Viêm mạn tính: Cách phát hiện và 6 loại thực phẩm cần tránh
Viêm là một cơ chế tự chữa lành tự nhiên của cơ thể – chức năng vốn có để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, viêm mạn tính có thể có tác dụng phụ và gây ra bệnh tật.
Việc hiểu được cách gây ra tác hại, cách phát hiện và những gì chúng ta có thể làm để tránh và loại bỏ chứng viêm mạn tính là rất quan trọng đối với sức khỏe hàng ngày.
Viêm mạn tính là gì?
Viêm là một phản ứng bình thường của hệ miễn dịch đối với sự xâm nhập từ bên ngoài. Viêm cấp tính có thể chống nhiễm trùng hoặc chữa lành vết thương, phản ứng với những vết thương thể chất đột ngột như vết cắt trên ngón tay. Để giúp vết thương lành nhanh hơn, hệ miễn dịch sẽ điều phối các tế bào viêm đến vị trí bị thương.
Các triệu chứng điển hình của viêm cấp tính bao gồm đỏ, đau, sốt và sưng tấy. Phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với bệnh tật, chấn thương hoặc nhiễm trùng thường biến mất [sau một thời gian].
Tuy nhiên, viêm mạn tính gây ra sự mất cân bằng, có thể phá hủy các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh tim. Ví dụ, ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, các tế bào viêm trong cơ thể tấn công mô khớp gây tổn thương trầm trọng và thậm chí biến dạng.
Ung thư có liên quan chặt chẽ với chứng viêm
Nghiên cứu cho thấy có tới 1/5 số ca ung thư có liên quan đến tình trạng viêm mạn tính. Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây viêm làm tăng nguy cơ ung thư lên tới 20%.
Phản ứng viêm đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn phát triển khối u khác nhau, bao gồm khởi phát, tăng sinh, chuyển đổi ác tính, xâm lấn và di căn. Các yếu tố khác nhau như tổn thương mô, nhiễm trùng mạn tính hoặc phơi nhiễm môi trường có thể kích hoạt phản ứng viêm góp phần vào sự phát triển và tiến triển của ung thư. Ngoài ra, tình trạng viêm có thể cản trở hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Theo Bệnh viện Cleveland, nhiều bệnh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, hen suyễn, bệnh tim, tiểu đường loại 2, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp cũng liên quan đến tình trạng viêm mạn tính.
Cách phát hiện viêm mạn tính
Khác với viêm cấp tính, viêm mạn tính thường không có triệu chứng rõ ràng. Vậy làm thế nào để biết cơ thể có bị viêm mạn tính hay không? Dưới đây là một vài dấu hiệu theo Viện Y tế Quốc gia, Thư viện Y khoa Quốc gia:
1. Đau
Đau cơ, khớp và cơ.
2. Mệt mỏi và mất ngủ kinh niên
Chứng viêm có thể gây mệt mỏi mạn tính, vốn liên quan đến các yếu tố gây viêm khác nhau.
3. Rối loạn cảm xúc
Thường xuyên bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm và lo lắng trong cuộc sống hàng ngày có thể là do viêm mạn tính gây ra. Trong những năm gần đây, người ta ngày càng nhận ra vai trò của các quá trình viêm bất thường trong rối loạn tâm trạng, đặc biệt ở những người bị các bệnh không đáp ứng với điều trị.
4. Các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, trào ngược acid
Táo bón xuất hiện phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Những thay đổi trong thành phần hệ vi sinh vật đường ruột có thể góp phần gây ra tình trạng viêm mạn tính mức độ thấp trong ruột. Tình trạng viêm này có thể làm gián đoạn nhu động ruột bình thường và góp phần gây táo bón.
Tiêu chảy không rõ nguyên nhân có thể do các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng gây ra.
5. Tăng hoặc giảm cân
Nghiên cứu cho thấy thừa cân và chứng viêm có mối liên quan với nhau. Tăng cân làm tăng mức độ protein phản ứng C (một dấu hiệu viêm), từ đó làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2.
6. Nhiễm trùng thường xuyên
Viêm mạn tính có thể là nguyên nhân của nhiễm trùng mạn tính hoặc tái phát.
Xét nghiệm máu trong viêm mạn tính
Các xét nghiệm máu sau đây có thể xác nhận sự hiện diện của tình trạng viêm mạn tính:
1. Protein phản ứng C (CRP). Các xét nghiệm máu sẽ đo lường CRP do gan sản xuất, protein này tăng lên do viêm. Nồng độ CRP 1-3mg/L thường cho thấy mức độ viêm thấp nhưng vẫn thuộc về tình trạng viêm mạn tính.
2. Điện di protein huyết thanh là một xét nghiệm để phân tách các protein trong máu dựa trên điện tích và kích thước. Phương pháp này thường được sử dụng để phát hiện đồng thời giảm albumin máu và tăng đa dòng tất cả các gamma globulin (bệnh Gammopathy thể đa dòng).
6 thực phẩm gây viêm
Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Lara Snead cho biết tình trạng viêm có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm tiếp xúc với độc tố môi trường, nhiễm virus dai dẳng, lão hóa và căng thẳng mạn tính. Những yếu tố này có thể kích hoạt và duy trì phản ứng viêm trong cơ thể. Cách ăn uống cũng là yếu tố góp phần gây viêm.
Bà Snead khuyến cáo nên tránh sáu loại thực phẩm để ngăn ngừa viêm nhiễm.
1. Thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường
Kẹo, siro, soda và thức uống ngọt có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu và góp phần tăng cân.
2. Chất béo dạng trans
Thường có trong bơ thực vật, đồ nướng và thức ăn nhẹ đã qua chế biến, chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là có thể kích hoạt quá trình viêm và làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
3. Thịt đỏ và thịt chế biến
Chất béo bão hòa trong thịt đỏ và các chất phụ gia trong thịt chế biến sẵn có liên quan đến việc gia tăng tình trạng viêm và góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
4. Ngũ cốc tinh chế
Bánh mì và mì ống làm từ bột mì trắng, thiếu chất dinh dưỡng và chất xơ quan trọng.
5. Thực phẩm chiên
Các loại thực phẩm như khoai tây chiên, gà rán, bánh rán thường được chiên bằng dầu không tốt cho sức khỏe chứa nhiều chất béo dạng trans và chất béo không bão hòa.
6. Thực phẩm đóng gói
Thực phẩm chứa hàm lượng cao tinh bột tinh chế, đường trắng, chất béo không lành mạnh có thể kích hoạt quá trình viêm và góp phần gây tăng cân.
Cách ăn Địa Trung Hải
Bà Snead nhấn mạnh cách ăn uống lành mạnh có thể giúp mọi người loại bỏ chứng viêm và duy trì sức khỏe. Cách ăn Địa Trung Hải được công nhận rộng rãi là một kế hoạch ăn uống lành mạnh có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm viêm.
Cách ăn này lấy cảm hứng từ thói quen ăn uống truyền thống của các quốc gia giáp biển Địa Trung Hải như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha:
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times