Hồi phục chứng đau cơ xơ hóa: Từ 2 năm đau đớn dữ dội sau một tai nạn xe hơi đến việc chữa lành qua đêm

Cô Isabella Murphy nói, “Cơ thể tôi giống như một công cụ tra tấn, như một nhà tù đang giam cầm và hành hạ tôi.”

“Tôi không thể nhận được sự giúp đỡ nào dù đang ở trong bệnh viện. Điều đó thực sự đáng sợ. Cơ thể tôi giống như một công cụ tra tấn, như một nhà tù đang giam cầm và hành hạ tôi,” Isabella Murphy, người từng mắc chứng đau cơ xơ hóa, nhớ lại.

Xuất thân từ Đài Loan, cô Murphy lớn lên trong một gia đình hạnh phúc. Cô theo học trường Trung học Nữ sinh Số 1 Đài Bắc và sau đó là Đại học Quốc gia Đài Loan. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô theo học 2 bằng thạc sĩ về công nghệ sinh học và kỹ thuật máy điện toán tại University of Connecticut. Cô Murphy đã tìm được việc làm trước khi tốt nghiệp cao học. Cô đã có một gia đình ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào năm 2005, một vụ tai nạn xe hơi đã khiến cuộc sống của cô bị đảo lộn.

Cô Murphy cùng gia đình trong lễ tốt nghiệp Đại học Quốc gia Đài Loan. (Ảnh được đăng với sự cho phép của cô Isabella Murphy)
Cô Murphy cùng gia đình trong lễ tốt nghiệp Đại học Quốc gia Đài Loan. (Ảnh được đăng với sự cho phép của cô Isabella Murphy)

Chỉ 1 tháng sau khi đi làm, cô đã bị đụng xe trên đường về nhà. Mặc dù cô không có bất kỳ vết thương ngoài da nhưng cô bị chấn thương mô mềm và chấn động não nhẹ. Các bác sĩ nói với cô rằng cô không cần điều trị và rằng cô sẽ hồi phục một cách từ từ.

Tuy nhiên, 9 tháng sau đó, tình trạng của cô ngày càng xấu đi, thậm chí khả năng đi lại của cô đã bị ảnh hưởng.

Trật nhiều khớp

Cuối cùng, cô quyết định quay trở lại Đài Loan để tìm cách điều trị bằng Trung y, bởi vì Tây y đã không thể chữa khỏi bệnh cho cô. Cô đã tìm được một bác sĩ Trung y chuyên về nắn xuơng có kinh nghiệm, vị này đã khám cho cô rất cẩn thận và đã nắn chỉnh từng khớp xương cho cô. Sau khi điều trị, cô không còn cảm thấy đau ở khớp nữa.

Bác sĩ nói với cô, “Các khớp xương của cô đều bị trật nên cô đã rất đau đớn.” Khi cô hỏi tại sao phim X-quang lại cho kết quả bình thường, bác sĩ giải thích, “Trật khớp đôi khi không phát hiện được trên phim X quang vì cần tư thế chụp phim đặc biệt.”

Thật không may, do điều trị chậm trễ, các mô mềm và dây chằng quanh khớp của cô không còn có thể được giữ ở đúng vị trí. Bất cứ khi nào cô cử động, các khớp xương lại bị trật và cần được chỉnh sửa lại.

Cha của cô Murphy đã thuê một căn hộ gần nơi ở của bác sĩ và nhờ bác sĩ giúp cô tập các bài tập phục hồi chức năng. Cô Murphy giải thích, “Trong khi tập luyện, các khớp của tôi thường bị trật lại nên tôi phải quay lại bác sĩ để chỉnh lại khớp. Và vòng lặp đau đớn này vẫn tiếp diễn.”

Được chẩn đoán mắc một căn bệnh vô phương cứu chữa

Trong quá trình phục hồi chức năng, các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn xuất hiện. Một năm rưỡi sau vụ tai nạn xe hơi, cô Murphy bắt đầu bị đau dữ dội vào ban đêm. Cô thường thức dậy trong cơn đau đớn vào khoảng 3 hoặc 4 giờ sáng. Các khớp và cơ bắp của cô đau nhức như thể cô vừa mới hoàn thành một cuộc chạy marathon. Để giảm đau, cô phải đứng dậy đi tới lui, thả lỏng cơ bắp cứng đơ trước khi có thể ngủ lại.

Một bệnh nhân khác cũng được bác sĩ này điều trị nói với cô rằng bà ấy cũng gặp vấn đề tương tự. Sau 15 năm tư vấn ý kiến của nhiều bác sĩ khác nhau, cuối cùng bà ấy đã được chẩn đoán mắc bệnh đau cơ xơ hóa.

Đau cơ xơ hóa là căn bệnh đặc trưng bởi nhận thức đau bất thường. Bệnh này ảnh hưởng khoảng 2% đến 8% dân số nói chung. Bệnh nhân bị đau và cứng khớp lan rộng, thường kèm theo mệt mỏi nghiêm trọng, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm trạng.

Theo lời giới thiệu của bệnh nhân này, cô Murphy đã đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc, một trong những bệnh viện giảng dạy hàng đầu của Đài Loan. Tuy nhiên, sau 2 tháng điều trị, tình trạng của cô ngày càng xấu đi.

Cô nhớ lại, “Sau khi nhận được [chẩn đoán] đau cơ xơ hóa, cơn đau khớp dường như không còn là vấn đề nữa. Trên thực tế, chứng đau cơ xơ hóa đã trở thành nguồn gốc thực sự khiến tôi tuyệt vọng. Cơn đau gấp trăm, gấp ngàn, thậm chí gấp 10,000 lần cơn đau khớp trước đó. Tôi cảm thấy đau khắp nơi vì đây là chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng đến tất cả các dây thần kinh cảm giác đau trên khắp cơ thể tôi. Ngay cả hơi thở, nhiệt độ cơ thể và khả năng điều hòa lượng đường trong máu của tôi cũng bị ảnh hưởng. Tôi thường xuyên ngất xỉu và phải mang theo bình oxy di động bên mình.”

Dựa vào thuốc giảm đau gây nghiện morphine để giảm đau

Vào buổi sáng Lễ hội Thuyền Rồng, trong lúc nằm viện, cô Murphy tỉnh dậy trong cơn đau và cố gắng xin y tá cho morphine nhưng cô không thể nói được.

Cô nói, “Lúc đó tôi mới nhận ra việc nói cần có sự phối hợp của rất nhiều tế bào. Mọi ý chí và sức lực của tôi đều bị tiêu hao bởi nỗ lực chịu đựng cơn đau, khiến tôi không thể thốt ra được dù chỉ một từ. Tôi nhận ra rằng tôi không thể nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào dù đang ở trong bệnh viện. Điều ấy thực sự đáng sợ. Cơ thể tôi giống như một công cụ tra tấn, như một nhà tù đang giam cầm và hành hạ tôi.”

Cơn đau do đau cơ xơ hóa chỉ có thể thuyên giảm nhờ thuốc giảm đau gây nghiện morphine. Ở phòng bên cạnh, một bệnh nhân 35 tuổi được lưu kim luồn tĩnh mạch để được nhận morphine bất cứ lúc nào. Dù bị đau dữ dội nhưng cô Murphy vẫn ngần ngại đề nghị liều morphine cao hơn vì cô sợ bị nghiện thuốc này.

Vì căn bệnh này không có cách cứu chữa nên các bác sĩ chỉ có thể kê toa các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, như thuốc chống co giật, thuốc ngủ và thuốc ổn định tâm trạng. Tuy nhiên, cô nhận thấy các bệnh nhân được điều trị tương tự như cô có sự thay đổi tính cách mạnh mẽ và bệnh trạng của họ hầu như không cải thiện.

Sau đó, cô tìm đến phương pháp điều trị bằng châm cứu. Châm cứu giúp cô giảm đau và giảm được nửa liều morphine nhưng vẫn không đủ để giúp cô trở lại cuộc sống bình thường.

Sau một năm rưỡi điều trị tại Đài Loan mà không có tiến triển gì, cô Murphy quyết định trở về Mỹ đoàn tụ với chồng và chịu đựng đau đớn suốt quãng đời còn lại.

Việc điều trị bằng châm cứu ở Hoa Kỳ khá tốn kém nên cô hy vọng có thể tìm ra cách tự châm cứu. Cô tình cờ thấy một chuyên mục được một bác sĩ Trung y đảm trách trên trang web của The Epoch Times.

Một ngày trước khi đi Hoa Kỳ, cô đã thu xếp để đến khám ở vị bác sĩ này. Bác sĩ này đã châm kim vào các huyệt tương ứng với thận, gan, dạ dày, xương và tủy xương. Bác sĩ phát hiện máu chảy ra toàn màu đen, chứng tỏ các cơ quan này không tốt. Sau đó bác sĩ hỏi cô Murphy, “Cô có nút thắt nào trong tình cảm không?” Kết thúc buổi khám, bác sĩ nói, “Cô sắp trở lại Hoa Kỳ và không ai có thể cứu được cô. Cô phải tự cứu mình.” Bác sĩ đưa cho cô Murphy 2 tờ rơi Pháp Luân Công và đề nghị cô tìm hiểu về Pháp Luân Công trên mạng internet.

Pháp Luân Công bao gồm 5 bài tập nhẹ nhàng, trong đó có bài thiền định. Môn này hướng dẫn các học viên nâng cao nhân cách đạo đức của họ bằng cách tuân theo các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn, từ đó đạt được sức khỏe thể chất và tinh thần. Cô Murphy cho biết cô tin tưởng vào tư cách đạo đức cao thượng của vị bác sĩ Trung y này. Tuy nhiên, ưu tiên trước mắt của cô là giảm đau nhanh chóng để cô có thể làm việc ngay lập tức thay vì dành thời gian vào việc học khí công.

Ảnh cưới của cô Murphy. (Ảnh được đăng với sự cho phép của cô Isabella Murphy)
Ảnh cưới của cô Murphy. (Ảnh được đăng với sự cho phép của cô Isabella Murphy)

Chịu đựng cơn đau dữ dội để sống sót

Trở về Mỹ, cô Murphy không có cha mẹ chăm sóc, còn chồng cô thì phải đi làm vào ban ngày. Trong khi làm việc ở nhà, cô lại bị trật khớp và phải nằm liệt giường suốt 2 tuần. Cô thậm chí không thể tự đi xuống cầu thang để ăn; cô quá đau đớn và không thể tự mặc quần áo. Cô phải đợi chồng đi làm về rồi mới dùng bữa.

Cô gọi điện cho mẹ và nói rằng cô muốn trở lại Đài Loan. Mặc dù tình trạng của cô không thể chữa khỏi nhưng ít nhất châm cứu có thể làm dịu cơn đau của cô, giúp cô có thể đi lại và ăn uống. Tuy nhiên, mẹ cô khuyên cô không nên quay lại, bà nói rằng, “Mẹ không còn tiền nữa. Tất cả tiền bạc mẹ đã lo cho việc trị bệnh của con rồi. Nếu bây giờ con quay về, cha mẹ sẽ phải vay tiền.”

Cô Murphy đã khóc rất nhiều trong 3 ngày. Cô thậm chí còn có ý định tự tử, cô nhớ lại cách các bác sĩ đã tự kết liễu cuộc đời như thế nào. Tuy nhiên, khi nghĩ đến nỗi đau của cha mẹ, cô đã quyết đinh, “Dù có đau đớn đến đâu, tôi cũng phải tiếp tục sống.”

Căn bệnh đau cơ xơ hóa thường đi kèm với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một phân tích gộp cho thấy rằng những bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa có nguy cơ tử vong do tự tử cao hơn gấp 3 lần so với dân số nói chung.

Trân trọng đón nhận Chân, Thiện, và Nhẫn

Trong trạng thái tuyệt vọng, cô nhớ đến môn tu luyện Pháp Luân Công mà vị bác sĩ Trung y đã giới thiệu. Cô tải các video Pháp Luân Công từ trên mạng xuống và tập theo. Tuy nhiên, khi cô cố gắng thực hiện động tác ngồi thiền, khớp hông của cô lại bị trật, khiến cô phải nằm liệt giường một lần nữa.

“Tô thậm chí còn không thể luyện khí công!” Cô đã khóc suốt đêm trong tuyệt vọng. Sáng hôm sau, cô quyết định rằng mình không thể bỏ cuộc một cách dễ dàng như vậy. Cắn răng chịu đau, cô đi cầu thang xuống tầng dưới nơi để máy điện toán và tiếp tục tìm kiếm thông tin về Pháp Luân Công, nơi cô tìm thấy cuốn sách chính, “Chuyển Pháp Luân.”

Sau khi đọc “Chuyển Pháp Luân,” cô đã bị chấn động sâu sắc và đã tìm thấy lời giải đáp cho những câu hỏi của chính mình. Cô đồng tình với những lời dạy trong cuốn sách về việc trở thành người tốt bằng cách tuân theo nguyên lý chân, thiện, và nhẫn trong mọi hành động. Cuốn sách giảng thích rằng “nhẫn” không chỉ là kìm nén cơn giận bên ngoài, trong khi vẫn còn tức giận bên trong, mà là thực sự loại bỏ cơn giận hoàn toàn. Cô nhớ lại việc thường xuyên tranh cãi với chồng, điều này khiến sau đó cô cảm thấy rất buồn, nhưng cô lại không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Cô nghĩ rằng nếu cô có thể thực hành những nguyên lý này thì cô thực sự sẽ là một người có đức hạnh. Trên thực tế, nếu mọi người đều có thể làm được điều này, thế giới này sẽ là một nơi tốt đẹp hơn nhiều.

Sau khi đọc xong cuốn sách, cô ngẫm nghĩ, “Ngay cả khi bệnh tình của mình không thuyên giảm, mình sẽ sống theo những nguyên lý được dạy trong Chuyển Pháp Luân.”

Giảm đau qua đêm

Từ khi mắc bệnh đau cơ xơ hóa, mỗi sáng cô phải cử động từng cơ một, và mất khoảng 30 phút cô mới có thể ngồi dậy.

Vào buổi sáng sau khi đọc xong “Chuyển Pháp Luân,” cô đã chuẩn bị cử động chân tay, chuẩn bị tinh thần cho cơn đau thường ngày. Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra. “Bình thường, tôi chỉ cử động tứ chi được một chút nhưng lúc đó tay tôi đã nhấc lên một cách dễ dàng. Tôi tưởng mình đang mơ. Tôi đã thử cử động một bộ phận khác trên cơ thể và bàn tay còn lại của tôi cũng cử động mà không hề thấy đau!” Cô ngồi dậy, đặt chân xuống đất, và bước xuống nhà một cách nhẹ nhàng. Mọi việc diễn ra như trước khi vụ tai nạn xe hơi xảy ra.

Sau đó, cô Murphy bắt đầu học bài thiền định của Pháp Luân Công. Ban đầu, cô lo lắng rằng khớp háng có thể bị trật, nhưng sau khi ngồi hơn nửa tiếng, cô không chỉ giữ nguyên vị trí mà còn cảm thấy cơ thể thoải mái và ngập tràn niềm vui.

Một điều kỳ diệu ngoài lời giải thích khoa học

Trước đây, cô Murphy đã thực hiện nghiên cứu y sinh tại Khoa Sinh học Phân tử và Lý sinh của University of Connecticut. Cô cho biết y học hiện đại không có lời giải thích nào về việc chứng đau cơ xơ hóa có thể biến mất chỉ sau 1 đêm. Cô nhận xét, “Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết so với những gì chúng ta biết.”

Một nghiên cứu tổng quan năm 2011 được công bố trên Nature Reviews Rheumatology (Tập san Đánh giá Tự nhiên Thấp khớp học) nhấn mạnh rằng, mặc dù nghiên cứu về chứng đau cơ xơ hóa khá phát triển trong những năm gần đây, nhưng sinh lý bệnh của căn bệnh vẫn chưa được hiểu đầy đủ, với cơ chế khởi phát khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Các phương pháp điều trị lâm sàng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm –và – sai lỗi và hiệu quả của thuốc giảm đau còn rất hạn chế. Ngoài ra, các phương pháp tiếp cận không dùng thuốc, như tập thể dục và liệu pháp hành vi nhận thức, có thể mang lại kết quả tốt hơn so với dùng thuốc, nhưng không được phổ biến rộng rãi.

Hơn 1 thập niên đã trôi qua kể từ tháng 08/2007, và cô Murphy hiện đã khỏe khoắn và mạnh mẽ hơn trước khi lâm bệnh. Cô mô tả sự hồi phục ấy là một “phép màu.”

“Tôi luôn tin vào sự tồn tại của Thần, nhưng đó là một hy vọng xa vời. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được gặp Thần, nhưng Người thực sự đã lắng nghe sự cầu cứu của tôi. Chỉ là tôi chưa tận mắt nhìn thấy thôi.”

Bức ảnh gần đây của cô Murphy. (Ảnh được đăng với sự cho phép của cô Isabella Murphy)
Bức ảnh gần đây của cô Murphy. (Ảnh được đăng với sự cho phép của cô Isabella Murphy)

Pháp Luân Công cải thiện sức khỏe một cách đáng kể

Pháp Luân Công là một trong những môn tu luyện cả tâm lẫn thân phổ biến nhất hiện nay. Môn tập này được Đại sư Lý Hồng Chí giới thiệu vào năm 1992, và đến năm 1999, số học viên ở Trung Quốc đã lên tới từ 70 triệu đến 100 triệu.

Vào những năm 1990, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tiến hành cuộc khảo sát ngẫu nhiên đối với các học viên Pháp Luân Công. Trong số hàng chục nghìn người được khảo sát, 77.5% cho biết đã hồi phục hoàn toàn hoặc đáng kể sau khi mắc bệnh, với thêm 20.4% có sự cải thiện. Khi kết hợp lại, tỷ lệ hiệu quả tổng thể đạt 97.9%.

Nghiên cứu năm 2020 với hơn 1,000 học viên Pháp Luân Công Đài Loan đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, các vấn đề về phổi và huyết áp cao đã cải thiện hoặc hồi phục từ 70% – 89% sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Ngọc Thuần biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn