Bản tin đặc biệt

Tổn thương và tử vong liên quan đến các vaccine đầu tiên

Các vấn đề quan trọng như an toàn và chất lượng là bằng chứng cho thấy câu chuyện về thành tựu y học vaccine đậu mùa đã bị ngụy tạo.

Đây là phần 3 trong loạt bài “Nhìn lại lịch sử vaccine

Phần 1. Những câu chuyện chưa kể về vaccine đậu mùa

Phần 2. Có phải vaccine đã đẩy lùi được bệnh đậu mùa?

Tử vong và tổn thương liên quan đến vaccine không chỉ được quan sát hậu vaccine COVID-19 trên diện rộng. Đã có những ghi chép về các tác dụng phụ nghiêm trọng kể từ khi loại vaccine đầu tiên trong lịch sử loài người được phát triển.

Tử vong và tổn thương nặng nề sau khi chích ngừa

Hành trình của vaccine bệnh đậu mùa bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, đã thất bại bởi nhiều tác dụng phụ và biến chứng. Các biến chứng nghiêm trọng như bệnh đậu mùa tiến triển, nhiễm trùng do chính virus vaccine gây ra; bệnh chàm đậu mùa; và viêm não là những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.

Hồ sơ chính thức của Anh từ năm 1859 đến năm 1921, được ghi lại bởi J.T. Biggs trong cuốn sách “Leicester: Vệ sinh so với chích vaccine” năm 1912 tiết lộ xu hướng đáng lo ngại về các biến chứng liên quan đến chích vaccine dẫn đến khoảng 1,530 ca tử vong trực tiếp do vaccine đậu mùa.

Đáng chú ý, trong giai đoạn từ 1906 đến 1922, tỷ lệ tử vong do cả bệnh đậu mùa và tử vong liên quan đến chích vaccine đều tương tự nhau một cách đáng báo động.

Bảng này có nguồn gốc từ Báo cáo hàng năm của Tổng cục đăng ký (Annual Returns of the Registrar-General), được ghi chép trong sách của Biggs, được coi là một chỉ số hơn là một hồ sơ toàn diện, bỏ qua các tổn thương vĩnh viễn hoặc nghiêm trọng.

Tổng số ca tử vong liên quan đến vaccine đậu mùa từ năm 1859 đến năm 1910. (Ảnh: The Epoch Times)
Tổng số ca tử vong liên quan đến vaccine đậu mùa từ năm 1859 đến năm 1910. (Ảnh: The Epoch Times)

Điều được lưu ý rõ ràng trong bảng trên là do việc thực thi chích vaccine nên danh pháp các tác dụng phụ sau chích vaccine được giới hạn ở “cowpox” (đậu mùa bò) từ năm 1898 đến năm 1910. Mối quan hệ nhân quả của vaccine đậu mùa đối với những trường hợp tử vong này còn được củng cố thêm bởi một báo cáo năm 1897, đề cập đến 36 trường hợp tử vong được báo cáo trong năm đó là do ảnh hưởng trực tiếp của việc chích vaccine. Hơn nữa, nguyên nhân tử vong đã được ghi rõ trong giấy chứng nhận y tế hoặc đã được xác nhận qua điều tra.

Những trường hợp tử vong liên quan đến vaccine đậu mùa từ năm 1859 đến năm 1921 ở Anh và xứ Wales. (Ảnh: The Epoch Times)
Những trường hợp tử vong liên quan đến vaccine đậu mùa từ năm 1859 đến năm 1921 ở Anh và xứ Wales. (Ảnh: The Epoch Times)

Vào tháng 06/1902, Tiến sĩ W. J. J. Stewart báo cáo rằng trong số 587 nam giới được chích vaccine tại Bệnh viện Gore Farm Lower, hơn 28% phải nghỉ bệnh do chích vaccine, một phát hiện quan trọng không được tiết lộ công khai. Những cá nhân này đã nhận được tiền trợ cấp bệnh tật công cộng và các nhà thầu được bồi thường vì họ bị mất nguồn lực lao động.

“Sau khi chích ngừa, các mụn nước mới hình thành xung quanh các nốt do chích vaccine và lây lan. Chúng cũng phát triển trên mặt, đầu, cơ thể và trong miệng; [sau này] khiến đứa trẻ không bú được và tử vong do kiệt sức vào ngày thứ 45 sau khi chích vaccine. (Trường hợp một trẻ khỏe mạnh sau khi chích vaccine, ngày 13/03/1891.)” Đứa trẻ này có khả năng tử vong vì một dạng tiến triển của bệnh sau khi chích vaccine.

Khả năng gây ra tác hại nghiêm trọng của vaccine càng rõ hơn qua các trường hợp bệnh viêm quầng, một dạng nhiễm trùng da nghiêm trọng dẫn đến tử vong đau đớn và kéo dài. Các trường hợp bao gồm một trẻ sơ sinh 13 tuần tuổi tử vong do “bệnh viêm quầng toàn thân sau khi chích vaccine” và một bé gái 4 tháng tuổi tử vong vì tình trạng tương tự sau khi chích vaccine. Những trường hợp này không phải là những sự cố riêng lẻ mà là một phần của một dạng phản ứng nghiêm trọng và rộng rãi hơn đối với vaccine đậu mùa, có thể do nhiều mầm bệnh mà vaccine mang theo từ đó dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng.

Bệnh chàm vaccine, một tình trạng nghiêm trọng khác liên quan đến vaccine, đã cung cấp thêm bằng chứng về những rủi ro liên quan đến vaccine bệnh đậu mùa. Trong một trường hợp [được báo cáo], một cậu bé 15 tháng tuổi đã tử vong một cách bi thảm sau khi bị bệnh này sau chích vaccine. Điều này có thể là do các cytokine gây viêm trong cái gọi là “bạch huyết thuần túy” hoặc các loại vaccine đậu mùa khác.

Viêm não sau khi chích vaccine tuy không phổ biến nhưng thường gây tử vong, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ tử vong trong các trường hợp được báo cáo dao động từ 9% đến 40%. Thật không may, 10% đến 25% những người sống sót sau biến chứng này bị tổn thương thần kinh kéo dài.

Một phân tích gộp năm 2003 về nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng và tử vong do vaccine ngừa bệnh đậu mùa ở Hoa Kỳ từ năm 1963 đến năm 1968 cho thấy bệnh viêm não sau chích vaccine và hoại tử do vaccine là những biến chứng đe dọa tính mạng có tỷ lệ gặp tương ứng ít nhất là 3 phần triệu và 1 phần triệu trên liều vaccine cơ bản. Tỷ lệ tử vong là 29% đối với các trường hợp viêm não sau chích vaccine và 15% đối với các trường hợp hoại tử do vaccine.

Tương tự như sự thất bại của vaccine đậu mùa, các tác dụng phụ liên quan đến “vaccine” COVID-19 hiện nay có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần của vaccine, bao gồm huyết khối, xuất huyết não, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, ung thư xâm lấn và các bệnh tự miễn dịch.

‘Đỉnh cao của sự phi lý’

Trong một lá thư năm 1900 gửi cho biên tập viên của “The Medical Brief”, Tiến sĩ Harman, một bác sĩ y khoa, đã tuyên bố rằng việc đưa độc lực đậu mùa vào máu của một người khỏe mạnh không chỉ là sai sót về logic mà còn đầy rủi ro. Ông nói, “Sẽ là rất rất vô lý” khi cho một người có sức khỏe tốt sử dụng thuốc và tuyên bố có thể ngăn ngừa căn bệnh mà họ không mắc phải.

Cuốn sách “Giá trị của việc chích vaccine: Đánh giá phi đảng phái về lịch sử và kết quả của nó” của Tiến sĩ George William Winterburn đã trích dẫn báo cáo sau đây từ Bản tin của Ủy ban Y tế Quốc gia Washington ngày 04/3/1882:

“Chính quyền thị trấn của chúng tôi đã thuê một bác sĩ để chích vaccine cho tất cả những người hiện diện nơi đầy vì mục đích này.

“Kết quả thật đáng sợ. Gần như tất cả những người được chích vaccine đều bị ban đỏ hoặc quầng đỏ, cánh tay sưng tấy từ vai đến cổ tay và tại chỗ chích biểu hiện vẻ ngoài của vết loét bong tróc [sự tách rời của mô chết khỏi mô sống], chảy ra mủ [máu và mủ]. Nhiều người phải nằm liệt giường, sốt cao từ năm đến mười ngày, phải liên tục bôi thuốc [điều trị bằng thuốc] lên cánh tay và được cho morphia [morphine] miễn phí để giảm đau.

“Những ai đã thử phương pháp này nói với tôi rằng chẳng thà họ mắc bệnh đậu mùa hơn [là phải chịu đựng tình trạng này.]”

Vai trò của các quý bà

Bất chấp những tranh cãi về tính hiệu quả và an toàn của vaccine đậu mùa, vaccine vẫn được chích ngừa cho những người khỏe mạnh. Chiến dịch chích ngừa bệnh đậu mùa đầu tiên trên toàn cầu diễn ra từ năm 1803 đến năm 1813.

Tổn thương và tử vong liên quan đến các vaccine đầu tiên

Bệnh đậu mùa không chỉ là nguyên nhân gây mù lòa đáng kể nhất trong dân chúng, mà còn để lại những vết rỗ trên người sống sót. Những hậu quả về thể chất này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ, vì các chuẩn mực xã hội thời đó rất coi trọng ngoại hình của phụ nữ. Những vết sẹo do bệnh đậu mùa có thể làm ảnh hưởng nặng nề đến khả năng kết hôn của một phụ nữ trẻ, đây là một khía cạnh quan trọng đối với sự ổn định kinh tế và xã hội của phụ nữ trong thời kỳ đó.

Bài viết “Những quý bà của Jenner: Phụ nữ và việc chích vaccine phòng bệnh đậu mùa ở nước Anh đầu thế kỷ 19” của tác giả Michael Bennett nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc khiến việc chích vaccine [đậu mùa] trở nên thời thượng và được chấp nhận rộng rãi vào đầu thế kỷ 19. Họ tài trợ và khuyến khích chích vaccine thông qua các hiệp hội tình nguyện và dùng ảnh hưởng của mình trong các lĩnh vực tương ứng để thúc đẩy phương pháp dự phòng mới này.

Ví dụ, quý bà Bayley ở Hope Hall gần Manchester đã có đóng góp đáng chú ý bằng việc chích vaccine cho người nghèo và trao phần thưởng bằng tiền cho bất kỳ ai mắc bệnh đậu mùa sau khi chiên dịch chích vaccine của bà. Trong một trường hợp khác, Tiến sĩ Lettsom nhấn mạnh rằng “những quý bà đẳng cấp” đã chích ngừa cho 30,000 trẻ em vào cuối năm 1805. Đây là một khía cạnh của lịch sử y tế chưa được nghiên cứu rộng rãi.

(Trái) Một người mẹ đang chờ chích vaccine cho con mình trong khi một bác sĩ đang chích vaccine cho một đứa trẻ ở thế kỷ 19 ở Victoria. (Ảnh: Stock illustration/Getty Images) (Phải) Hình khắc mô tả cả người và động vật đang được chích vaccine chống lại căn bệnh đậu mùa chết người sau công trình tiên phong của Tiến sĩ Edward Jenner, vào khoảng năm 1800–1850. (Ảnh: Archive Photos/Getty Images)
(Trái) Một người mẹ đang chờ chích vaccine cho con mình trong khi một bác sĩ đang chích vaccine cho một đứa trẻ ở thế kỷ 19 ở Victoria. (Ảnh: Stock illustration/Getty Images) (Phải) Hình khắc mô tả cả người và động vật đang được chích vaccine chống lại căn bệnh đậu mùa chết người sau công trình tiên phong của Tiến sĩ Edward Jenner, vào khoảng năm 1800–1850. (Ảnh: Archive Photos/Getty Images)

Sự phản đối từ thị trấn Leicester, vương quốc Anh

Mặc dù được cho là không thường xuyên nhưng những biến chứng này đã đặt ra một thách thức đáng kể trong việc chấp nhận và sử dụng rộng rãi vaccine.

Chính phủ Anh bắt đầu thực thi việc chích ngừa bệnh đậu mùa bắt buộc vào giữa thế kỷ 19, đặc biệt là vào năm 1840 và 1853. Mặc dù tỷ lệ chích vaccine cao, một trận dịch đậu mùa nghiêm trọng đã xảy ra ở thị trấn sản xuất nhỏ Leicester và các vùng khác của Anh vào đầu những năm 1870, dẫn đến Chỉ riêng Leicester đã có 3,000 ca nhiễm và 358 ca tử vong. Điều này dẫn đến sự hoài nghi của công chúng về hiệu quả của việc chích vaccine, như được phản ánh trong một bức thư năm 1884 đăng trên tờ báo Leicester Mercury.

Ngược lại, chính phủ lại tăng nỗ lực chích vaccine, sử dụng nhân viên để truy tố những người từ chối chích vaccine cho con họ. Sự phản đối vaccine được thúc đẩy bởi nhiều trường hợp biến chứng sức khỏe nghiêm trọng và tử vong sau khi chích vaccine. Một trường hợp đáng chú ý liên quan đến Arthur Ward, người có hai đứa con bị tổn thương do chích vaccine; ông đã từ chối chích vaccine cho đứa con còn lại của mình và phải đối mặt với các hình phạt pháp lý.

Bất chấp những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe của vaccine, chính phủ vẫn tiếp tục ủng hộ việc bắt buộc chích vaccine, điều này đã thúc đẩy cuộc nổi dậy lan rộng với hàng nghìn người biểu tình ở Leicester, thu hút những người tham gia từ nhiều quốc gia nói tiếng Anh và các ngành nghề đa dạng. Cuộc biểu tình có quy mô lớn, với âm nhạc, biểu ngữ và cờ phướn mang thông điệp ủng hộ quyền tự do và chỉ trích việc chích vaccine. Cuộc diễn hành kéo dài hai dặm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân thị trấn.

Quy mô của cuộc biểu tình, với số người tham dự ước tính từ 80,000 đến 100,000 người, biểu thị thông điệp chủ yếu của công chúng chống lại việc bắt buộc chích vaccine. Sự kiện này do ông Butcher, Ủy viên hội đồng thị trấn Leicester chủ trì và bao gồm các bài phát biểu cũng như nghị quyết ủng hộ quyền tự do cá nhân và quyền của các bậc cha mẹ. Một cuộc họp buổi tối với sự tham dự của các đại biểu từ hơn 60 thị trấn đã củng cố thêm sự thành công của cuộc biểu tình.

Tiến sĩ Spencer T. Hall, một người tham gia cấp cao, bày tỏ cảm hứng sâu sắc trước những thách thức đối với chích ngừa. Sự kiện lịch sử này đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lĩnh vực y tế công cộng, khi hàng nghìn người can đảm phản đối niềm tin y tế thịnh hành và các quy định nghiêm ngặt của chính phủ, ủng hộ quyền tự quyết trong các quyết định về sức khỏe.

70 năm thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

Dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng vaccine hiện đại, chúng ta có những lý do chính đáng để đặt câu hỏi về tính an toàn và hiệu quả của vaccine đậu mùa, vốn được đánh giá cao trong việc loại trừ bệnh đậu mùa. Các thành phần chính xác của vaccine đậu mùa vẫn còn là một bí ẩn.

Vaccine đậu mùa hiện đại đã trải qua ba thế hệ phát triển. Thế hệ vaccine thứ nhất và thứ hai, được phát triển từ những năm 1950 đến 1970, sử dụng virus sống nguyên bản được nuôi cấy trên da động vật hoặc trong tế bào. Các phiên bản này có nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng cao hơn, bao gồm từ 1 đến 2 trường hợp tử vong trên một triệu lượt chích vaccine, 3 đến 9 trường hợp viêm não sau chích vaccine, 1 đến 7 trường hợp mắc bệnh đậu mùa tiến triển và 2 đến 35 trường hợp mắc bệnh chàm da.

Vì virus có trong vaccine đậu mùa vẫn còn sống nên chúng phải được duy trì ở động vật thí nghiệm và nuôi cấy tế bào. Mọi người có thể không biết rằng vaccine đậu mùa hiện đại có lịch sử 70 năm phức tạp được truyền qua nhiều loài động vật trong phòng thí nghiệm, bao gồm thỏ, chuột, dê và bò, để tạo ra vaccine đậu mùa giảm độc lực hiện đại.

Đây có thể là ví dụ đầu tiên trong lịch sử loài người về các kiểu thử nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm đối với virus sau này được sử dụng cho vaccine.

Ví dụ, vaccine Dryvax được sử dụng rộng rãi nhất là từ bạch huyết bê có nguồn gốc từ chủng virus của Ủy ban Y tế Thành phố New York. Dryvax, một loại vaccine được cấp phép ở Hoa Kỳ, là một chế phẩm virus sống đông khô của virus vaccinia truyền nhiễm, được cho là có vai trò quan trọng trong việc loại trừ bệnh đậu mùa.

Vaccine thế hệ thứ ba sử dụng các chủng đậu mùa giảm độc lực và được sử dụng hạn chế trước khi loại trừ bệnh đậu mùa. Những loại vaccine này có tác dụng phụ tương đối nhẹ hơn do các chủng virus bị suy yếu, thay thế cho Dryvax.

Một “nồi lẩu” virus phức tạp

Vào cuối những năm 1990, khi các nhà khoa học nghiên cứu thành phần di truyền của vaccine thông qua các công cụ giải trình tự gen tiên tiến, họ phát hiện ra rằng Dryvax phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu.

Nghiên cứu cho thấy Dryvax được tạo thành từ nhiều loại virus khác nhau. Trình tự gene xác định một kiểu đột biến đang tiến hóa, với một số gen bị phân mảnh cao và một số khác bị gián đoạn ở các chủng cụ thể.

Nghiên cứu nhấn mạnh tính chất phức tạp đáng kể của vaccine Dryvax, nêu bật tác động to lớn của các biện pháp can thiệp thí nghiệm trên người đối với quần thể orthopoxvirus (virus gây bệnh poxvirus như đậu mùa, đậu bò và đậu khỉ).

Ngay cả vaccine đậu mùa hiện đại cũng không chứa virus đậu mùa hoặc đậu bò mà là tác nhân lai giữa người và động vật chưa từng tồn tại trong tự nhiên cho đến thời đại của việc chích vaccine. Điều này tương tự với câu chuyện về COVID-19 và tác động sâu sắc của nghiên cứu của con người đối với sự tiến hóa của các loại virus hoang dã, tương đồng với nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19.

Các nhà nghiên cứu đang làm việc với virus trong phòng thí nghiệm P4 Jean Mérieux ở Lyon, Pháp, vào ngày 27/02/2008. P4 (Mầm bệnh loại 4) đề cập đến các vi sinh vật gây bệnh có nguy cơ gây tử vong cho nhân viên làm việc với chúng. Mần bệnh loại 4 đặc trưng bởi tỷ lệ tử vong rất cao trong các trường hợp nhiễm trùng, ví dụ như bệnh đậu mùa. (Ảnh: JEAN-PHILIPPE KSIAZEK/AFP /Getty Images)
Các nhà nghiên cứu đang làm việc với virus trong phòng thí nghiệm P4 Jean Mérieux ở Lyon, Pháp, vào ngày 27/02/2008. P4 (Mầm bệnh loại 4) đề cập đến các vi sinh vật gây bệnh có nguy cơ gây tử vong cho nhân viên làm việc với chúng. Mần bệnh loại 4 đặc trưng bởi tỷ lệ tử vong rất cao trong các trường hợp nhiễm trùng, ví dụ như bệnh đậu mùa. (Ảnh: JEAN-PHILIPPE KSIAZEK/AFP /Getty Images)

Virus COVID-19 có công nghệ chỉnh sửa gen tiên tiến hơn nhiều, chịu trách nhiệm về nguồn gốc của SARS-CoV-2, trong khi vaccine đậu mùa sử dụng phương pháp nuôi cấy virus đơn giản hơn.

Tuyên truyền một câu chuyện sai sự thật

Vaccine đậu mùa được mô tả là một phát minh y học kỳ diệu. Tuy nhiên, một cái nhìn thấu đáo từ dữ liệu lịch sử đã tiết lộ một câu chuyện mang nhiều sắc thái hơn tỷ lệ lưu hành và tỷ lệ tử vong của căn bệnh này, cũng như tác động của vaccine.

Tuy nhiên, câu chuyện này đã được thêu dệt ra trong hàng trăm năm. Việc tuyên truyền câu chuyện như vậy sẽ dễ dàng hơn khi khả năng tiếp cận tài liệu lịch sử về số người tử vong và gặp tác dụng phụ sau khi chích vaccine ngừa bệnh đậu mùa bị hạn chế. Điều này khiến việc kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các đợt đậu mùa tự nhiên và các chiến dịch chích vaccine gần như không thể thực hiện được. Người ta cũng có xu hướng tin tưởng vào các cơ quan y tế công cộng đã đưa ra thông tin chính thức này. Ngày nay, chúng ta gặp vấn đề tương tự với câu chuyện về COVID-19, vốn đã được tuyên truyền dễ dàng hơn nhờ sự kiểm soát trên các phương tiện truyền thông.

Dòng thời gian vaccine bệnh đậu mùa được nhấn mạnh dưới đây phản ánh sự phát triển của câu chuyện về bệnh đậu mùa hiện nay.

1796: Tiến sĩ Edward Jenner tiến hành thí nghiệm chích vaccine đầu tiên trên James Phipps, 8 tuổi, sử dụng nguyên liệu từ các vết thương do bệnh đậu bò. Thí nghiệm này đã hình thành nên nền tảng của câu chuyện về vaccine đậu mùa.

1798: Tiến sĩ Jenner xuất bản “Cuộc điều tra về nguyên nhân và tác động của vaccine Variolae,” trình bày chi tiết những phát hiện của ông về bệnh đậu mùa và khả năng ngăn ngừa bệnh đậu mùa của vaccine.

Đầu những năm 1800: Việc chích ngừa bệnh đậu mùa bắt đầu ở Châu Âu và Hoa Kỳ, với nhiều mức độ chấp nhận và hoài nghi khác nhau. Những nhân vật có ảnh hưởng và các bác sĩ y khoa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chích vaccine.

1801: Khoảng 100,000 người được chích vaccine ở Anh, phản ánh sự thành công ban đầu và sự chấp nhận vaccine đậu mùa của Tiến sĩ Jenner.

Những năm 1810 đến 1820: Các báo cáo về sự thất bại và biến chứng của vaccine bắt đầu xuất hiện, dẫn đến các cuộc tranh luận về tính an toàn và hiệu quả của vaccine.

1853: Vương quốc Anh thông qua Đạo luật chích vaccine, quy định bắt buộc chích ngừa bệnh đậu mùa đối với mọi trẻ em.

Những năm 1870 đến 1890: Mặc dù tỷ lệ chích vaccine cao, một số quốc gia, bao gồm Anh, Phổ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, vẫn trải qua dịch bệnh đậu mùa nghiêm trọng, nhấn mạnh vào những thách thức đối với hiệu quả của vaccine.

Đầu những năm 1900: Số ca mắc bệnh đậu mùa đã giảm rõ ràng ở một số quốc gia, mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi về vai trò của vaccine trong việc giảm số ca này so với các biện pháp y tế công cộng khác.

1958: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng chương trình đẩy lùi bệnh đậu mùa toàn cầu, đánh dấu cam kết quan trọng trong việc sử dụng vaccine để chấm dứt bệnh đậu mùa.

1967: WHO triển khai chương trình loại trừ bệnh đậu mùa tăng cường, sử dụng chiến lược ngăn chặn giám sát.

1977: Trường hợp bệnh đậu mùa xảy ra tự nhiên cuối cùng được báo cáo ở Somalia.

1980: WHO chính thức tuyên bố đã đẩy lùi được bệnh đậu mùa, khiến đây trở thành căn bệnh đầu tiên được loại trừ nhờ nỗ lực của con người.

Dòng thời gian về vaccine đậu mùa, 1796–1980. (Minh họa của The Epoch Times.
Dòng thời gian về vaccine đậu mùa, 1796–1980. (Minh họa của The Epoch Times.

Các ghi chép lịch sử không phân biệt đầy đủ giữa tác động của chích vaccine và sự suy giảm tự nhiên của các ca bệnh đậu mùa vì những lý do khác, như chúng tôi đã trình bày chi tiết trong phần 2 của loạt bài này.

Câu hỏi về hiệu quả của vaccine cho thấy các yếu tố khác, chẳng hạn như khả năng miễn dịch bẩm sinh của con người và sự cải thiện về mặt vệ sinh, đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa.

Đại Hải biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times