Tắm nắng kiện thân và chống bệnh tật: Nên phơi nắng bộ phận nào của cơ thể?
Ánh nắng mặt trời điều chỉnh các chức năng tâm sinh lý của chúng ta qua chu kỳ ngày-đêm, do đó rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và sức khỏe của con người. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thu được lợi ích từ ánh nắng một cách an toàn? Và ánh nắng có thể điều trị được những bệnh nào?
Những lợi ích của ánh nắng mặt trời
1. Cải thiện chức năng nhận thức
Ánh sáng tự nhiên có thể cải thiện tâm trạng và tăng chức năng nhận thức. Bệnh nhân bị Alzheimer ghi nhận sự cải thiện đáng kể về chức năng nhận thức, kỹ năng sống, tâm trạng và tính dễ kích động khi được tiếp xúc với ánh sáng hoàn toàn tự nhiên.
Một nghiên cứu được công bố năm 2008 trên Tập san American Medical Association (Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ) cho thấy ánh sáng đặc biệt có lợi trong việc cải thiện các triệu chứng nhận thức và không nhận thức của bệnh sa sút trí tuệ.
Một nghiên cứu khác vào năm 2018 cũng cho thấy tiếp xúc dài hạn với ánh nắng mặt trời mạnh có mối liên hệ với chức năng nhận thức tốt hơn.
2. Giảm trầm cảm
Ánh sáng có tác động đáng kể đến cảm xúc. Một nghiên cứu được công bố trên tập san Translational Psychiatry (Tâm thần học Tịnh tiến) năm 2023 phát hiện thấy việc dành trung bình 1 tiếng rưỡi ngoài trời tiếp xúc với ánh sáng làm giảm nguy cơ trầm cảm.
Một nghiên cứu khác cho thấy, trong số những bệnh nhân trầm cảm ở các khu vực khác nhau, những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi sáng có thời gian nằm viện ngắn hơn đáng kể so với những người tiếp xúc vào buổi chiều.
3. Giúp điều chỉnh giấc ngủ
Nhiều người cảm thấy lo lắng vì không thể ngủ vào ban đêm. Lượng ánh sáng tự nhiên mà chúng ta nhận được ban ngày sẽ xác định giấc ngủ ban đêm của chúng ta tốt hay xấu.
Khi chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lúc ban ngày, cơ thể sẽ ức chế sản xuất melatonin. Đến ban tối khi không còn ánh sáng mặt trời, lượng melatonin tiết ra tăng lên và giúp chúng ta đi ngủ.
Tiếp xúc đầy đủ ánh sáng mặt trời sẽ làm cho bộ não nhạy cảm hơn với bóng tối, nghĩa là khi cơ thể tiếp xúc càng nhiều với ánh sáng mặt trời vào ban ngày, khả năng sản xuất melatonin của bộ não vào ban đêm càng tốt hơn, nhờ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Do đó để dễ ngủ hơn, những người bị mất ngủ không chỉ nên tập trung thời điểm buổi tối, mà còn nên tiếp xúc ánh nắng mặt trời đầy đủ vào ban ngày và tắm nắng càng nhiều càng tốt.
4. Cải thiện hệ miễn dịch
Ánh nắng mặt trời tạo ra vitamin D trong cơ thể chúng ta, điều chỉnh chức năng của não, xương, tim mạch và hệ miễn dịch.
Vitamin D không chỉ là một loại vitamin mà còn rất quan trọng cho quá trình hấp thụ calcium và chuyển hóa phosphorus trong xương. Vitamin D cũng là một hormone điều chỉnh các chức năng cơ thể qua các thụ thể vitamin D.
Tuy nhiên, rất khó thu nhận vitamin D từ thức ăn. Cho dù ăn nhiều thức ăn dồi dào vitamin D, chúng ta cũng chỉ hấp thụ được rất ít. Nguồn cung cấp vitamin D chính là ánh nắng mặt trời.
Ánh nắng chiếu vào da sẽ chuyển đổi cholesterol trên da thành tiền chất của vitamin D. Sau đó vitamin D được sản xuất bên trong tế bào và chuyển hóa trong gan trước khi được kích hoạt trong thận. Dạng hoạt động này của vitamin D điều chỉnh các tế bào khác nhau trong cơ thể. Ví dụ như, kết hợp với các tế bào miễn dịch, vitamin D có thể điều hòa chức năng miễn dịch và giảm phản ứng viêm quá mức ở bệnh nhân COVID-19. Nghiên cứu đã phát hiện thấy thiếu hụt vitamin D có liên quan đến tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao hơn, bệnh nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Biến thể COVID-19 mới Omicron, Arcturus, đang lây lan nhanh chóng. Quan trọng nhất là [những biến thể này] có thể tránh khỏi khả năng miễn dịch có từ các lần nhiễm trước và từ vaccine. Do đó, chức năng miễn dịch của cơ thể trở nên càng quan trọng hơn, và vitamin D là một trong những yếu tố bảo vệ quan trọng nhất. Hãy giữ gìn cơ thể khỏe mạnh và phòng nhiễm bệnh bằng cách tiếp xúc đầy đủ ánh nắng mặt trời.
Tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời cũng có thể giảm nguy cơ bị nhiều bệnh khác. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy những người thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn so với những người tránh ánh nắng mặt trời. Các bệnh mạn tính khác như tiểu đường, bệnh tự miễn, bệnh tim mạch cũng có thể được phòng ngừa bằng cách bổ sung vitamin D qua việc tắm nắng.
Thời gian tắm nắng tốt nhất
Những người có làn da sẫm màu hoặc da mỏng sẽ được chuyển đổi được ít vitamin D từ ánh nắng mặt trời hơn. Ở một số nơi, tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời có thể không đủ mạnh, làm giảm quá trình chuyển đổi của vitamin D. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đây là thời điểm ánh nắng đủ mạnh để sản xuất nhiều vitamin D3 hơn cho cơ thể. [Giờ cho Hoa Kỳ] Không nên thoa kem chống nắng khi tắm nắng; và tắm nắng trong 15 phút để đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần thận trọng tránh không để bị cháy nắng.
Bộ phận cơ thể nào được hưởng lợi từ tắm nắng
Theo quan điểm của Trung y, ánh nắng mặt trời là năng lượng dương tự nhiên. Cơ thể người là một hệ thống năng lượng, và hệ thống kinh lạc đóng vai trò là đường dẫn lưu thông năng lượng, vận chuyển khí và huyết khắp cơ thể. Đây là những chất cần thiết cấu tạo và duy trì sự sống con người.
Có 12 kinh lạc chính trong cơ thể tương ứng với 12 cơ quan, kết nối với bề mặt cơ thể qua các kinh lạc. Các điểm cụ thể trên các kinh lạc được gọi là huyệt vị, tương ứng với các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Trung y có hướng dẫn cụ thể cho việc phơi nắng như sau:
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times