Thuốc kháng cholinergic có liên quan đến nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại thuốc kháng cholinergic, đôi khi được sử dụng để điều trị chứng sa sút trí tuệ, có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Các thuốc kháng cholinergic thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như các vấn đề về bàng quang, trầm cảm và bệnh Parkinson. Cơ chế tác dụng của loại thuốc này là làm ức chế chất truyền tin hóa học acetylcholine, giúp thư giãn hoặc co cơ.
Phát hiện trên được tìm thấy thông qua một nghiên cứu quan sát quy mô lớn của các nhà nghiên cứu từ Đại học Nottingham ở Vương quốc Anh. Nhóm nghiên cứu đã xem xét hồ sơ y tế của 58,769 người bị sa sút trí tuệ và 225,574 người không mắc chứng bệnh này, tất cả đều từ 55 tuổi trở lên. Các trường hợp sa sút trí tuệ có độ tuổi trung bình là 82, và 63% là phụ nữ.
Kết quả cho thấy thuốc kháng cholinergic có liên quan đến nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 50%. Đặc biệt hơn, khi những loại thuốc này được sử dụng để điều trị chứng sa sút trí tuệ hoặc bệnh tâm thần, thì mối liên quan lại càng mạnh mẽ hơn. Kết quả được công bố trên tạp chí JAMA Internal Health.
Mặc dù nghiên cứu này chỉ mang tính chất quan sát và không chứng minh được rằng thuốc kháng cholinergic gây ra chứng sa sút trí tuệ, nhưng mối quan hệ này cũng có một ý nghĩa nhất định. Nếu bạn trên 55 tuổi và đang dùng những loại thuốc này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị thay thế.
Nếu bạn đang sử dụng các thuốc cholinergic, thì có thể sẽ nguy hiểm khi bạn dừng uống ngay lập tức. Vì vậy, hãy tiếp tục sử dụng, đồng thời tìm hiểu về các lựa chọn khả dụng khác. Trong một số trường hợp, bạn có thể thử nhiều liệu pháp khác nhau, đặc biệt là khi bị trầm cảm.
Các loại thuốc, cho dù là thuốc theo toa, không theo toa hay thậm chí là thuốc bổ, đều có một mức độ rủi ro nhất định. Bạn cần tự quyết định xem bạn cảm thấy thoải mái với điều gì và liệu những tác dụng tiềm ẩn đến sức khỏe tâm thần của các loại thuốc kháng cholinergic có đáng [để bạn sử dụng hay không]. Đối với một số người, những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể quan trọng hơn những vấn đề sức khỏe lâu dài.
Mohan Garikiparithi có bằng y khoa của trường Đại học Osmania (Đại học Y khoa). Ông đã hành nghề y trên mười năm. Trong quá trình tham gia một chương trình trao đổi trong 3 năm ở Đức, ông đã rất quan tâm đến một phương pháp trị bệnh của Đức (phép chữa vi lượng đồng cân) và một số hệ thống điều trị khác. Bài báo này được đăng trên tạp chí Bel Marra Health.