Làm thế nào để đối phó với cảm giác hoài nghi vào bản thân

6 mẹo thực tế giúp bạn tìm ra con đường thoát khỏi lớp sương mù của sự hoài nghi vào bản thân.

Bất kỳ mô tả nào về hành vi cũng nói lên được điều gì đó về mối quan hệ phức tạp mà chúng ta có với cảm xúc của mình.

Tôi là người luôn luôn lý trí và mong muốn có được lý trí trong hầu hết những gì tôi làm, nhưng khi suy ngẫm lại, tôi có thể thấy cuộc sống của mình thường xuyên bị lèo lái bởi cảm xúc. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: Một tổng hợp từ nhiều nhiều thập kỷ nghiên cứu được đăng trên tập san Public Administration Review đã kết luận rằng việc ra quyết định của con người rất phức tạp và không dễ giải thích bằng một mô hình duy nhất.

Hai nguồn sức mạnh đó — lý trí và cảm xúc — dường như hợp lực và cạnh tranh bên trong tôi. Tôi phải làm gì khi hai nguồn này cứ luôn muốn kéo tôi ra khỏi trạng thái cân bằng?

Chẳng hạn, tôi đang vui vẻ theo đuổi mục tiêu của mình thì đột nhiên lại cảm thấy bất lực vì hoài nghi vào chính mình.

Chỉ một suy nghĩ, chỉ trích hay tranh đấu cũng có thể khiến những kế hoạch chu đáo trở nên rối ren và bị che phủ trong màn sương nghi ngờ.

Tôi đã chứng kiến ​​những người tôi yêu thương phải chật vật như vậy. Sau đây là những suy nghĩ của tôi nhằm chia sẻ với những ai đang trải qua giai đoạn này.

Lời khuyên cho những thời điểm không chắc chắn

Hãy tạm dừng mọi việc để nghĩ đến bức tranh toàn cảnh – đại cuộc

Khi những cảm xúc mạnh mẽ làm rung động trái tim, tôi muốn nhắc nhở bản thân rằng cảm xúc của tôi có thể không tương xứng với thực tế. Cảm xúc, ngay cả cảm xúc về một chân lý nào đó thì vẫn là đang xoáy sâu vào một thông điệp. Đây là cách mà cảm xúc thu hút sự chú ý của chúng ta.

Một việc quan trọng cần chú ý lúc này là nên tạm dừng và cân nhắc xem thông điệp này phù hợp với mọi thứ khác mà bạn biết là sự thật là như thế nào. Hãy cẩn thận để không phải ném chuột mà làm vỡ bình – mọi thứ hiếm khi tệ như chúng cảm thấy.

Trò chuyện với một người mà bạn tin tưởng

Một người bạn thực sự hiểu bạn có thể giúp bạn tìm ra một góc nhìn tươi mới. Hãy trút bỏ cảm xúc của mình và nhờ anh ấy hoặc cô ấy giúp bạn giải quyết những nghi ngờ từ một khía cạnh ít cảm xúc hơn. Một người đáng tin cậy cũng có thể tư vấn cho bạn về bất kỳ nghi ngờ nào cần được chú ý và giúp mở rộng quan điểm của bạn.

Hãy đánh giá lại những mong muốn của bản thân

Mặc dù những nghi ngờ của chúng ta có thể phát triển không theo tỷ lệ, nhưng chúng cũng có thể chỉ ra một điều gì đó đúng đắn và sáng suốt mà bộ não lý trí đã bỏ qua. Trong những thời điểm vô cùng nghi ngờ về bản thân, một cách sáng suốt là bạn vẫn tiếp tục hành trình cho đến khi tâm trí tỉnh táo hơn, nhưng đừng bỏ lỡ cơ hội để xem liệu bạn có đang đi sai đường hay không.

Có thể bạn đang làm điều gì đó bởi vì bạn nghĩ rằng bạn “nên” làm điều đó và kết quả là các hành động và giá trị không phù hợp với nhau. Cảm xúc đôi khi có thể cảnh báo bạn về những căng thẳng này trước khi lý trí đưa ra kết luận tương tự.

Thực hiện một chút tiến bộ nhỏ

Trong khi trải qua những xáo trộn về cảm xúc, bạn có thể dễ dàng bỏ qua mọi thứ khác và đắm chìm trong suy tư. Một điều tôi đã học được từ vợ mình là giữa cảm giác hụt ​​hẫng, một chút tiến bộ — đặc biệt là trong lĩnh vực mà bạn cảm thấy có năng lực có thể chữa lành [tổn thương] tinh thần. Thành quả này sẽ nhẹ nhàng khôi phục “vùng kiểm soát bên trong,” và cảm giác rằng bạn có thể định hình cuộc sống và môi trường của chính mình.

Một hành trình dài

Trong suốt thời gian chúng ta rơi vào trạng thái nghi ngờ bản thân, bất cứ điều gì giúp giảm bớt cảm giác thiếu thốn đều trở thành giải pháp. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp đôi khi là một hành trình lâu dài. Trong thời điểm này, tôi muốn tự hỏi bản thân rằng tôi muốn trở thành ai trong 3 năm, 5 năm hay 10 năm nữa và điều gì sẽ đưa tôi đi theo hướng đó.

Viết ra những suy nghĩ

Một trong những thách thức lớn nhất của việc quản lý cảm xúc là xu hướng mắc kẹt trong một vòng lặp bên trong trí óc. Những nhận thức này, giống như tự hoài nghi vào bản thân thường có xu hướng mạnh mẽ nhưng lại mơ hồ; tuy nhiên, nói to điều đó ra thì không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Tôi thường thấy rằng viết ra suy nghĩ là một cách tốt hơn giúp chế ngự cảm xúc và biến cảm xúc thành điều gì đó hữu ích hơn.

Trải nghiệm căng thẳng giữa lý trí và cảm xúc không phải là một thiếu sót cần phải vượt qua, mà trên thực tế, đó chính là biểu hiện của nhân tính.

Lý trí giúp chúng ta nhìn vào thực tế và đưa ra quyết định đúng đắn, nhưng cảm xúc sẽ bổ sung thêm sự phong phú và ý nghĩa cho cuộc sống. Cảm xúc không phải là thứ khiến chúng ta xấu hổ; thay vào đó, chúng ta nên cố gắng hiểu rõ hơn, đánh giá cao hơn và cuối cùng, áp dụng cho cuộc sống tốt đẹp mà chúng ta đang tìm kiếm.

Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Mike Donghia
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Anh Mike Donghia và vợ, cô Mollie, viết blog trên trang This Evergreen Home, nơi họ chia sẻ kinh nghiệm sống tối giản, có chủ đích, và sự gắn kết trong thế giới hiện đại. Bạn có thể theo dõi các bài viết của họ bằng cách ghi danh nhận bản tin hai lần một tuần.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn