Nghiên cứu từ Đại học Ivy Hoa Kỳ: 17 loại thuốc có khả năng gây độc cho gan nhất
Một phương pháp mới cho phép các nhà nghiên cứu từ UPenn (University of Pennsylvania) xác định chính xác hơn khả năng gây độc cho gan của nhiều loại thuốc.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được 17 loại thuốc có khả năng gây độc cho gan nhất trong nghiên cứu vừa được công bố trên JAMA Internal Medicine (Tập san Nội Khoa JAMA).
Các tác giả cho biết đã xếp hạng các loại thuốc theo mức tổn thương gan nghiêm trọng, tuy nhiên, các tác giả không thể xác định được liệu 17 loại thuốc này có gây ra tổn thương cấp tính trong mọi trường hợp hay không.
Theo phát hiện của nghiên cứu, 11/17 loại thuốc được xác định có thể đã bị xếp sai mức gây độc gan (có khả năng gây hại cho gan) thấp hơn theo hệ thống xếp hạng hiện tại.
Để xác định khả năng gây độc cho gan của thuốc, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các báo cáo ca bệnh về độc tính gan được liệt kê trên trang web LiverTox của Viện Y tế Quốc gia. Báo cáo ca bệnh là báo cáo chi tiết về từng bệnh nhân; thường là mô tả về một ca bệnh nhân mới lạ hoặc bất thường. Các bác sĩ viết các báo cáo ca bệnh khi gặp phải một biểu hiện độc đáo hoặc mới lạ của bệnh nhân tại phòng khám. Một số bác sĩ sẽ viết báo cáo ca bệnh, còn những người khác thì không.
Tác giả cấp cao, Tiến sĩ Vincent Lo Re III, giáo sư phụ tá y khoa và dịch tễ học tại Đại học Pennsylvania, nói với The Epoch Times rằng, điều này “chắc chắn dẫn đến việc báo cáo thiếu.”
Do bảng xếp hạng thuốc dựa trên báo cáo của bác sĩ lâm sàng tự nguyện thay vì nghiên cứu trên quần thể lớn nên hồ sơ độc tính của một số loại thuốc có thể bị bỏ sót nếu bác sĩ lâm sàng không công bố báo cáo ca bệnh.
17 loại thuốc gây hại cho gan
Tổn thương gan cấp tính xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương đến mức gan không thể chuyển hóa các chất độc, thuốc và chất dinh dưỡng đúng cách.
7 trong số 17 loại thuốc có liên quan đến từ 10 ca nhập viện trở lên do chấn thương gan/10,000 người mỗi năm. Các loại thuốc bao gồm:
- Stavudine, thuốc kháng virus dùng để điều trị virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
- Erlotinib, thuốc sinh học dùng để điều trị ung thư.
- Lenalidomide hoặc thalidomide, thuốc điều trị ung thư miễn dịch.
- Chlorpromazine, thuốc chống loạn thần.
- Prochlorperazine, thuốc chống loạn thần và chống ói mửa dùng trong bệnh tâm thần phân liệt. Thuốc chống ói kiểm soát buồn ói và ói.
- Isoniazid, kháng sinh thường được dùng để điều trị bệnh lao.
- 10 loại thuốc còn lại có liên quan đến từ 5 ca tổn thương trở lên/10,000 người mỗi năm:
- Moxifloxacin (kháng sinh)
- Azathioprine hoặc mercaptopurin (ức chế miễn dịch)
- Levofloxacin hoặc ofloxacin (kháng sinh)
- Clarithromycin (kháng sinh)
- Ketoconazol (thuốc kháng nấm)
- Fluconazol (thuốc kháng nấm)
- Captopril (giảm huyết áp)
- Amoxicillin với clavulanate (kháng sinh)
- Sulfamethoxazole với trimethoprim (kháng sinh)
- Ciprofloxacin (kháng sinh)
Các tác giả lưu ý rằng, hơn 60% thuốc là kháng sinh như thuốc kháng virus và thuốc kháng khuẩn.
Tiến sĩ Lo Re cho biết, “Nếu biết được tỷ lệ ALI (tổn thương gan cấp tính) nghiêm trọng sau khi bắt đầu dùng thuốc thực tế sẽ giúp xác định được bệnh nhân nào cần được theo dõi chặt chẽ hơn.”
Dữ liệu trong thế giới thực
Các tác giả đã đánh giá khoảng 7.9 triệu bệnh nhân được điều trị nghi ngờ tổn thương gan do thuốc. Hơn 27% bệnh nhân tử vong trong vòng 6 tháng kể từ khi nhập viện.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những phát hiện của họ về mức độ nghiêm trọng của thuốc là khác với bảng xếp hạng độc tính gan hiện tại – với số liệu dựa trên các báo cáo ca bệnh thay vì từ dữ liệu dân số lớn.
Tiến sĩ Lo Re cho biết, “Phương pháp tiếp cận của chúng tôi cung cấp một phương pháp mới, cho phép các cơ quan quản lý và ngành dược phẩm điều tra một cách có hệ thống các báo cáo về ALI (tổn thương gan cấp tính) do thuốc gây ra với số lượng dân cư lớn.”
Khoảng 55% bệnh nhân dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc. Do đó, những tổn thương này có thể là do sự kết hợp của nhiều loại thuốc chứ không phải do một loại thuốc duy nhất gây ra.
“Một số cách kết hợp thuốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm độc gan và đây là lĩnh vực mà hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu,” Tiến sĩ Lo Re cho biết và nói thêm rằng, việc xác định các cách kết hợp thuốc nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của ông.
Nghiên cứu không khảo sát các cơ chế tổn thương.
Các tác giả đề cập rằng, kháng sinh nằm trong số các loại thuốc đã được xác định ở trên, được biết là có thể gây tổn thương gan. Tiến sĩ Lo Re cho biết, cho đến giờ vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Một số nghiên cứu đề xuất rằng, tương tác giữa ruột – gan có thể góp phần gây tổn thương gan liên quan đến kháng sinh. Vì kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong ruột nên có thể phá vỡ thành phần vi sinh vật trong ruột, ảnh hưởng đến gan.
Khánh Nam biên dịch.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times