Trẻ em đi ngủ muộn làm tăng nguy cơ béo phì
Kết luận của một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nhi khoa cho thấy những trẻ mẫu giáo đi ngủ trễ có nhiều nguy cơ thừa cân hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y tế Công cộng Bang Ohio đã theo dõi gần một nghìn trẻ mẫu giáo từ năm 1995. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ đi ngủ lúc 8 giờ tối hoặc sớm hơn chỉ 10 phần trăm trong số đó trở thành thiếu niên béo phì. Còn đối với trẻ em đi ngủ lúc 9 giờ tối hoặc muộn hơn, 23 phần trăm mắc béo phì trong tương lai.
Những đứa trẻ thức càng khuya thì nguy cơ càng lớn. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đối với trẻ mẫu giáo, mỗi một giờ thức trễ sau 8 giờ tối, tỷ lệ béo phì tăng khoảng 6% khi đến tuổi thành niên.
Nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ em bị thiếu ngủ có những thay đổi trong cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến sự thèm ăn và sự trao đổi chất.
Trẻ em cần ngủ nhiều. Mặc dù nhu cầu của từng cá thể là khác nhau, Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ gần đây đã công bố một khuyến nghị rằng trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo cần ngủ từ 10 đến 13 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ trưa) để có sức khỏe tối ưu.
Những vấn đề liên quan
Về mặt lý thuyết, bất cứ lúc nào cũng là thời điểm thích hợp để đứa trẻ ngủ. Nhưng theo tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Sarah Anderson, đi ngủ sớm là cách tốt nhất để đảm bảo rằng trẻ em có một giấc ngủ đủ.
Tiến sĩ Anderson nói: “Chúng tôi biết rằng ở Hoa Kỳ, thời gian thức dậy của trẻ em mẫu giáo là một hành vi khó sửa đổi hơn là khuyến khích trẻ đi ngủ sớm. “Họ chỉ có thể thức khuya và ngủ nướng, nhưng đối với nhiều gia đình ngày nay thì việc trẻ nhỏ thức dậy, không phải vì đã ngủ đủ giấc sinh học mà là vì gia đình cần đi làm hoặc đi học.”
Nghiên cứu của tiến sĩ Anderson không xem xét việc thức khuya gây ra bệnh béo phì sau này như thế nào, nhưng các nghiên cứu khác tương tự đã chỉ ra việc này. Một nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em thiếu ngủ bị rối loạn cân bằng nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và sự trao đổi chất.
Một số chuyên gia về giấc ngủ cũng kiến nghị rằng những đứa trẻ đi ngủ muộn có khả năng ăn vặt nhiều hơn vào buổi tối với thức ăn nhiều chất béo hơn. Theo thời gian, chúng hấp thu nhiều năng lượng hơn so với những người bạn đồng trang lứa đi ngủ sớm.
Anderson cho biết: “Về mặt lý thuyết, cũng hợp lý khi nói rằng có những chu kỳ giấc ngủ đều đặn có thể tác động độc lập đến chứng béo phì ở tuổi vị thành niên.
Thiết lập thói quen đi ngủ sớm
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiết lập thói quen hàng đêm trước khi đi ngủ tạo ra sự khác biệt lớn để đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Một nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Giấc Ngủ cho thấy thói quen đi ngủ đều đặn có liên quan đến việc cải thiện giấc ngủ ở trẻ em. Những bậc cha mẹ bắt đầu tập thói quen cho con khi còn nhỏ sẽ có kết quả tốt hơn.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng thói quen đi ngủ đúng giờ dẫn đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn, con trẻ ít bị thức giấc giữa đêm hoặc bị rối loạn giấc ngủ hơn.
Thói quen đi ngủ đúng giờ không cần phải cầu kỳ; chỉ cần thực hiện nó một cách thường xuyên. Các chuyên gia khuyến khích bậc cha mẹ dạy cho con họ thực hiện các hoạt động giống nhau theo thứ tự mỗi đêm. Tất nhiên, một phần của việc này là tắt các thiết bị điện tử để trẻ nhỏ có thể nghỉ ngơi.
Tiến sĩ Anderson nói: “Không đặt tivi trong phòng ngủ của trẻ là một cách tốt để bắt đầu”