Tối ưu lượng Probiotic để có hệ miễn dịch khỏe mạnh
Mối quan tâm gần đây về sức khỏe miễn dịch đã thúc đẩy nhiều người muốn biết làm thế nào để tăng cường hệ thống miễn dịch theo những cách tốt nhất có thể. Một trong những cách đó là sử dụng lợi khuẩn, hoặc probiotic.
Những câu hỏi lớn đặt ra là: Chế phẩm sinh học có hiệu quả như thế nào đối với sức khỏe miễn dịch và làm thế nào bạn có thể chắc chắn để đạt được hiệu quả cao nhất khi bổ sung lợi khuẩn?
Probiotic là gì?
Probiotics cũng thường được gọi là vi khuẩn tốt hay lợi khuẩn, nhưng thuật ngữ này cũng bao gồm một số loại nấm men có lợi. Những sinh vật này được gọi là “tốt” và “có lợi” vì chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho đường ruột và toàn bộ cơ thể của bạn khỏe mạnh. Cơ thể bạn là nơi chứa cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn không tốt có liên quan đến bệnh tật và các mối nguy hiểm khác đối với sức khỏe. Bổ sung probiotic và ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn có thể giúp bạn giữ cân bằng vi khuẩn một cách lành mạnh.
Probiotics được chia thành 2 chủng loại:
- Lactobacillus, được tìm thấy trong một số loại sữa chua, kefir (thức uống lên men sử dụng nấm sữa kefir) và các loại thực phẩm lên men khác. Hàng chục chủng vi khuẩn này có thể hỗ trợ tiêu hóa, chứng tiêu chảy và sức khỏe miễn dịch.
- Bifidobacterium, thường gặp trong các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua và phô mai. Loại vi khuẩn này có thể giúp điều trị hội chứng ruột kích thích và các bệnh khác, cũng như hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch.
Trong danh mục nấm men, chúng ta có nấm men Saccharomyces cerevisiae var. boulardii, có thể giúp chữa tiêu chảy và các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa.
Probiotic có lợi như thế nào?
Probiotics có một số lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, bạn có thể thử dùng probiotic để điều trị các vấn đề ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh viêm ruột.
Rất nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng probiotic có thể giúp hỗ trợ các chức năng và sức khỏe miễn dịch.
Probiotic và chức năng của hệ thống miễn dịch
Hàng tá nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại probiotic khác nhau có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch hoặc giảm các triệu chứng liên quan đến các tình trạng miễn dịch. Dưới đây là một vài ví dụ nổi bật.
Một bài tổng quan vào năm 2019 được xuất bản trên tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa hàng năm đã xem xét một số nghiên cứu trước đó và đưa ra báo cáo rằng probiotic giúp “cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch và sức khỏe của vật chủ”.
Trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà điều tra đã cho biết rằng “có bằng chứng chất lượng cao cho thấy probiotic có hiệu quả đối với tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tiêu chảy do Clostridium difficile, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa chức năng”.
Loại Probiotic nào có hiệu quả nhất?
Nếu bạn muốn tận dụng tối đa nguồn bổ sung probiotic của mình, thì bạn cần chọn những loại probiotic đáp ứng các tiêu chí nhất định. Dùng sai cách probiotic sẽ giống như bột qua rây: Nó sẽ trôi qua và không để lại gì.
Chế phẩm probiotic nên được bảo quản lạnh.
Tất cả các chủng lợi khuẩn đều nhạy cảm với nhiệt, đặc biệt là những chủng vi khuẩn thuộc giống Bifidobacterium. Theo Consumer Labs và phòng thí nghiệm thử nghiệm độc lập: “Nhiều vi khuẩn probiotic nhạy cảm với nhiệt và độ ẩm một cách tự nhiên. Nhiệt có thể giết chết các sinh vật và độ ẩm có thể kích hoạt chúng trong viên thuốc, [các vi khuẩn] chỉ có thể chết do thiếu chất dinh dưỡng và môi trường thích hợp”. Do đó, hãy nhớ để chế phẩm bổ sung probiotic trong tủ lạnh của bạn.
Kẻ thù của tất cả các loại probiotic là acid dạ dày (hay còn gọi là acid gastric). Tác dụng của acid này là phá vỡ thực phẩm, nhưng nó cũng tiêu diệt vi khuẩn, cả tốt và xấu. Để chế phẩm bổ sung probiotic của bạn không bị phân hủy, hãy nhớ mua những loại bao tan trong ruột. Việc bổ sung probiotic cần phải được thử nghiệm để đảm bảo các viên nang lợi khuẩn sẽ tồn tại và đi đến đường ruột của bạn, nơi chúng có thể giải phóng lợi khuẩn bên trong và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
Kết luận
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times