Tại sao nhiều bác sĩ xem liều bổ sung vaccine COVID-19 là không hợp lý đối với những người trẻ tuổi
Chiến lược liều bổ sung hiện tại nên được xem xét lại, vì hầu hết những người trẻ tuổi sẽ có một số dạng miễn dịch chống lại COVID-19, và họ có nguy cơ thấp bị COVID-19 nghiêm trọng
Mặc dù Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đề nghị sử dụng mũi bổ sung lưỡng trị cho bất kỳ ai trên 6 tháng tuổi, nhưng một số bác sĩ không đồng ý.
Đó là các bác sĩ lâm sàng không khuyến khích tất cả các loại vaccine COVID-19 và cả những người đồng ý các liều chính nhưng do dự về liều bổ sung.
Tiến sĩ Paul Offit, cố vấn của ủy ban FDA, vào ngày 11/01 không khuyến khích sử dụng mũi bổ sung lưỡng tri cho những người trẻ và khỏe mạnh trong một bài bình luận trên Tạp chí Y học New England.
Tuy nhiên, Offit, với tư cách là một bác sĩ nhi khoa, đã bỏ phiếu chấp thuận loạt vaccine cơ bản cho mọi lứa tuổi trong các cuộc họp tư vấn trước đó.
Tháng 01/2023, Tiến sĩ Cody Meissner, chuyên gia về bệnh nhi khoa, một thành viên ủy ban cố vấn khác của FDA và là giáo sư nhi khoa tại Trường Y khoa Geisel của Dartmouth, cho biết: “Bối cảnh bây giờ đã khác” so với tháng 01/2022 hoặc năm 2021. “Phương trình thay đổi khi thời gian trôi qua.”
Mức độ nghiêm trọng của COVID-19 hiện đang giảm dần thành một loại virus theo mùa. Căn bệnh lưu hành này ít nguy hiểm hơn so với loại virus bùng phát lần đầu tiên ở Hoa Kỳ ba năm trước. Những thay đổi đối với virus có thể đã khiến biến thể Omicron hiện tại và các biến thể phụ của nó ít có khả năng gây ra bệnh viêm phổi do COVID-19 hơn và hầu hết mọi người hiện có một mức độ miễn dịch đối với virus.
Tiến sĩ Meissner cho biết: “Chúng tôi bắt đầu hiểu rằng nếu bạn có một mức độ miễn dịch nào đó, từ vaccine hoặc nhiễm trùng, hoặc cả hai, thì bạn sẽ được bảo vệ khá tốt trước căn bệnh nghiêm trọng,” Meissner nói, “Đối với một người trẻ hơn, khỏe mạnh và có khả năng miễn dịch, người đó sẽ không bị bệnh nặng, phải nhập viện hoặc chết vì nhiễm trùng khác.”
Chạy theo các biến thể cũng giống như ‘một con chuột chạy vòng vòng trên bánh xe’
Một chủ đề gây tranh cãi chính là cách tiếp cận của các cơ quan y tế công cộng nhằm thúc đẩy mọi người thoát khỏi đại dịch bằng cách thay đổi thành phần vaccine khi biến thể lưu hành thay đổi.
Tuy nhiên, các bác sĩ hiện nay lập luận rằng thực tế là không thể tiếp tục chích vaccine bổ sung cho mọi người.
Vào tháng 08/2022, FDA đã cho phép mũi bổ sung lưỡng trị mRNA với hy vọng rằng các thành phần mRNA Omicron được thêm vào sẽ bảo vệ người ta tốt hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng mọi người không bao giờ có thể “cập nhật” khả năng miễn dịch của mình thông qua chích ngừa, vì một khi mũi bổ sung được tung ra thi biến thể mà mũi bổ sung dựa vào có thể sẽ không còn phù hợp.
Đó là trường hợp của mũi bổ sung lưỡng trị. Khi các cố vấn của ủy ban FDA bỏ phiếu vào tháng 06/2022 để phê duyệt liều bổ sung lưỡng trị hóa trị hai có chứa các thành phần Omicron, dữ liệu mà họ được trình bày là từ các nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm vaccine lưỡng trị chứa biến thể Omicron BA.1.
Tuy nhiên, đến tháng 06/2022, chủng BA.1 trên thực tế đã tuyệt chủng (pdf), vì vậy vào tháng 08/2022, FDA đã cấp phép khẩn cấp cho các mũi bổ sung lưỡng trị có chứa các thành phần mRNA phổ biến đối với các biến thể BA.4 và BA.5.
Nhưng sau đó, biến thể BA.4 phần lớn không còn phù hợp và biến thể BA.5 cũng đang giảm dần.
Meissner nói: “Thông điệp dường như là chúng ta cần chích ngừa cho tất cả mọi người, lặp đi lặp lại, bất kể tình trạng sức khỏe [của họ] như thế nào,” Meissner nói, giống như “một con chuột chạy vòng vòng trên bánh xe.”
“Chúng ta không nên sản xuất ra vaccine mỗi ba hoặc bốn tháng khi một biến thể mới lưu hành,” Meissner cho biết, đồng thời lập luận rằng virus có khả năng tiếp tục biến đổi vô thời hạn và có thể có những mặt trái từ những liều vaccine bổ sung.
Thay đổi lập trường về liều bổ sung cho những người trẻ tuổi
Tiến sĩ Prakash Nagarkatti, giáo sư bệnh học, vi sinh và miễn dịch học tại Đại học North Carolina, nói với The Epoch Times rằng chiến lược liều bổ sung hiện tại nên được xem xét lại, vì hầu hết những người trẻ tuổi sẽ có một số dạng miễn dịch chống lại COVID-19, và họ có nguy cơ thấp bị COVID-19 nghiêm trọng.
Mục đích của liều bổ sung là khuyến khích khả năng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2.
Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư dịch tễ học và là thành viên không bỏ phiếu trong ủy ban cố vấn của CDC cho biết vai trò của liều bổ sung trong COVID-19 là ngăn ngừa bệnh nặng phải nhập viện và ngăn ngừa tử vong—chỉ ra rằng dữ liệu của chính CDC cho thấy tỷ lệ nhập viện ở những người được chích ngừa thấp hơn.
Tuy nhiên, các dữ liệu khác về hiệu quả lâm sàng của liều bổ sung lại trái ngược nhau.
Một nghiên cứu pre-print từ Phòng khám Cleveland cho thấy nguy cơ lây nhiễm tăng lên sau mỗi liều bổ sung tiếp theo và một báo cáo của các nhà nghiên cứu từ cơ quan y tế công cộng quốc gia của Pháp đã chỉ ra rằng khả năng miễn dịch phát triển sau liều bổ sung thứ hai kém hơn so với sau liều bổ sung đầu tiên.
Dữ liệu về số ca nhập viện và tử vong ở nhiều tiểu bang cũng cho thấy những người được chích liều bổ sung dường như làm việc tệ hơn những người được chích ngừa [hai liều căn bản.]
Tất cả những phát hiện này đều là những lập luận về mối tương quan, nhưng các bác sĩ và nhà miễn dịch học lo ngại rằng việc lặp lại các liều bổ sung có thể khiến cơ thể luôn tập hợp phản ứng miễn dịch giống nhau khi gặp các chủng virus khác, còn được gọi là dấu ấn miễn dịch.
Điều này có nghĩa là các trường hợp lây nhiễm từ các biến thể mới hơn như Omicron, có thể không được loại bỏ một cách hiệu quả hoặc có thể trốn tránh hoàn toàn phản ứng miễn dịch, cả hai trường hợp này đều đã được báo cáo với các biến thể Omicron.
Một bài báo của Úc được xuất bản vào năm 2021 đã cảnh báo về khả năng tạo dấu ấn miễn dịch thông qua việc lặp lại liều bổ sung và các nghiên cứu gần đây về liều bổ sung đã sử dụng dấu ấn miễn dịch để giải thích phản ứng miễn dịch thấp và trốn tránh miễn dịch Omicron ở những người được chích liều bổ sung và được chích liều căn bản. Mặc dù có ý kiến cho rằng cũng có thể có một số mức độ trốn tránh miễn dịch ở những người có khả năng miễn dịch tự nhiên.
Một bài báo pre-print so sánh những người chích liều bổ sung lưỡng trị và với những người thích liều bổ sung đơn trị cho thấy phản ứng của tế bào T và kháng thể thấp hơn trong nhóm sử dụng liều lưỡng trị. Các tác giả lý giải rằng việc phơi nhiễm trước đó có thể khiến bệnh nhân chỉ phản ứng với các mũi chích từ các biến thể trước đó thông qua dấu ấn miễn dịch.
Một nghiên cứu được bình duyệt công bố ngày 12/01 tại Đức cho thấy những người được chích vaccine mRNA nhiều hơn có phản ứng kháng thể IgG4 cao hơn. Các tác giả không thảo luận thêm về những mức độ kháng thể này có thể chỉ ra điều gì, nhưng các nghiên cứu đã liên kết kháng thể IgG4 với khả năng dung nạp miễn dịch, đó là khi cơ thể giảm phản ứng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng (1, 2).
Những người đã từng bị nhiễm trùng hoặc đã chích vaccine adenovirus COVID-19 lần lượt có phản ứng kháng thể IgG4 bằng 0 hoặc thấp.
Tất cả các can thiệp y khoa đều được đánh giá về lợi ích và rủi ro. Mặc dù dữ liệu về liều bổ sung mang lại lợi ích từ thấp đến không đáng kể, nhưng vẫn có những rủi ro rõ ràng.
Những người trẻ tuổi, đặc biệt là nam giới, có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim cao nhất do chích ngừa và chích liều bổ sung.
Mặc dù hầu hết các nghiên cứu đã công bố cho thấy tình trạng viêm cơ tim gia tăng đáng kể sau liều cơ bản thứ hai, nhưng có thể nguy cơ viêm cơ tim vẫn tồn tại hoặc thậm chí tăng lên nếu người đó dùng một hoặc nhiều bổ sung.
Điều này được chứng minh bởi một nghiên cứu từ Kaiser Permanente cho thấy nguy cơ viêm cơ tim tiếp tục tăng sau khi những người tham gia, đặc biệt là nam giới trẻ tuổi, được chích liều bổ sung thứ nhất.
Meissner nói: “Tại thời điểm này, tôi sẽ do dự khi đưa ra khuyến nghị quá mạnh mẽ đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt là sinh viên ở độ tuổi đại học về việc chích vaccine này thường xuyên vì nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn vẫn chưa được hiểu rõ.”
Các nghiên cứu từ Thái Lan và Thụy Sĩ về tổn thương tim dưới lâm sàng—tổn thương không thể quan sát được—được báo cáo là hơn 2% ở những người trẻ tuổi được chích ngừa hoặc được chích liều tăng cường. Viêm cơ tim dưới lâm sàng có thể phổ biến hơn hàng trăm lần so với dữ liệu của CDC về viêm cơ tim có triệu chứng sau khi chích ngừa.
Tuy nhiên, các nghiên cứu còn hạn chế và mâu thuẫn với dữ liệu từ CDC cho thấy viêm cơ tim được báo cáo ít hơn sau mũi chích căn bản thứ hai.
Meissner nói rằng các bác sĩ lâm sàng không biết chính xác số lượng và tần suất liều bổ sung là bao nhiêu, và hậu quả lâu dài của việc sử dụng nhiều mũi chích bổ sung vẫn chưa được biết.
Liều bổ sung hàng năm có thể thành sự thật
Các tài liệu cho cuộc họp sắp tới của Ủy ban Cố vấn về vaccine và Sản phẩm Sinh học Liên quan (VRBPAC) vào ngày 26/01 tiết lộ rằng FDA đang xem xét thay đổi các liều bổ sung để giống với vaccine cúm hàng năm hơn.
Liều bổ sung sẽ được phát triển vào mùa xuân dựa trên các chủng phổ biến và được chích mỗi năm một lần vào mùa thu, giống như cách chích ngừa cúm.
Đối với trẻ nhỏ, người già và những người bị suy giảm khả năng miễn dịch, sẽ có vaccine hai liều.
Tuy nhiên, không giống như cúm, việc dự đoán các biến thể COVID-19 phổ biến hàng năm là khá khó khăn và Meissner suy đoán rằng mô hình phát triển vaccine cúm khó có thể áp dụng cho COVID-19.
Hiện tại, các biến thể cúm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo dõi thông qua Hệ thống Ứng phó và Giám sát Cúm Toàn cầu với hơn 120 phòng thí nghiệm tham gia và các trung tâm hợp tác trên khắp thế giới.
Sau đó, WHO sẽ đưa ra các khuyến nghị về các biến thể phổ biến cho Bắc bán cầu và Nam bán cầu một cách riêng biệt. Nam bán cầu trải qua mùa đông và dịch cúm bùng phát sớm hơn. Các nhà phát triển vaccine của Hoa Kỳ có thể sử dụng các khuyến nghị cho cả hai bán cầu làm tài liệu tham khảo.
Bên cạnh đó, những thay đổi mà virus cúm có thể xuất hiện giữa mỗi biến thể dễ dự đoán hơn so với virus COVID-19.
Vaccine cúm nhắm mục tiêu các protein hemagglutinin (H) và neuraminidase (N) của virus trên bề mặt bên ngoài của chúng vì các protein này giúp virus xâm nhập và rời khỏi tế bào. Những thay đổi của protein H và N trong virus cúm nói chung sẽ nằm trong phạm vi đột biến tiềm ẩn đã biết, khiến virus dễ dự đoán hơn.
Hầu hết các đại dịch cúm hàng năm đều do virus cúm A và B gây ra. Ví dụ, virus cúm A có 18 và 11 loại protein H và N khác nhau, và biến thể cúm A chiếm ưu thế có thể là bất kỳ sự kết hợp nào của protein H và N.
Cúm Tây Ban Nha là sự kết hợp của H1N1, nghĩa là sự kết hợp của protein H và N loại 1, và loại thường lây nhiễm cho lợn là H3N2. Giữa các phân nhóm cũng có những thay đổi khác được phân loại là “các nhánh”, nhưng bất kể như thế nào, các phân nhóm H và N khác nhau 18 và 11 sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu một phạm vi và hướng tốt trong việc phát triển vaccine.
Cúm B cũng có sự kết hợp dòng riêng.
Tuy nhiên, do các nhà nghiên cứu vẫn chưa thiết lập được phạm vi biến thể của COVID-19, điều này sẽ khiến việc dự đoán biến thể và phát triển vaccine trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
“Đối với SARS-CoV-2, chúng tôi không biết đột biến nào sẽ xảy ra,” Meissner nói, “Đó là một loại virus khác.”
Trong khi Meissner và Nagarkatti hoan nghênh cuộc thảo luận về một liều bổ sung hàng năm, các bác sĩ khác bày tỏ lo ngại rằng ủy ban VRBPAC sẽ không đánh giá dữ liệu an toàn về nguy cơ viêm cơ tim dưới lâm sàng trong cuộc họp.
“Theo quan điểm của tôi, không thể đưa ra quyết định rủi ro/lợi ích về việc liều bổ sung hàng năm cho những người trẻ tuổi đối với COVID mà không biết liệu bệnh viêm cơ tim dưới lâm sàng có phải là một vấn đề hay không, cũng như không hiểu tỷ lệ và kết cục lâu dài của bệnh viêm cơ tim do liều bổ sung,” bác sĩ Walid Gellad, giáo sư y khoa từ Đại học Pittsburgh, “Ủy ban cần thảo luận” viết trên Twitter.
Tiến sĩ huyết học Vinay Prasad bày tỏ mối quan tâm tương tự trên Substack của mình.
Lan Hoa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times