nội kinh”, “Thương hàn luận” cũng không học thuộc. “Hoàng Đế Nội kinh” lại càng khó hiểu và thâm sâu, ngay cả giáo sư giảng xong rồi cũng không hiểu và học rồi cũng không dùng được.
Cứ như vậy khiến cho sinh viên của học viện Trung y có tầm nhìn nhỏ hẹp. Lưu Tân Sinh đã trải qua thể chế giáo dục Trung y ở đại lục, ông nói rằng: “Lý luận thì học rất nhiều, trong thời gian 5 năm, khoảng 50% là học Tây y, 50% học Trung y, kết quả là Trung y cũng không tốt, Tây y cũng không xong, biến thành một “thố cơm sống”, sinh viên tốt nghiệp rồi thì khó phân bố công việc. Khi đi lâm sàng thì không có giáo viên hướng dẫn, trình độ chữa trị tương đối kém.”
Sinh viên cũng chỉ là nạn nhân của thể chế này ở Trung Quốc đại lục, các bệnh viện Trung y sử dụng rất nhiều tân dược để kiếm tiền. Những người tốt nghiệp hệ chính quy mà không khám được bệnh, hiệu quả điều trị cũng không được tốt. Cho tới khi người thầy thuốc thâm niên cao rồi mới phát hiện, dùng Tây y cũng không có nhiều hữu hiệu, bắt đầu dành thời gian nghiên cứu Trung y, từ từ kê đơn thuốc cũng không tệ.
Trung y bị Tây y hóa
Ở Trung Quốc đại lục, bất kỳ một bệnh viện Trung y nào cũng đang dùng Tây y và phương pháp trị liệu cũng như nguyên tắc dùng thuốc về căn bản cũng là Tây y. Ví dụ, cho bệnh nhân các loại xét nghiệm, siêu âm, X-quang, cả dao gamma cũng dùng. Thuốc Trung y lúc này đã biến thành thuốc hỗ trợ, phối hợp với Tây y trong trị liệu, để giảm thiểu độc tố, đề cao sức miễn dịch, gọi là “Trung – Tây y kết hợp”.
Vọng (quan sát), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (bắt mạch), vốn là linh hồn của Trung y. “Tứ chẩn” này vốn yêu cầu tiêu chuẩn và học vấn nghiêm ngặt. Lưu Tân Sinh cho rằng, Trung y hiện nay ngay cả những kỹ năng cơ bản này cũng dần dần quên lãng rồi, phương pháp chẩn bệnh của Trung y truyền thống đã bị cắt xén, mà dùng phương pháp khám và chữa bệnh Tây y để thay thế. Khi người đi khám gặp thầy thuốc Trung y có lúc được bắt mạch, có lúc không được bắt mạch, thầy thuốc Trung y trực tiếp cho một đơn xét nghiệm, hoàn toàn dựa vào máy móc hiện đại để chẩn đoán, đa số Trung y lúc cho đơn thuốc đều dùng thuốc Tây hoặc thuốc pha chế sẵn, rất hiếm gặp trường hợp thực sự dựa trên thể chất của mỗi cá nhân mà biện chứng điều trị, cho đơn thuốc một cách linh hoạt.
Thanh hao tố (Artemisinin –chất chống sốt rét) là một thành quả mà Trung y ở đại lục cảm thấy tự hào. Lưu Tân Sinh cho rằng đây là một loại thuốc Tây y, bởi vì nó dựa trên lý luận của Tây y đưa vào lâm sàng. Phương Tây có rất nhiều thực vật làm thuốc cũng là như vậy, trên bề mặt giống như Trung dược, nhưng quan trọng ở chỗ lấy lý luận gì để chỉ đạo làm thuốc. Trung y không phải cái gọi là tiêm thuốc Thanh Hao tố (Artemisinin), Ma Hoàng tố (Ephedrine), đây chỉ là thành phần chiết xuất ra từ trong Trung dược. Trung y không phải dùng những thứ này mà là dựa vào tứ tính, ngũ vị, sinh trưởng, tính phù trầm, quy kinh. Những lý luận này Tây y vốn dĩ không hiểu và cũng không thừa nhận.
“Ở Trung Quốc đại lục, giới Trung y bị lệch hướng về Tây y vẫn là vì lợi nhuận. Bệnh viện Trung y nếu chỉ bán Trung dược thì không kiếm được bao nhiêu tiền. Các phẫu thuật của Tây y, các loại xét nghiệm kiếm được nhiều tiền, họ cũng học theo Tây y sử dụng, dao gamma cũng được dùng, máy móc càng lớn thì số tiền thu được càng hợp lý, người dân cũng sẽ sẵn sàng trả tiền”, Lưu Tân Sinh nói.
“Thực ra, nhiều bệnh chỉ cần uống vài thang Trung dược là khỏi, vừa đỡ tốn tiền, người bệnh lại ít đau khổ. Nhưng nếu chỉ như vậy thì bác sĩ không kiếm được nhiều tiền, bệnh viện cũng không kiếm được nhiều tiền. Họ đã đi vào một ngõ cụt. Người dân thiếu hiểu biết và cũng không hiểu ĐCSTQ đã làm sai lệch Trung y. Họ cảm thấy Trung y đang phát triển vượt bậc, thực ra không phải vậy mà nó đang đi thụt lùi.”
Lưu Tân Sinh nói, “Thập Thần Tán” có thể trị dịch bệnh rất hiệu quả, nhưng sách giáo khoa học viện Trung y lại không có nhắc tới. Dịch bệnh ở Hồ Bắc họ đã tạo ra một phương thuốc mới, nhưng vẫn là tư duy của Tây y. Trung y không phải ngàn người dùng chung một phương thuốc, mà là ngàn người dùng ngàn phương thuốc khác nhau, biện chứng luận trị, đặc biệt là nhiệt chứng. Trước đây phải luôn đứng bên giường bệnh và thêm bớt thuốc bất cứ lúc nào theo sự thay đổi của tình trạng bệnh.
Tây y là môn khoa học thực chứng, tìm hiểu mạch máu, thần kinh, cơ xương, được chia thành các khoa như huyết học, thần kinh,… Lưu Tân Sinh cho rằng, thuốc Tây thực sự có thể làm giảm triệu chứng, nhưng tầng diện mà nó áp chế rất nông nên bệnh dễ tái phát, khi tái phát thì điều trị lại từ đầu; Trung y tập trung vào một tầng diện sâu và rộng hơn. Nhưng đáng tiếc, sự bác đại tinh thâm của Trung y ngày nay đã biến thành thuốc bổ của Tây y: hiệu quả giải độc, hỗ trợ, tăng sức miễn dịch. Các thầy thuốc Trung y ở dân gian vẫn còn một chút chỗ đứng nhưng với môi trường kinh tế bất thường ở đại lục khiến cho mức thu phí trở nên vô cùng đắt đỏ, người bình thường khó mà mua được.
Gian lận vì lợi nhuận
Lưu Tân Sinh nói: “Mặc dù trong giới y học phương Tây cũng có phần làm giả nghiên cứu, nhưng phải nói là giới Trung y ở đại lục thì hoàn toàn đang làm giả. Ví dụ như thực nghiệm lâm sàng, thực nghiệm trên động vật, quan sát tác dụng của thuốc. Vì sao lại như vậy? Vẫn là vì lợi nhuận.”
Các phương thuốc của Trương Trọng Cảnh thời Đông Hán hoàn toàn là tài sản chung, đương nhiên không thể đem đi xin cấp bằng sáng chế. Thế là các giáo sư mỗi ngày hướng dẫn cho sinh viên làm thí nghiệm thuốc, họ phát minh một phương thuốc, lợi dụng những sinh viên của mình để làm thí nghiệm, tạo ra một số các chứng cứ, xin cấp bằng sáng chế, rồi chuyển cho xưởng sản xuất, phí chuyển nhượng có thể lên đến vài triệu (cỡ chục tỷ đồng), vài chục triệu nhân dân tệ (hơn 30 tỷ đồng). Nếu như biến thành thuốc không kê đơn thì lợi nhuận càng nhiều hơn nữa có thể kiếm rất nhiều tiền.
“Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu khoa học đều là giả”. Lưu Tân Sinh nói, “Không chỉ nghiên cứu bị làm giả, các ca bệnh lâm sàng của Viện Trung y cũng làm giả.”
“Vào khoảng năm 2000, Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc đã thường xuyên tiến hành kiểm tra các bệnh viện, lý do là các bệnh viện Trung y không được sử dụng nhiều thuốc Tây. Trước tình hình đó, các bác sĩ Trung y đã thay đổi bệnh án, đem tất cả những bệnh án có sử dụng qua thuốc Tây sửa lại để đối phó với việc kiểm tra, đây đã là bí mật được công khai trong giới y tế rồi. Rất nhiều trường hợp Trung dược cơ bản không đạt hiệu quả chữa bệnh, đều phải dựa vào Tây y”, Lưu Tân Sinh nói.
“Hơn 200 phương thuốc của Trương Trọng Cảnh đều có sản xuất tại Đài Loan nhưng hầu như không có công ty dược phẩm nào ở đại lục sản xuất. Các nhà máy dược phẩm sản xuất thuốc tây đã được Cục Giám sát dược phê chuẩn. Vì sao vậy? Chính là vì kiếm tiền. Rất nhiều loại thuốc chữa bệnh không được, tốn tiền mà vẫn trị không khỏi bệnh”, Lưu Tân Sinh nói
Có những thầy thuốc Trung y có lương tâm đã nói ra sự thật. Một giáo sư ở Nam Kinh nói rằng các phương thuốc cổ của phương Đông có thể trị bệnh, chi phí đưa tới người dân cũng không nhiều nhưng vì sao rất nhiều giáo sư lại bác bỏ không sử dụng? Kỳ thực đằng sau vẫn là vấn đề lợi ích.
“Xã hội dưới sự quản lý của ĐCSTQ thành ra kiểu: bên trên là một bộ, bên dưới là một bộ, cứ thế mà lừa gạt lẫn nhau, biến Trung y thành một thứ chẳng ra gì cả. Hậu quả là hại Trung y, hại cả người Trung Quốc”, Lưu Tân Sinh nói .
Tại sao chi phí y tế của người dân Trung Quốc lại cao như vậy? Lưu Tân Sinh phân tích, rất nhiều thuốc Tây trị không khỏi bệnh cho dù tốn nhiều tiền, mà Trung dược Trung y truyền thống chân chính là một kho báu thì bị ĐCSTQ hủy diệt đến tận cùng. Mặc cho những thầy thuốc Trung y có lương tri kêu gọi giải cứu Trung y, nhưng họ không thể động đến “bản chất”.
Đâu là lối thoát?
Trên thực tế, kể từ khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, mọi người thậm chí còn hiếm khi đề cập đến khí công. Văn hóa Thần truyền, công năng đặc dị, hữu thần luận, Thiên đạo đều không được nhắc tới. Tinh túy của Trung y là văn hóa Thần truyền, nếu rời xa gốc rễ của Trung y thì làm sao có thể chấn hưng được Trung y?
“Khoa học thực chứng cản trở nhiều người khiến cho họ chỉ thừa nhận những gì họ nhìn thấy, những gì không nhìn thấy thì không thừa nhận”, Lưu Tân Sinh nói. Dịch bệnh tràn lan ngày hôm nay cũng vậy, để phòng bệnh thì nói tới cách ly, đeo găng tay, khẩu trang, rốt cuộc có lợi ích đến đâu? Không ai trả lời rõ ràng được. Vì sao phải 2 m, không khí là lưu động thì 2 m có thể phòng hộ được không? Ở Canada đa số trường hợp tử vong là ở viện dưỡng lão, họ vốn không tiếp xúc với bên ngoài; nước Mỹ khẳng định 66% các trường hợp bệnh là những người sống tại nhà. Đài Loan, Nhật Bản không làm theo mô hình cấm cửa tại nhà của Trung Quốc, nhưng vẫn không có bùng phát lớn, điều này giải thích như thế nào?
Phụ trách biên tập: Nhạc Di
Biên dịch: Bách Hợp