Mãng cầu xiêm: Xem xét cẩn thận về tiềm năng điều trị ung thư
Những trải nghiệm cá nhân cùng những câu hỏi đặt ra ban đầu về tính khoa học cho thấy tiềm năng của mãng cầu xiêm trong việc chống lại bệnh ung thư có thể cho phép nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả của trái cây này.
Cây Annona muricata vùng nhiệt đới, thường được gọi là mãng cầu xiêm hay na xiêm, được ca ngợi ở nhiều nền văn hóa khác nhau vì có công dụng làm thuốc. Tuy nhiên, mặc dù có những trải nghiệm cá nhân cùng những câu hỏi đặt ra ban đầu về tính khoa học cho thấy tiềm năng của mãng cầu xiêm trong việc chống lại bệnh ung thư, hiệu quả của cây này vẫn là một chủ đề nghiên cứu và tranh luận khoa học đang diễn ra.
Từ chẩn đoán ung thư đến phục hồi
Vào tháng 02/2021, cô Lynette Hill, một cư dân 52 tuổi ở Fresno, tiểu bang California, được chẩn đoán bị bệnh ung thư vú giai đoạn 4. Căn bệnh rất ác tính đã di căn đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể cô, bao gồm dạ dày, phổi, buồng trứng và xương.
Trải qua quá trình hóa trị, cô Hill – với chiều cao 1m70 – đã sụt mất 111 pound (khoảng 50kg) giảm xuống còn 125 pound (khoảng 57kg). Cô đã phải nhập viện nhiều lần. Ở giai đoạn đặc biệt khó khăn trong quá trình điều trị, cô bắt đầu nghiên cứu các phương pháp trị liệu thay thế.
Trong những khám phá đó, cô Hill tình cờ đọc được nhiều bài viết khác nhau trên trang web của Viện Y tế Quốc gia về mãng cầu xiêm. Được thúc đẩy bởi niềm hy vọng, cô đã thay các buổi hóa trị bằng việc uống trà từ lá mãng cầu hàng ngày, được bổ sung bằng những thay đổi khẩu phần ăn uống khác trong một năm.
Vào tháng Hai, kết quả chụp chiếu của cô ấy đã hồi phục rõ ràng. Mặc dù các bác sĩ của cô e ngại công nhận mãng cầu xiêm nhưng cô Hill vẫn chắc chắn về tác dụng của nó.
Cô nhớ lại, “Tôi không biết bạn đang làm gì, nhưng cơ thể bạn không có tế bào ung thư”.
Sự tin tưởng mãng cầu xiêm trên toàn cầu
Cây Annona muricata không chỉ giới thiệu một loại trái cây mà cô còn truyền cảm hứng cho một kho lưu trữ các truyền thống và phương pháp điều trị được sử dụng từ Châu Phi đến Châu Mỹ. Ngoài việc biết đến chủ yếu nhờ trái cây, vỏ và rễ của cây mãng cầu xiêm đã tìm được đường vào các bài thuốc cổ truyền.
Cô Dee Oye, một dược sĩ có nền tảng về y học tự nhiên và là người sáng lập Dược sĩ Hữu cơ, đã ủng hộ loại cây này.
Cô Oye nói với The Epoch Times, “Tôi đến từ Châu Phi nên việc sử dụng các loại thảo mộc để chữa bệnh không phải là điều xa lạ đối với tôi và cũng nổi tiếng khắp các hòn đảo Caribe.”
Trên toàn cầu, loại quả này mang nhiều tên: mãng cầu, na xiêm, na gai, mãng cầu xiêm, cùng nhiều tên khác. Có thể sử dụng loại cây này một cách linh hoạt – từ việc ăn sống đến việc trở thành một thành phần trong các chất bổ sung, trà và bánh kẹo.
Có gì bên trong trái mãng cầu xiêm? Hàng trăm chất tự nhiên, với hợp chất annonaceous acetogenins đóng vai trò trung tâm trong tiềm năng điều trị ung thư. Các hợp chất này đang được nghiên cứu về cơ chế hoạt động độc đáo, có thể nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư trong khi bỏ qua các tế bào lành, mang lại một con đường mới đầy tiềm năng cho việc điều trị ung thư. Mãng cầu xiêm cũng là nguồn chứa các alkaloid, vitamin, khoáng chất và flavonoid.
Cô Oye nhấn mạnh đến lợi ích to lớn của loại cây này.
“Ngoài đặc tính chống ung thư tiềm năng, mãng cầu xiêm còn được công nhận có đặc tính hạ đường huyết và hạ huyết áp.” Cô cũng lưu ý tác dụng xoa dịu loại quả này, được nhiều người sử dụng giúp thư thái và dễ ngủ. “Nhiều người không biết rằng mãng cầu xiêm cũng có ích cho sức khỏe đường ruột và tiêu hóa.”
Trong khi các nhà khoa học và cơ quan y tế của một số quốc gia còn hoài nghi thì người dân ở Jamaica và Trinidad thường xuyên sử dụng súp mãng cầu để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả ung thư. Ở các quốc gia như Nigeria, Peru và Mexico, mãng cầu xiêm được đánh giá cao về tiềm năng sức khỏe như một phương pháp điều trị bổ sung giúp giảm bớt các triệu chứng liên quan đến ung thư.
Cô Oye cho biết, “Trái với các quan niệm phổ biến, [công dụng] của trái mãng cầu xiêm mạnh hơn so với lá của cây. Trên thực tế, bột trái mãng cầu xiêm thậm chí còn có tác dụng mạnh hơn cả lá cây.”
Tuyên bố chống ung thư của mãng cầu xiêm: Thiếu cơ sở khoa học?
Cây mãng cầu xiêm, được cộng đồng bản địa ở Châu Phi và Nam Mỹ công nhận trong nhiều thế kỷ, đã được ca ngợi vì đặc tính điều trị ung thư tiềm năng. Tuy nhiên, cộng đồng khoa học toàn cầu và các cơ quan quản lý lớn vẫn thận trọng.
Năm 2008, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã có lập trường dứt khoát chống lại những tuyên bố về khả năng điều trị ung thư của cây mãng cầu xiêm, đặc biệt nhắm vào một chiết xuất được Bioque Technologies tiếp thị để điều trị ung thư hắc tố. Ủy ban đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ, kiên quyết bác bỏ những lợi ích được cho là của sản phẩm này trong việc điều trị ung thư hắc tố, nhấn mạnh việc thiếu bằng chứng khoa học để trợ giúp cho những tuyên bố đó.
Gần một thập niên sau, vào năm 2017, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiên quyết phản đối các công ty đưa ra những tuyên bố vô căn cứ về đặc tính chữa bệnh ung thư của mãng cầu xiêm. Cảnh báo của FDA nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác nhận các tuyên bố về sức khỏe như vậy và ám chỉ những hậu quả pháp lý tiềm ẩn đối với các công ty tiếp tục quảng bá mãng cầu xiêm như một phương pháp điều trị ung thư mà không có sự trợ giúp khoa học.
Các tổ chức y tế, bao gồm Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering và Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, nhấn mạnh sự cần thiết của các thử nghiệm lâm sàng toàn diện để xác định hiệu quả của cây mãng cầu xiêm trong điều trị ung thư. Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh nhấn mạnh rằng nhiều nhà tiếp thị trực tuyến bán mãng cầu xiêm thiếu sự chứng thực từ các tổ chức khoa học ung thư có uy tín.
Trong khi các tổ chức lâu đời vẫn thận trọng thì đã có một số nghiên cứu khoa học gợi ý về lợi ích tiềm năng của mãng cầu xiêm
Một bài đánh giá được công bố trên Tập san Cancers (Ung thư) đã xem xét tổng quan bao gồm hàng trăm nghiên cứu và tuyên bố rằng “các hợp chất của mãng cầu xiêm đã cho thấy hứa hẹn là tác nhân chống ung thư và có thể được sử dụng để điều trị ung thư” và xác định các hợp chất trong mãng cầu xiêm có thể cản trở sự phát triển của tế bào ung thư, gây chết tế bào và kích hoạt quá trình tự chết tế bào ung thư ở nhiều loại ung thư khác nhau như tuyến tụy, phổi, tuyến tiền liệt và vú.
Những thử nghiệm ban đầu trên người mang lại những tia hy vọng. Một nghiên cứu ghi nhận trên các bệnh nhân ung thư đại trực tràng: các tế bào ung thư đã phát triển chậm lại sau khi [sử dụng] ESFAM, một loại chiết xuất đặc biệt từ lá mãng cầu xiêm mà không gây hại cho các tế bào lành. Tương tự, các báo cáo trường hợp riêng lẻ nêu chi tiết việc giảm tế bào khối u đáng kể sau khi kết hợp mãng cầu xiêm vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy loại cây này có đặc điểm tích cực về tính an toàn và khả năng dung nạp, song sự ủng hộ bị giảm bớt bởi những lo ngại xung quanh các tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe bộ não.
Cô Oye nói, “Quan niệm sai lầm phổ biến nhất là mãng cầu xiêm gây ra bệnh Parkinson hoặc bệnh giống Parkinson hoặc các vấn đề về thần kinh. Điều này là sai sự thật.”
“Các nghiên cứu cho thấy mối lo ngại này đã được ghi nhận ở một bộ tộc người, và ngay cả trong trường hợp đó, cũng được quan sát thấy khi họ tiêu thụ quá nhiều trái cây. Điều này tương đương với việc tiêu thụ một lượng lớn mãng cầu xiêm hàng ngày trong một năm.”
Khả năng tiêu thụ quá mức là thấp vì phần lớn loại trái cây này chỉ giới hạn trong khu vực nhiệt đới và theo mùa. Tuy nhiên, lời kêu gọi từ các chuyên gia vẫn rõ ràng: Cần phải có những nghiên cứu nghiêm ngặt hơn trên con người để xác nhận lợi ích của mãng cầu xiêm, bảo đảm tính an toàn và giải mã tác động của loại trái cây này đối với các loại ung thư khác nhau.
Từ phòng thí nghiệm đến trải nghiệm cá nhân
Khi các nhà nghiên cứu phân tích tiềm năng chữa bệnh của mãng cầu xiêm, những câu chuyện cá nhân đã vẽ nên một bức tranh hấp dẫn.
Cô Hill nói, “Điều đáng buồn là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã nói với tôi rằng ‘hãy tiếp tục làm những gì tôi đang làm’ nhưng không ai hỏi tôi đang làm gì.” Cô tin rằng có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là chỉ kê đơn thuốc và khuyến khích những người khác trở thành người ủng hộ sức khỏe của chính họ.
Ở Knysna, Nam Phi, bà Valery Maureen Stander, 76 tuổi, được chẩn đoán bị bệnh ung thư cổ tử cung, đã chuyển sang dùng mãng cầu xiêm do các biến chứng sức khỏe đã cản trở các phương pháp điều trị thông thường. Con trai của bà, hiện là người chăm sóc bà, nói với The Epoch Times, “Chúng tôi đã kết hợp nhiều liệu pháp tự nhiên, nhưng bột lá mãng cầu là trọng tâm trong phương pháp điều trị của bà”.
Thu mua và sử dụng mãng cầu xiêm an toàn
Cô Oye cảnh báo, việc tìm nguồn cung ứng mãng cầu chất lượng là mấu chốt.
“Lá xanh chủ yếu biểu thị chất lượng.” Cô cho thấy một thị trường trực tuyến đã bão hòa với đầy rẫy những dịch vụ dưới mức trung bình. Cô tin rằng những sản phẩm kém chất lượng như vậy có thể khiến mọi người bỏ qua các phương pháp điều trị bằng thảo dược khi chúng không mang lại kết quả như mong đợi.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số ngày nay, mặc dù thông tin rất phong phú nhưng sự sáng suốt vẫn rất quan trọng. Cô Oye kêu gọi sự chú ý đến những tuyên bố bị thổi phồng quá mức, chẳng hạn như lá mãng cầu xiêm “tốt hơn 100,000 lần so với hóa trị.” Trong khi thừa nhận những lợi ích tiềm tàng của mãng cầu xiêm, cô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tách biệt sự thật khỏi những lời phóng đại vô căn cứ.
Về thói quen tiêu dùng, cô Oye khuyên nên uống vừa phải, đều đặn theo chu kỳ và có khoảng nghỉ. Trong khi trà lá mãng cầu được các bệnh nhân ung thư ưa chuộng, cô lại nhấn mạnh rằng các loại thảo mộc khác, mặc dù kém ngon miệng hơn, cũng có thể có tác dụng tương đương.
Cô lưu ý, “Trái mãng cầu có xu hướng mang lại kết quả tương đối nhanh chóng so với các phương pháp tự nhiên khác.”
Thanh Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times