Người xưa ngủ như thế nào, người nay đang ngủ ra sao?
Ngày nay chúng ta sống trong công nghệ. Chúng ta dùng nó để làm việc, quản lý công việc, giao tiếp và tìm kiếm thông tin. Công nghệ hiện đại mang đến cho chúng ta nhiều tiện lợi chẳng hạn như giúp chúng ta đếm bước chân, thời gian ngủ và lượng calo nạp vài cũng như cho phép chúng ta làm việc hiệu quả với những người cách chúng ta nửa vòng trái đất. Nhưng cái giá phải trả cho những tiện lợi này là gì? Chính là điều quý báu nhất của sức khỏe chúng ta: Giấc ngủ.
Năm 2018, một người Mỹ trưởng thành thường dành trung bình 3 giờ 35 phút mỗi ngày cho các thiết bị điện tử. Và cứ mỗi năm thời lượng lại tăng lên trung bình khoảng 11 phút. Năm này, thời lượng dành cho thiết bị di động đã vượt qua TV và được xem là thiết bị truyền thông hấp dẫn nhất.
Công nghệ và chứng rối loạn giấc ngủ
Khi nói đến sức khỏe của chúng ta, có lẽ tác động đáng kể nhất của công nghệ kỹ thuật số là đối với giấc ngủ. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tập san Y học Giấc ngủ Lâm sàng, khoảng 90% người Mỹ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, sử dụng công nghệ trước khi đi ngủ — nói chuyện, nhắn tin, duyệt web, gửi email, làm việc, chơi, đăng bài hoặc đọc ngay trước khi ngủ.
Hơn nữa, 22% đi ngủ khi bật chuông điện thoại trong phòng ngủ và 10% cho biết họ bị đánh thức bằng điện thoại ít nhất vài đêm mỗi tuần.
UCLA Chancellor Gene Block, một nhà khoa học về hành vi sinh học, đã nói rằng “50 năm trước, người lớn trung bình ngủ 8 tiếng rưỡi; bây giờ, chúng ta ngủ trung bình ít hơn bảy giờ một đêm. “
Ánh sáng chói làm giảm nồng độ hormone melatonin có công dụng điều hòa giấc ngủ và giảm hormone leptin khiến cho bạn cảm thấy no. Đồng thời, ánh sáng chói làm tăng ghrelin khiến bạn cảm thấy đói. Vì vậy, thời gian ngồi trước máy điện toán và điện thoại nhiều hơn có thể khiến mọi người tăng cân, không chỉ vì họ ít vận động hơn mà còn do ảnh hưởng của màn hình đến chu kỳ giấc ngủ.
Hãy ngủ đúng giờ
Giấc ngủ là liều thuốc tốt nhất để chữa lành, phục hồi và trẻ hóa cơ thể và tâm trí của con người. Việc một người ngủ ngon như thế nào vào ban đêm xác định mức độ hoạt động của họ trong ngày và có thể xác định tuổi thọ của người đó.
Theo quan điểm của Đông y, từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng là thời gian ngủ tốt nhất bởi vì khí và huyết của cơ thể sẽ tập trung vào các cơ quan nội tạng quan trọng để bổ sung sau một ngày làm việc vất vả.
Từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối, phần ngực, bụng và xương chậu nhận hầu hết năng lượng và máu huyết để hỗ trợ tất cả các cơ quan nội tạng bên trong. Bộ ba này có nhiệm vụ hô hấp, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, phân phối năng lượng vào tất cả các cơ quan nội tạng quan trọng và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Đi ngủ lúc 9 giờ tối tương đương với liệu pháp spa tốt nhất hiện có. Những người thức khuya làm việc bằng công nghệ kỹ thuật số nên đi ngủ vào giờ này bất cứ khi nào có thể.
Từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng, năng lượng và máu huyết tập trung ở túi mật và gan. Hai tạng này giúp lưu trữ máu vào ban đêm, giải độc cơ thể, điều hòa hệ tiêu hóa, giữ cho năng lượng quan trọng và máu lưu thông đúng hướng, đồng thời điều chỉnh thị giác, giấc ngủ, tâm trạng và các chức năng điều hòa thể dịch. Chúng nuôi dưỡng các mô liên kết, gân và dây chằng của cơ thể, đồng thời điều chỉnh các chức năng của bộ phận sinh dục.
Nếu không muốn gặp rắc rối với các chức năng tinh thần và thể chất quan trọng này, bạn nên ngủ đẫy giấc trong bốn giờ này. Nếu một người được chẩn đoán mắc chứng đau cơ xơ hóa, trầm cảm nặng, hội chứng ruột kích thích hoặc bàng quang kích thích, mất ngủ, mệt mỏi mãn tính, rối loạn tăng động giảm chú ý, trào ngược acid dạ dày thực quản, đột quỵ hoặc động kinh, bạn thực sự nên bảo vệ bốn giờ ngủ cơ bản này.
Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, năng lượng quan trọng và máu lưu thông đến phổi. Cơ thể tập trung cao độ nuôi dưỡng cơ quan hô hấp để bảo đảm hoạt động liên tục nhằm duy trì sự sống của con người. Đông y cho rằng phổi và mạng lưới năng lượng của phổi không chỉ giúp cơ thể lấy oxy và thải khí carbon dioxide ra ngoài mà còn có chức năng nuôi dưỡng làn da, điều chỉnh tâm trạng, đảm nhận một phần chức năng cảm giác và vận động, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, điều chỉnh sự trao đổi thể dịch và điện giải thông qua đại tiện, tiểu tiện và hỗ trợ hệ tim mạch.
Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, phổi phối hợp chặt chẽ với ruột già vốn nơi tập trung nhiều năng lượng và máu huyết. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để đại tiện. Đại tiện ngay khi thức dậy — và sau đó giữ cho ruột sạch và rỗng càng nhiều càng tốt — giúp phổi hoạt động tốt hơn trong ngày.
Phương Lan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times