Thiếu hụt magnesium có liên quan đến hội chứng chuyển hóa – Cách tăng hấp thu
Thiếu hụt magnesium rất phổ biến, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Tìm hiểu cách chất khoáng này bị đào thải có thể giúp cải thiện sức khỏe trao đổi chất.
Trong quá trình tìm hiểu cách nâng cao sức khỏe tốt nhất, tôi phát hiện một loại chất khoáng thường bị bỏ qua, dù không nổi bật nhưng lại có thể thay đổi cuộc chơi, chính là magnesium.
Hơn một nửa dân số Hoa Kỳ – với một số ước tính cho thấy con số đáng kinh ngạc là 75% – không hấp thu đủ lượng magnesium cần thiết, điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Vô số vai trò của magnesium trong cơ thể
Magnesium rất cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò là chất xúc tác trong nhiều phản ứng enzyme. Magnesium điều chỉnh sinh lý tim mạch, phản ứng căng thẳng, phản ứng viêm và tăng huyết áp đồng thời tăng cường kiểm soát đường huyết khi kết hợp với vitamin D, điều này cho thấy magnesium trở nên quan trọng đối với sức khỏe trao đổi chất. Thiếu magnesium rất phổ biến ở những người béo phì.
Tiến sĩ Nathali Morrow-van Eck, một bác sĩ y học thay thế (*) ở Pretoria, Nam Phi, nói với tờ Epoch Times rằng các triệu chứng thường thấy của thiếu magnesium bao gồm chuột rút, đau đầu, co giật mắt, mất ngủ, mệt mỏi, cáu kỉnh và cảm giác “một cục bướu” ở cổ họng. Những triệu chứng này xuất phát từ vai trò của magnesium trong việc bổ trợ hệ thống não gamma – aminobutyric acid (GABA), rất cần thiết cho sự thả lỏng và giảm căng thẳng.
Vấn đề sức khỏe của bạn
Magnesium cũng kích hoạt gene COMT, một gene mã hóa protein giúp kiểm soát sự lo âu và thải độc chất chuyển hóa hormone (quá trình cơ thể loại bỏ các sản phẩm phụ).
Bà Katrina Farrell, chuyên viên dinh dưỡng, nói với The Epoch Times rằng magnesium đóng vai trò trong hơn 300 chức năng của cơ thể, các dấu hiệu thiếu hụt thường xuất hiện một cách tinh tế, ban đầu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất năng lượng.
Mối liên hệ giữa magnesium và Hội chứng chuyển hóa
Một nghiên cứu năm 2024 được công bố trên Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism (Tập san Chuyển hóa và Nội tiết học Lâm sàng) đã xem xét mối liên hệ giữa tình trạng thiếu hụt magnesium và hội chứng chuyển hóa. Phân tích 15,565 người tham gia cho thấy mức độ suy giảm magnesium cứ tăng lên 1 bậc thì khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa tăng gần một phần ba.
Mối tương quan này vẫn tồn tại trong nhiều nhóm dân số khác nhau, bất kể các yếu tố hành vi hay nhân khẩu học xã hội, cho thấy rằng việc giải quyết tình trạng thiếu hụt magnesium có thể là biện pháp phòng ngừa hội chứng chuyển hóa, dù qua việc thay đổi phương pháp ăn uống hay bổ sung.
Magnesium đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sức khỏe tiêu hóa. Magnesium giúp sản xuất các enzyme tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và nhu động ruột, chuyển động giống như sóng đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa. Thiếu magnesium có thể dẫn đến táo bón và đầy hơi.
Mức magnesium liên tục thấp ảnh hưởng đến chức năng insulin, khiến insulin kém hiệu quả hơn và cản trở quá trình trao đổi chất. Do đó, theo bà Farrell, tình trạng thiếu magnesium có thể góp phần gây ra các thách thức trong việc kiểm soát cân nặng, tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường.
Theo một bài đánh giá khoa học được công bố trên Magnesium Research (Tập san Nghiên cứu Magnesium), tình trạng thiếu magnesium thực nghiệm ở chuột có liên quan đến tình trạng viêm, tăng triglyceride máu và rối loạn chuyển hóa lipoprotein. Tác động của magnesium đối với cân bằng calcium nội bào có thể là một yếu tố liên kết giữa căng thẳng và viêm nhiễm; có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra hội chứng chuyển hóa.
Magnesium rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất insulin và glucose vì giúp tạo xúc tác cho thụ thể insulin hoạt động, đóng vai trò là chất xúc tác cho các enzyme tham gia vào quá trình phân huỷ, oxy hóa glucose và điều chỉnh sự tiết insulin. Nồng độ magnesium thấp có thể dẫn đến khả năng kháng insulin và làm suy giảm lượng glucose hấp thụ vào các tế bào, do đó làm gián đoạn quá trình trao đổi chất tổng thể và làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường loại 2.
Tại sao chúng ta không hấp thụ đủ magnesium?
Bà Farrell cho biết tình trạng thiếu magnesium ngày càng trở nên phổ biến, do nhiều yếu tố trong lối sống hiện đại.
Các phương pháp canh tác hiện đại đã dẫn đến việc giảm lượng magnesium trong nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta. Ngoài ra, thực phẩm chế biến, phổ biến trong cách ăn uống ngày nay, thường không có đủ hàm lượng magnesium. Rượu và một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thường được kê đơn cho chứng trào ngược acid dạ dày mạn tính, có thể làm cạn kiệt lượng magnesium dự trữ.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng có thể làm cạn kiệt nồng độ magnesium.
Bà Farrell nói thêm rằng căng thẳng là một thủ phạm chính khác gây ra tình trạng cạn kiệt magnesium. Trong thời gian căng thẳng, cơ thể tiết ra magnesium như một phần của phản ứng căng thẳng. Do đó, dù là cấp tính hay mạn tính, căng thẳng có thể nhanh chóng làm cạn kiệt nồng độ magnesium.
Nghiên cứu được công bố trên The Clinical Biochemist Reviews (Tập san Tổng quan Sinh hóa Lâm sàng) cho thấy nồng độ magnesium trong huyết thanh dao động theo các loại bài tập khác nhau. Nồng độ có xu hướng tăng sau khi bài tập thể dục gắng sức ngắn nhưng giảm sau các bài tập kéo dài.
Cách tăng lượng magnesium hấp thụ
Cách ăn uống rất quan trọng để có đủ magnesium, bà Farrell nói.
Tinh chế ngũ cốc và chế biến thực phẩm làm giảm tới 85% hàm lượng magnesium. Đun sôi thức ăn chứa nhiều magnesium cũng dẫn đến mất lượng magnesium đáng kể. Vì vậy, thực phẩm tươi và toàn thân giúp cung cấp nguồn chất khoáng tự nhiên và dồi dào.
Bà Farrell ủng hộ phương pháp “ưu tiên thực phẩm,” chú trọng vào các loại hạt và rau lá xanh trong các bữa ăn hàng ngày để tăng hấp thu lượng magnesium. Bà cũng khuyên dùng bồn tắm muối Epsom, kem dưỡng da magnesium để thư giãn và trẻ hóa, đồng thời khám phá các chất bổ sung magnesium phù hợp với nhu cầu của mọi người.
Tiến sĩ Morrow-van Eck khuyên dùng cả sản phẩm magnesium dạng uống và dạng bôi ngoài da. Khả năng hấp thụ magnesium từ thức ăn của một người từ ruột có thể dao động từ 24% đến 76%. Tỷ lệ hấp thụ chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng magnesium của từng cá nhân chứ không phải lượng magnesium hấp thụ. Khi mức magnesium của cơ thể thấp hơn, tỷ lệ hấp thụ magnesium trong cách ăn uống sẽ cao hơn.
Đối với việc bổ sung qua đường uống, bà ưu tiên các dạng thuốc có khả năng sinh học cao nhất, chẳng hạn như magnesium threonate, glycinate và citrate. Magnesium có thể dùng để thư giãn, bà đề nghị thoa magnesium chloride qua da và massage vào các vùng bị căng cứng hay chuột rút để hấp thụ tối ưu.
Những hạn chế trong việc đánh giá nồng độ magnesium
Bà Farrell cho biết kết quả sức khỏe tối ưu thường là kết quả của bữa ăn cân bằng và đa dạng, cung cấp nhiều loại vitamin, chất khoáng và chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bà lưu ý rằng tác dụng của chất dinh dưỡng thường được tăng cường hoặc điều chỉnh bởi sự hiện diện của các chất dinh dưỡng khác thay vì chúng hoạt động độc lập.
Một ví dụ là mối quan hệ giữa vitamin D và magnesium. Trong khi vitamin D phụ thuộc vào magnesium để vận chuyển và kích hoạt, magnesium đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm sức khỏe đường ruột, chức năng miễn dịch và sức khỏe làn da. Nồng độ magnesium thấp có thể cản trở hiệu quả của vitamin D ngay cả khi một người có đủ nồng độ vitamin D.
Về cách làm xét nghiệm magnesium, bà Farrell khuyên không nên chỉ dựa vào xét nghiệm máu, vì magnesium chủ yếu được lưu trữ trong các cơ quan và xương, không phải trong máu. Do đó, xét nghiệm máu không cung cấp bức tranh toàn cảnh. Bà gợi ý rằng việc xem xét các triệu chứng, thói quen uống rượu hoặc mức độ căng thẳng cao có thể làm yếu tố tốt hơn trong việc quyết định có cần bổ sung thêm magnesium hay không.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mặc dù magnesium từ nguồn thực phẩm không gây ra nguy cơ đáng kể, nhưng việc bổ sung magnesium quá mức qua thực phẩm chức năng có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng. Tiêu chảy thường liên quan đến magnesium clorua, gluconat, cacbonat và oxit. Những người bị suy giảm chức năng thận hoặc suy thận đặc biệt dễ bị ngộ độc magnesium, thường xảy ra khi nồng độ trong huyết thanh vượt quá 31.35 đến 47.02(mg/dL) hoặc 1.74 đến 2.61 (mmol/L). Ngoài ra, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ magnesium hoặc tương tác với thực phẩm bổ sung magnesium.
Để tối ưu hiệu quả và giảm thiểu tương tác, hãy tách thời gian uống thực phẩm chức năng magnesium và bisphosphonate ít nhất hai tiếng. Phương pháp phòng ngừa này rất cần thiết vì thực phẩm bổ sung magnesium có thể cản trở quá trình hấp thụ bisphosphonate như alendronate (Fosamax), thường được kê đơn để điều trị loãng xương.
Để tránh tương tác tiềm ẩn, hãy dùng kháng sinh trước hai tiếng hoặc sau bốn đến sáu tiếng sau khi dùng thực phẩm bổ sung có chứa magnesium. Thời điểm này rất quan trọng vì magnesium có thể tạo thành phức chất không hòa tan với một số loại kháng sinh.
Công Thành biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times