Rau củ màu vàng có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch
Bữa ăn gây viêm và bữa ăn kháng viêm
Chứng viêm kinh niên đã được chứng minh là có vai trò trong sự tiến triển của bệnh tim mạch và đột quỵ cũng như tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2. Không giống chứng viêm cấp tính giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và giúp tăng tốc độ chữa bệnh, viêm mãn tính kích hoạt hệ thống miễn dịch bơm các tế bào bạch cầu và hóa chất trung gian vào máu khiến cơ thể biết rằng nó đang bị tấn công.
Viêm có thể là phản ứng đối với tình trạng căng thẳng, ô nhiễm và phơi nhiễm với các môi trường khác, thậm chí tích tụ chất béo hoặc tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến hình thành các cục máu đông nội mạch có hại.
Hiện nay, người ta đã chứng minh rằng có những loại thực phẩm có khả năng gây viêm, đồng thời cũng có những loại thực phẩm kháng viêm. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh mãn tính bằng cách ăn uống.
Cách ăn uống có khả năng gây viêm
Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá phần I và II đã được thực hiện từ năm 1986 với thời gian theo dõi lên đến 32 năm. Hơn 210,000 người tham gia được đưa vào phân tích sau khi loại trừ những người tham gia thiếu thông tin về cách ăn uống hoặc những những người trước đây đã được chẩn đoán bị bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư.
Các đối tượng nghiên cứu đã hoàn thành bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm mỗi bốn năm một lần. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá khả năng gây viêm của cách ăn uống thông qua thang điểm mô hình gây viêm dựa trên thực phẩm (EDIP), được xác định trước dựa theo mức độ của ba dấu ấn sinh học gây viêm toàn thân.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 15,837 trường hợp bệnh tim mạch, bao gồm 9,794 trường hợp bệnh mạch vành và 6,174 trường hợp đột quỵ.
Nghiên cứu kết luận rằng bữa ăn có điểm số gây viêm cao hơn có liên quan đến tỷ lệ bệnh tim mạch cao hơn.
Chỉ số đánh giá về cách ăn uống gây viêm dựa trên 18 nhóm thực phẩm có mối liên hệ lớn nhất với các dấu hiệu viêm. Những người tham gia áp dụng bữa ăn gây viêm có nguy bệnh tim cao hơn 46%, nguy cơ đột quỵ cao hơn 28%, so với những người ăn uống kháng viêm.
Thực phẩm kháng viêm và thực phẩm gây viêm
Các nhà nghiên cứu đề nghị hạn chế ăn những loại thực phẩm gây viêm, bao gồm đường, các loại hạt, đồ chiên, nước soda, thịt đỏ và nội tạng đã qua chế biến.
Hạn chết ăn nhiều thịt đỏ trong thời gian dài, đặc biệt là thịt đã qua chế biến, có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong, bệnh tim mạch, ung thư đại trực tràng và bệnh tiểu đường loại 2. Nguy cơ này gặp ở cả nam và nữ.
Các loại thực phẩm khác có tác dụng kháng viêm cũng có thể hữu ích dự phòng bệnh tim mạch. Nên tiêu thụ thực phẩm có khả năng kháng viêm, có hàm lượng chất chống oxy hóa và chất xơ cao, bao gồm:
- Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bắp cải và xà lách arugula
- Các loại rau củ màu vàng như bí đỏ, ớt chuông vàng, đậu và cà rốt
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Cà phê, trà và rượu
Nên sử dụng dầu cá, vốn có lợi trong việc chống lại bệnh suy tim mãn tính.
Anthocyanins và flavonoids được tìm thấy trong trái cây và rau củ cũng có thể là yếu tố chính trong việc giảm nguy cơ một số bệnh kinh niên.
Chiết xuất tỏi cũng có thể có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh kinh niên liên quan đến chứng viêm mức độ nhẹ ở người lớn bị bệnh béo phì.
Thu Ngân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times