Thở tốt hơn, sống tốt hơn

Thở bằng mũi thay vì bằng miệng sẽ tạo ra một thế giới sinh lý khác biệt

Cũng giống như việc bạn dễ dàng quen với việc ăn quá nhiều, quá thường xuyên, việc hít thở quá nhiều không khí, quá nhanh là điều thường thấy.

Thật khó tĩnh lặng để “hít thở sâu.” Trên thực tế, một số nhịp thở tốt nhất của bạn là rất nhẹ. Nếu bạn đã từng thiền định và đạt đến trạng thái tâm trí sâu lắng, bạn có thể nhận thấy rằng dường như bạn thở rất rất nhẹ.

Thở bằng mũi khác hẳn với thở bằng miệng. Thở bằng miệng không “nhận được nhiều oxy hơn.” May mắn thay, bạn có thể học cách thở tốt hơn và bạn không cần phải là một yogi có kinh nghiệm để thực hành các bài tập thở.

Hơi thở lành mạnh là

Nhẹ nhàng và êm dịu

Chậm

Hơi thở sâu, từ phần thấp của phổi và từ cơ hoành của bạn đẩy ra ngoài.

Không khí vào phổi qua mũi của bạn

Thở bằng miệng

Thở miệng góp phần gây ra căng thẳng, một yếu tố nguy cơ phổ biến của 75% đến 90% bệnh tật.

Thở miệng khiến cho chứng ngưng thở khi ngủ trở nên trầm trọng hơn. Với chứng ngưng thở khi ngủ, bạn có nguy cơ tử vong cao gấp 1.9 lần và nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh lý tim mạch cao gấp 2.65 lần.

Trẻ em thở miệng gây ra các vấn đề về phát triển khuôn mặt, sức khỏe não bộ và hành vi.

Hơn 90% trẻ em có răng khấp khểnh hoặc lệch lạc liên quan đến khiếm khuyết trong việc hít thở bằng mũi, nghĩa là các em thường xuyên thở bằng miệng.

thở tốt hơn sống tốt hơn
(Linda Zhao for Radiant Life)

Thở bằng mũi

Thở bằng mũi giảm tới 70% các triệu chứng hen suyễn, có nghĩa là người bệnh cần ít thuốc hơn.

Không khí qua mũi được lọc, làm ấm và làm ẩm trước khi đến phổi.

Thở bằng mũi là cơ hội để cơ hoành luyện tập

Tăng lượng oxy hấp thụ từ 10% đến 20%.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại virus và chất gây dị ứng.

Thở bằng mũi giúp bạn giảm căng thẳng và có chất lượng giấc ngủ cải thiệm.

thở tốt hơn sống tốt hơn
(Linda Zhao for Radiant Life)

Nguyên nhân phổ biến của vấn đề về cách thở

Nếu bạn dành cả ngày để ngồi trước máy tính, rất có thể sức khỏe của bạn sẽ sa sút. Tư thế này làm cho cơ hoành của bạn bị ép lại khiến bạn thường xuyên phải thở bằng ngực.

Những lựa chọn về lối sống như ăn quá nhiều và lười vận động có thể làm mất cân bằng nhịp thở của bạn.

Trạng thái tinh thần và cảm xúc có thể gây ra tình trạng khó thở, thở nhanh khiến bạn lo lắng hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến hô hấp không lành mạnh.

Có tới 90% số người bị lệch vách ngăn mũi thở bằng miệng. Thở bằng miệng khi đó lại khiến cho họ bị nghẹt mũi và làm trầm trọng thêm vấn đề.

thở tốt hơn sống tốt hơn
(Linda Zhao for Radiant Life)

Khi nào bạn nên tập thở bằng mũi

Trong khi tập thể dục: Hít thở bằng mũi ngăn ngừa bệnh hen suyễn do tập thể dục, và cải thiện hiệu quả thở, tốc độ và sức chịu đựng.

Trong khi tập yoga: Hít thở là không thể thiếu trong tập asana và thiền định. Như Robin Rothenberg giải thích trong cuốn sách xuất sắc “Phục hồi Prana”, các thiền sinh cổ đại biết tầm quan trọng của hơi thở tinh tế. Hít thở bằng mũi trong khi tập asana làm giảm nguy cơ chấn thương và thúc đẩy sự tập trung tinh thần.

Ban đêm: Thở bằng mũi cải thiện triệu chứng ngáy, ngưng thở khi ngủ, và mất ngủ. Bạn sẽ ít cảm thấy mệt mỏi hơn vào ban ngày, đồng thời có năng lượng và sức khỏe tốt hơn.

Khi bạn đang tập trung: Khi bạn đang làm việc, xem TV hoặc lái xe, bạn thường thở bằng miệng. Hãy nhớ kiểm tra nhịp thở của con bạn khi các cháu tập trung vào màn hình, làm bài tập về nhà hoặc đang tập trung chơi đùa.

Thở tốt hơn, sống tốt hơn
(Linda Zhao for Radiant Life)

Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn