Sáu lợi ích sức khỏe chính của cần tây, 4 kiểu người nên tránh

Cần tây là một trong số nhiều loại thảo mộc, thực vật và thực phẩm phổ biến, được xem là “vị thuốc trong bếp.” Cần tây chứa calcium (canxi), potassium (kali) và các chất dinh dưỡng khác. Trong bài viết này, Tiến sĩ Jonathan Liu, giáo sư Trung y (TCM) tại một trường cao đẳng công lập ở Canada, sẽ đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về việc tiêu thụ cần tây lành mạnh hơn và bốn kiểu người nên tránh.

Cần tây chứa vitamin C, beta-carotene, acid folic, chất xơ, potassium, magnesium (magiê), iron (sắt) và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ngoài ra, hợp chất apigenin độc đáo trong cần tây giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể và giảm viêm.

Tất cả các bộ phận của cây cần tây – thân, lá và hạt – đều có giá trị dinh dưỡng. Hạt cần tây cũng chứa hàm lượng cao acid linolenic, dầu dễ bay hơi, flavonoid, bạch đàn, calcium, magnesium, sodium và kẽm – tất cả các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Điều thú vị là trong khi hiếm khi được nhắc đến trong sách Trung y thì hạt cần tây lại được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Phi Châu và Ấn Độ để giảm đau, bồi bổ tim và giảm huyết áp.

Các loại cần tây

Theo Tiến sĩ Liu, cần tây có thể được phân loại thành ba loại: cần tây, ngò tây, và cần tây chữa bệnh.

Cần tây, có kết cấu giòn, thường được dùng trong các món ăn hoặc salad. Ngò tây thường được dùng để làm thanh phế nhiệt và long đờm – tiêu thụ khi cảm lạnh có thể kích thích đổ mồ hôi. Cần tây được sử dụng trong Trung y chủ yếu là cần tây chữa bệnh.

Sáu lợi ích sức khỏe chính của cần tây, 4 kiểu người nên tránh
(Ảnh: The Epoch Times)

Công dụng chữa bệnh của cần tây

1. Hạ huyết áp

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá cần tây làm giảm huyết áp tâm thu, cholesterol và chất béo trung tính ở chuột tăng huyết áp do fructose.

Trong Trung y, người ta cho rằng cần tây có thể làm dịu can, bổ vị. Can hỏa vượng sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt, đỏ mắt, tương tự như bệnh cao huyết áp. Cần tây có thể giúp giảm bớt những tình trạng này.

2. Giảm táo bón

Cần tây chứa nhiều cellulose. Theo Tiến sĩ Liu, con người trong xã hội hiện đại thường bị táo bón do căng thẳng, uống không đủ nước, thói quen ăn uống thất thường và ăn không đủ rau.

Những trường hợp như vậy nên ăn cần tây, vì chất xơ trong cần tây có thể nở ra gấp mười lần nhờ hấp thụ nước. Khi đi qua ruột, các chất xơ này giống như vật thu gom rác, giúp kích thích nhu động ruột và làm sạch các chất thải.

3. Điều hòa hệ thần kinh trung ương

Apigenin và flavonoid trong cần tây có thể làm dịu căng thẳng hệ thần kinh trung ương.

4. Kích thích bài tiết dịch dạ dày

Cần tây được biết là có tác dụng kích thích bài tiết dịch dạ dày và có mùi thơm riêng biệt có thể kích thích sự thèm ăn.

5. Giảm acid uric và phù nề

Hàm lượng potassium cao trong cần tây giúp đào thải sodium và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm phù nề dưới da. Ngoài ra tính kiềm của cần tây có thể trung hòa lượng acid uric cao trong cơ thể, giảm tích tụ acid uric ở bệnh nhân Gout.

Apigenin trong cần tây có tác dụng bảo vệ thận và làm tăng acid uric máu.

6. Bổ sung sắt

Cần tây là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào và có thể đem lại lợi ích cho những người bị thiếu sắt hoặc thiếu máu nhẹ.

Tuy nhiên, cần tây có thể tác động tiêu cực đến số lượng tinh trùng nam giới. Tiến sĩ Liu gợi ý rằng đàn ông dự định thụ thai nên tránh ăn cần tây.

Các món ăn hữu ích từ cần tây

Tiến sĩ Liu gợi ý một số công thức món cần tây để giúp giảm phù nề, hạ huyết áp và điều trị táo bón.

1. Công thức loại bỏ chứng phù nề

  1. Cần tây xào nấm tuyết: Nấm tuyết giúp điều hòa chức năng miễn dịch của cơ thể. Cần tây có nhiều chất xơ và potassium, có thể góp phần loại bỏ dịch dư thừa và giảm sưng tấy nhờ tính lợi tiểu.
  1. Salad cần tây: Luộc cần tây tươi trong hai phút, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ và trộn vào món salad. Để có kết quả tốt nhất, hãy dùng cả lá cần tây.
  1. Cháo cần tây lúa mạch và đậu đỏ: Cắt cần tây thành từng đoạn rồi nấu cùng với lúa mạch và đậu đỏ. Món ăn này có tác dụng rất tốt cho những người ngồi lâu, muốn tiêu trừ phù thũng.
Sáu lợi ích sức khỏe chính của cần tây, 4 kiểu người nên tránh
(Ảnh: The Epoch Times)

2. Công thức hạ huyết áp

  1. Salad cần tây: Trộn củ cải hoặc cà rốt luộc, cần tây, đậu phộng luộc với muối, đường, dầu mè. Công thức này giúp hạ huyết áp, có ích cho người béo bụng hoặc táo bón.
(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)
  1. Nước ép táo cần tây: Đun sôi 250g (8.8 ounce) cần tây trong hai phút, sau đó xay cùng một trái táo lớn thành nước ép để uống. Nước ép này có hiệu quả nhất đối với bệnh cao huyết áp giới hạn.
(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)
  1. Nước uống hạt cần tây: Có thể thêm bột hạt cần tây vào sữa, sữa đậu nành hoặc pha thêm đường, mật ong để có hương vị dễ chịu hơn.

3. Công thức cho táo bón

  1. Trứng bác cần tây: Trứng bác với 150g (5.29 ounce) cần tây đặc biệt hữu ích cho người lớn tuổi bị táo bón, phân khô và khó đi đại tiện.
  1. Cần tây trộn óc chó: Trái óc chó có nhiều chất béo và chứa acid béo không bão hòa, có tác dụng bôi trơn ruột, giảm táo bón. Óc chó kết hợp với cần tây có thể kích thích nhu động ruột với tác dụng hiệp đồng, đặc biệt hữu ích cho những người có lối sống ít vận động và căng thẳng, chẳng hạn như nhân viên văn phòng và nhân viên làm việc từ ca.
Sáu lợi ích sức khỏe chính của cần tây, 4 kiểu người nên tránh
(Ảnh: The Epoch Times)

Tiến sĩ Liu đề cập rằng mặc dù cần tây có rất nhiều lợi ích sức khỏe nhưng một số người nên tránh tiêu thụ:

  1. Người thuộc thể hàn: Người thuộc thể hàn nên tránh ăn cần tây vì tính chất lạnh.

Trung y phân loại thực phẩm thành “hàn” hoặc “nhiệt” dựa trên đặc tính. Tiêu thụ thực phẩm có tính hàn có thể làm mát cơ thể trong khi tiêu thụ thực phẩm có tính nhiệt có thể làm ấm. Người ta tin rằng sự cân bằng giữa thực phẩm hàn và nhiệt giúp duy trì một cơ thể cân đối.

Theo Trung y, mỗi người có một loại thể trạng khác nhau, phổ biến là thể hàn và nhiệt, người thuộc thể hàn thường nhạy cảm hơn với nhiệt độ lạnh, tay chân lạnh, lưỡi trắng và to. Mặt khác, những người thuộc thể nhiệt nhạy cảm với độ nóng hơn và dễ bị khô miệng, táo bón, lưỡi đỏ.

  1. Những người mắc bệnh tỳ vị: Vì cần tây được xem là thực phẩm tính lạnh trong Trung y nên có thể là tác nhân kích thích tiêu cực đến hệ tiêu hóa và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi.
  1. Người dùng thuốc lợi tiểu: Cần tây có tác dụng lợi tiểu, có thể kích thích quá trình thải dịch. Người dùng thuốc lợi tiểu mà ăn nhiều cần tây có thể làm mất nước quá nhiều.
  1. Người đang dùng thuốc chống đông máu: Trong cần tây có chứa coumarin có đặc tính chống đông máu. Vì vậy, những người đang dùng thuốc chống đông máu nên tránh ăn cần tây, nếu không, khi bị thương, có thể chảy máu không ngừng.

Tiến sĩ Liu lưu ý độc giả rằng không nên ăn cần tây cùng với các loại thực phẩm có tính hàn khác, chẳng hạn như thịt rùa mai mềm hoặc thịt thỏ.

Tú Liên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times


Amber Yang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Amber Yang là huấn luyện viên cá nhân có chứng nhận. Cô đã đáp ứng tất cả các yêu cầu của Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ để phát triển và thực hiện các chương trình tập thể dục cá nhân hóa. giám đốc tiếp thị cho các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên trong nhiều năm, đồng thời là ký giả kiêm biên tập viên về sức khỏe và sắc đẹp trong 10 năm. Cô cũng là người dẫn chương trình và nhà sản xuất của các chương trình YouTube "Amber Running Green" và "Amber Health Interview."
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn