Những cách đáng ngạc nhiên để chữa lành DNA sau tổn thương do COVID
Ngồi tĩnh lặng có vẻ không có gì đặc biệt nhưng có tác động đến nhiều quá trình quan trọng đang diễn ra bên trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả việc chữa lành DNA. Đây là khoa học thực sự.
Có bằng chứng cho thấy COVID-19 và vaccine COVID-19 có khả năng làm tổn thương DNA của chúng ta. Nhiều người đang tìm cách giảm các tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine này.
Việc chữa lành cho DNA dường như là không thể, nhưng thực tế không phải vậy.
Ví dụ, sau một ngày làm việc vất vả, một giấc ngủ ngon có thể giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái vào buổi sáng vì cơ thể chúng ta trải qua nhiều quá trình sửa chữa thầm lặng trong khi ngủ.
Cơ thể chúng ta có cơ chế tự phục hồi tự nhiên để chống đỡ các kích thích có hại và có nhiều cách thức tự nhiên để gia tăng quá trình này.
Ngay cả khi chúng ta không bị ảnh hưởng bởi COVID-19, các yếu tố bên ngoài và bên trong khác như tia cực tím và bức xạ, độc tố môi trường, chất phụ gia thực phẩm và căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến DNA của chúng ta.
Ngồi tĩnh lặng có thể sửa chữa DNA của chúng ta
Mọi người thường tìm thấy sự giải tỏa căng thẳng qua giấc ngủ. Và thiền định là hình thức nghỉ ngơi tích cực có thể thực hành trong khi chúng ta thức.
Một số người thấy thiền định hoặc cách hoạt động thực hành chánh niệm thì nhàm chán hoặc không liên quan đến cuộc sống của họ, nhưng vô số nghiên cứu đã cho thấy rằng [thiền định] có thể mang đến những thay đổi tích cực trong biểu hiện gen.
Thiền định là một phương pháp thực hành bao gồm việc ngồi yên không suy nghĩ hoặc thực hiện các động tác đơn giản. Thiền định bắt nguồn từ văn hóa truyền thống châu Á và từ đó đã phát triển thành nhiều bài tập khác nhau, bao gồm cả thiền chánh niệm. Mục tiêu chính của phương pháp thực hành này bao gồm điều chỉnh tâm trí, loại bỏ phiền nhiễu, thúc đẩy những suy nghĩ tích cực và duy trì tâm trí tĩnh lặng, cũng như tìm kiếm sự bình yên và thanh thản bên trong.
Bằng cách thực hành thiền định thường xuyên, chúng ta thực sự có thể giúp cơ thể sửa chữa DNA.
Một phân tích gộp năm 2020 cho thấy cả thiền kéo dài và thiền ngắn hạn đều có ảnh hưởng tích cực đến quá trình biểu hiện gen, làm giảm các yếu tố gây tổn hại DNA và sửa chữa DNA.
Ngay cả khi [chỉ] thiền định một ngày cũng có thể kích hoạt các gen liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe và chống lại bệnh tật. Còn những người dành cả ngày thư giãn theo cách thông thường thì lại không có những thay đổi DNA tương tự.
Cụ thể hơn, nghiên cứu này phát hiện rằng các con đường then chốt chịu trách nhiệm sửa chữa và ổn định DNA luôn được cải thiện sau khi thiền định.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người đàn ông kết hợp thiền và yoga vào lối sống hàng ngày có thể sửa chữa tổn thương DNA của tinh trùng, cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng và khả năng sống sót của phôi thai. Từ đó giúp giảm tỷ lệ sẩy thai tái phát ở người nữ. Sửa chữa loại tổn thương DNA này là một bước thiết yếu để cho con cái khỏe mạnh.
Tổn thương DNA thường do viêm, stress oxy hóa, nhiễm virus và những tổn thương độc hại khác, và thiền giúp giảm bớt những kích thích gây tổn hại này.
Một nghiên cứu về gen quy mô lớn của các nhà khoa học Mỹ vào năm 2021 cho thấy hệ miễn dịch được kích hoạt mạnh mẽ sau một khóa tu thiền nâng cao. Nghiên cứu đã phân tích sự thay đổi biểu hiện gen của 106 người trong khóa tu thiền kéo dài 8 ngày, mỗi ngày 10 giờ.
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy thiền định kích hoạt 220 gen liên quan trực tiếp đến phản ứng miễn dịch, bao gồm 68 gen liên quan đến khả năng kháng virus, đặc biệt là tín hiệu interferon. 10 gen đầu tiên bị ảnh hưởng được biết đến với vai trò quan trọng trong con đường interferon loại I, con đường liên quan nhất đến khả năng miễn dịch chống virus tuyến đầu.
Sự tác động lên gen diễn ra nhanh chóng. Gần 44% gen bị thay đổi ngay sau khi thiền định, tiếp theo là 30% sau 3 tháng theo dõi.
Điều đặc biệt quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu cho thấy thiền định cải thiện chức năng miễn dịch mà không gây ra các dấu hiệu viêm.
Các tác giả cho rằng thiền là một biện pháp can thiệp hành vi hiệu quả để điều trị các tình trạng liên quan đến hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm cả các chấn thương liên quan đến COVID-19.
Âm nhạc cổ điển kích hoạt các gen ‘tự chữa lành’
Nghe nhạc là hành động đơn giản khác được chứng minh là có tác dụng tăng cường quá trình sửa chữa DNA.
DNA của chúng ta khá nhạy cảm với tần số. Khi chúng ta nghe nhạc, không chỉ tai mà cả cơ, tế bào và DNA cũng đang lắng nghe. Âm nhạc thấm đẫm vào toàn bộ con người chúng ta. Như nhóm của Tiến sĩ Carlo Ventura đã tuyên bố, nghe nhạc có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tinh thần của con người.
Theo lời của nhạc sĩ Sufi, Hazrat Inayat Khan:
“Con người không chỉ nghe âm thanh bằng tai; anh ta nghe thấy âm thanh qua từng lỗ chân lông trên cơ thể mình. Âm thanh thấm vào toàn bộ cơ thể, và tùy theo ảnh hưởng cụ thể mà làm nhịp độ tuần hoàn máu chậm lại hoặc nhanh hơn; âm thanh có thể đánh thức hoặc làm dịu hệ thần kinh. Âm thanh khơi dậy niềm đam mê lớn hơn của một người hoặc giúp anh ta bình tĩnh hơn bằng cách mang lại cảm giác bình yên.”
Một buổi hòa nhạc cổ điển thử nghiệm kéo dài 50 phút đã được tổ chức vào ngày 14/06/2022 tại Auditorio de Galicia ở thành phố Santiago của Compostela, Tây Ban Nha. Khán giả bao gồm 60 người mắc bệnh Alzheimer hoặc rối loạn nhận thức liên quan đến tuổi tác và một nhóm đối chứng khỏe mạnh.
Các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ biểu hiện gen của họ trước và sau các buổi hòa nhạc và phát hiện ra rằng lắng nghe âm nhạc nhạc có liên quan đến sự gia tăng hoạt động của các gen trên toàn bộ bộ gen lên 2.3 lần, đặc biệt là các gen liên quan đến thoái hóa thần kinh ở những người bị rối loạn nhận thức liên quan đến tuổi tác, so với nhóm không mắc bệnh.
Hoạt động gen tăng lên này đặc biệt được quan sát thấy ở các gen liên quan đến sự phá vỡ các tế bào não bị bệnh trong bệnh Alzheimer, đây là quá trình tự phục hồi của tế bào. Nghiên cứu này được công bố vào năm 2023 trên Scientific Reports, một tập san của Nature Portfolio.
Một nhóm các nhà khoa học và nghệ sĩ Phần Lan đã tiến hành một nghiên cứu trong đó họ phân tích hồ sơ biểu hiện gen của 48 người nghe nhạc cổ điển và 15 người không nghe gì.
Họ phát hiện rằng nghe nhạc cổ điển làm tăng sự biểu hiện của các gen liên quan đến dopamine, tạo ra cảm giác hạnh phúc.
Một gen được tăng cường bởi âm nhạc cổ điển là alpha-synuclein, giúp giữ mức dopamine cân bằng trong não của chúng ta và cũng có liên quan về mặt di truyền với bệnh Parkinson. Một gen khác, NR3C1, có thể tăng mức dopamine, khiến chúng ta vui vẻ và say mê với những giai điệu đó.
Âm nhạc cổ điển không chỉ có khả năng chữa lành các tế bào não của chúng ta ở mức độ di truyền mà còn có thể giúp chúng ta sống lâu hơn.
Một nghiên cứu do MetLife thực hiện từ năm 1956 đến 1975 trên 437 nhạc trưởng và cựu nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng cho thấy tỷ lệ tử vong của họ thấp hơn 38% so với dân số nói chung. Đối với những người từ 50 đến 59 tuổi, tỷ lệ tử vong thấp hơn 56%, mặc dù đây là thập niên căng thẳng nhất trong sự nghiệp của họ.
Loại nhạc chúng ta nghe dường như rất quan trọng. Nhạc Pop có thể không mang lại nhiều lợi ích cho con người như những thể loại khác.
Nghiên cứu trên 1,064 ngôi sao nhạc pop nổi tiếng ở Bắc Mỹ và châu Âu từ năm 1956 đến năm 1999 cho thấy tỷ lệ tử vong của họ cao hơn 70% trong khoảng thời gian từ 3 đến 25 năm sau khi nổi tiếng so với tỷ lệ tử vong của người dân thông thường. Các ngôi sao nhạc pop Mỹ và châu Âu qua đời ở độ tuổi trung bình lần lượt là 42 và 35. Mặc dù có nhiều yếu tố liên quan, bao gồm lạm dụng ma túy và rượu, nhưng loại nhạc và lời bài hát có thể đóng một vai trò trong phản ứng DNA của chúng ta.
Tuổi thọ của con người có mối liên quan chặt chẽ với khả năng tự sửa chữa của gen. Khả năng tự sửa chữa DNA của chúng ta càng mạnh thì gen của chúng ta càng ổn định và chúng ta có thể sống lâu hơn.
DNA đáp lại suy nghĩ của chúng ta
Suy nghĩ của chúng ta có vẻ vô hình, nhưng các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng sâu rộng cho thấy chúng thực sự có tác động đến DNA của chúng ta, khiến chúng ta phải xem xét lại cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống của mình.
Nhận thức về cuộc sống có thể tác động đến biểu hiện gen của chúng ta, như được chỉ ra trong một nghiên cứu năm 2013 trên PNAS. Nghiên cứu cho thấy hai loại hạnh phúc, khoái lạc (hedonic) và bản chất (eudaimonic), có tác động khác nhau đến biểu hiện gen.
Những người trải nghiệm hạnh phúc khoái lạc thường cảm thấy hạnh phúc khi họ tham gia vào các hoạt động mang lại niềm vui tức thời như thưởng thức một bữa ăn ngon hoặc uống rượu. Ngược lại, những người trải nghiệm hạnh phúc bản chất có xu hướng tìm thấy niềm vui từ việc đạt được mục đích lớn hơn trong cuộc sống như đóng góp cho xã hội hoặc giúp đỡ người khác.
Nghiên cứu cho thấy những người hướng tới công lý và mục tiêu cao cả có cấu hình di truyền riêng biệt cho thấy tiềm năng chống lại virus cao hơn, bao gồm biểu hiện gen interferon cao hơn, tăng khả năng tạo ra kháng thể và biểu hiện các gen liên quan đến chứng viêm thấp hơn.
Trong một nghiên cứu năm 2017 đăng trên tập san Tâm thần học phân tử, hai vị trí gen được phát hiện có liên quan đến sự khác biệt về thái độ tích cực và sức khỏe của hơn 2,500 người tham gia là người Mỹ gốc Phi.
Tập thể dục cường độ vừa phải thường xuyên và tiêu thụ một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng nhất định có thể đẩy mạnh quá trình tự phục hồi và cải thiện quá trình sửa chữa DNA một cách hiệu quả.
Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times