Săn sóc cho người chăm bệnh: 7 cách giảm bớt gánh nặng cho đợt phục hồi chức năng ngoài dự kiến
Đợt phục hồi chức năng ngoài dự kiến có thể khiến người chăm sóc phải chịu áp lực nặng nề. 7 lời khuyên dưới đây có thể giúp giảm căng thẳng và quản lý tình huống dễ dàng hơn.
Theo Thánh Thi 90:10, tuổi thọ trung bình của một người là khoảng 70 tuổi, và có khả năng sống tới 80 tuổi nếu khỏe mạnh. Tôi luôn muốn nói thêm rằng chúng ta có thể sống tới hơn 100 tuổi với sự trợ giúp của y học hiện đại. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết có nghĩa là chúng ta hoàn toàn khỏe mạnh trong những năm cuối. Sống lâu hơn các thế hệ trước có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính, hao mòn khớp, suy giảm nhận thức và sức khỏe kém.
Đây cũng là lý do đặt ngày càng nhiều người vào vai trò chăm bệnh.
Một cuộc khảo sát năm 2015 – 2017 cho thấy hơn 24% người trưởng thành ở Hoa Kỳ từ 45 đến 64 tuổi làm người chăm bệnh. Vai trò này có thể tồn tại trong nhiều thập niên và gây suy nhược về mặt cảm xúc cũng như thể chất của con người. Hơn một nửa số người chăm bệnh cho biết, việc sức khỏe bị suy giảm đã làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc đầy đủ cho người cần được chăm sóc. Vấn đề y tế của người cần được chăm sóc càng lớn thì nhu cầu chăm sóc càng cao.
Khi bệnh nhân cần phục hồi chức năng tại bệnh viện thì gánh nặng này lại càng nặng hơn đối với những người chăm bệnh vốn đã quá tải. Bên cạnh những điều cần làm như trước đây, các bệnh nhân mong đợi sẽ đạt được nhiều hơn những thứ tương tự và tiếp đó là một số thứ khác.
Chăm sóc là một chủ đề phức tạp đòi hỏi các cách tiếp cận khác nhau đối với các tình trạng khác nhau như bệnh lý tim, COPD, cắt cụt chi, khuyết tật sau đột quỵ và chứng sa sút trí tuệ, đủ rộng để cần có các bài viết riêng biệt.
Bài viết này sẽ tập trung vào việc làm thế nào để giải quyết tốt nhất việc nhập viện hoặc phục hồi chức năng bất ngờ từ quan điểm của người chăm bệnh. Khi nói đến phục hồi chức năng, điều quan trọng là phải săn sóc người chăm bệnh, họ thường là nguồn trợ giúp duy nhất cho bệnh nhân nhập viện. Điều này rất quan trọng để bảo đảm cho sự thành công của quá trình phục hồi và cuối cùng là xuất viện về nhà.
Dưới đây là 7 cách mà người chăm sóc có thể giúp việc nhập viện hoặc phục hồi chức năng bất ngờ trở nên dễ quản lý hơn và ít căng thẳng hơn.
Dự kiến nhập viện
Carmen Yon, một chuyên gia vật lý trị liệu với hơn 35 năm kinh nghiệm, nói với The Epoch Times, “Số lần nhập viện trung bình tăng lên khi chúng ta già đi. Nếu tự biết rằng việc nhập viện có nhiều khả năng xảy ra hơn thì việc chuẩn bị cho việc đó là điều hợp lý.”
Việc người bệnh nhập viện bất ngờ có thể gây nhiều căng thẳng cho người chăm bệnh, vì có rất nhiều việc xảy ra cùng một lúc.
Đừng đi một mình
Những người chăm bệnh thường hy sinh che chở cho người họ đang chăm sóc bằng cách đảm nhận mọi trách nhiệm ra quyết định trong thời gian nằm viện. Tuy nhiên, kết quả đạt được sẽ tốt hơn nhiều nếu người chăm bệnh thiết lập trước một kế hoạch giúp đỡ cho bệnh nhân, trong đó những người bạn nhân từ hoặc các thành viên trong gia đình có thể trợ giúp từ góc độ bên ngoài. Đôi khi, có những người chăm bệnh lại tham gia sâu đến mức làm cho chính bản thân họ khó có được góc nhìn rộng hơn về tình huống này.
Trong môi trường phục hồi chức năng, chúng ta thường gặp phải tình huống mà bệnh nhân và người chăm bệnh muốn người bệnh trở về nhà nhưng các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè lại nhất quyết yêu cầu bệnh nhân được chăm sóc lâu dài ở bệnh viện. Điều này có thể tạo ra nhiều căng thẳng cho người chăm bệnh, đặc biệt nếu họ là thành viên trong gia đình hoặc là vợ/chồng.
Nếu có nhiều người cùng chí hướng tham gia vào việc chăm bệnh thì sẽ tốt hơn cho cả bệnh nhân và người chăm sóc. Việc định hình trước vai trò của những người này sẽ mang lại hiệu quả cao, vì khi cần phải có một sự trợ giúp ngay lập tức thì việc có một danh sách những người có có đủ khả năng và phù hợp với mối quan tâm của bạn là điều rất quan trọng.
Giảm mệt mỏi cho người chăm bệnh
Vincent Zaun, một nhà quản lý viện dưỡng lão có kinh nghiệm, khuyên bạn nên chủ động chăm sóc bản thân với tư cách là người chăm bệnh. “Sự mệt mỏi của người chăm bệnh là rất thực tế và thường xuyên xảy ra. Bạn không bao giờ thấy được điều đó đang đến và rồi cuối cùng chợt nhận ra rằng mình đang hoàn toàn kiệt sức,” ông nói với The Epoch Times. Ông khuyên nên tìm các dịch vụ chăm sóc thay thế ngắn hạn và các cơ sở chăm sóc ban ngày dành cho người lớn để giúp giảm bớt gánh nặng và giúp cho người chăm bệnh không bị kiệt sức.
Dành thời gian để tham gia trị liệu
Khi chăm sóc ai đó đang trong quá trình cai nghiện, người chăm bệnh thường phải bận rộn sắp xếp và chuẩn bị mọi thứ. Tuy nhiên, việc tham gia các buổi trị liệu có thể mang lại nhiều lợi ích hơn vì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quan điểm khác nhau từ các liệu pháp nghề nghiệp, thể chất và ngôn ngữ.
“Tất cả những người chăm sóc có thể làm cho quá trình chăm sóc trở nên dễ dàng hơn nhiều bằng cách tham gia vào các buổi trị liệu, tự mình xem xét tất cả các sắc thái liên quan và quá trình tiến triển của bệnh nhân. Việc tham gia này cũng giúp cho chúng tôi tích cực hướng dẫn hơn cho các bạn cách phát huy tối đa khả năng chăm sóc người thân yêu của bạn,” Cynthia Wiley, giám đốc phục hồi chức năng với nhiều thập niên kinh nghiệm chia sẻ với The Epoch Times. Điều này cho phép bạn theo dõi các ngày, các cuộc hẹn, câu hỏi quan trọng và những thứ khác cần lập kế hoạch và ghi nhớ.
Việc tham gia vào các buổi trị liệu có thể cung cấp cho người chăm sóc nhiều thông tin hơn và người chăm sóc cũng đồng thời được đào tạo, giúp ngăn ngừa bị thất lạc các thông tin quan trọng trong quá trình ghi chú.
Luôn luôn có 1 cây bút và tờ giấy
Người chăm sóc thường bị quá tải về tinh thần khi cố gắng tiếp thu nhiều thông tin mới. Với rất nhiều điều cần ghi nhớ thì việc luôn mang theo sổ ghi chú và bút bên mình sẽ rất hữu ích cho người chăm bệnh để có thể kiểm soát được mọi thứ. Điều này cho phép bạn ghi lại các mốc thời gian, lên kế hoạch cho các cuộc hẹn, ghi lại các câu hỏi cũng như thông tin quan trọng khác cần trí nhớ và lập kế hoạch. Viết ra thông tin có thể làm giảm căng thẳng trong tương lai và giúp bạn dễ dàng tham khảo sau này.
Hãy lên tiếng
Một số người chăm bệnh có thể khó hiểu hoặc khó đọc. Với tư cách là nhà trị liệu, chúng tôi cố gắng hết sức để giáo dục, đào tạo và cập nhật thông tin cho những người chăm sóc cũng như khuyến khích họ đặt câu hỏi. Chúng tôi hiểu rằng nhiều người chăm sóc có thể không muốn làm phiền chúng tôi bằng những câu hỏi của họ, nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp họ.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thích được giảng dạy và đào tạo; chúng tôi coi đó là một điều may mắn khi người chăm sóc nói lên mối quan tâm và thắc mắc của họ. Phản hồi của người chăm sóc không chỉ giúp chúng tôi giải quyết các thắc mắc mà còn cung cấp cho chúng tôi thông tin chi tiết có giá trị về cảm giác của bạn. Với tư cách là chuyên gia phục hồi chức năng, chúng tôi quan tâm đến sự tiến triển của bệnh nhân và sức khỏe của bạn với tư cách là người chăm sóc.
Ghi chú về lịch trình
Toàn bộ trải nghiệm nhập viện có thể khiến những người chăm sóc bị choáng ngợp và việc ghi lại dòng thời gian về những gì đã xảy ra và những gì sắp xảy ra – như các cuộc hẹn, ngày xuất viện, ngày tham dự các hội nghị chăm sóc, v.v… – có thể giúp bạn sắp xếp tốt thời gian làm việc và giảm bớt căng thẳng.
Mặc dù việc này có thể đã được đưa vào phần “bút và giấy” ở bên trên, nhưng tôi vẫn đưa việc này vào như là một công việc riêng biệt để tạo điểm nhấn xứng đáng.
Người chăm sóc thường bị tấn công bởi hàng loạt câu hỏi từ gia đình và bạn bè. Việc có một dòng thời gian riêng biệt về thông tin liên quan cho phép việc truyền đạt được nhanh chóng và dễ dàng.
Nhắn tin nhóm có thể là một cách hiệu quả để chia sẻ thông tin, nhưng nhiều người lớn tuổi có thể không quen hoặc không thành thạo trong việc sử dụng điện thoại thông minh. Việc có thể dễ dàng nhớ lại và truy cập thông tin quan trọng hơn việc ghi lại và phổ biến những thông tin đó.
Khánh Nam biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times