Xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc bằng cách bồi bổ hệ bạch huyết và giải độc sau chích vaccine ngừa COVID-19
Hệ miễn dịch kỳ diệu (Phần 5)
Trong loạt bài “Hệ miễn dịch kỳ diệu” này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh thực sự của khả năng miễn dịch, vốn là những cơ quan hoạt động không mệt mỏi để bảo vệ cơ thể. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp những cách thiết thực để bảo vệ những món quà quan trọng mà Thần đã ban cho chúng ta.
Bài trước: Hệ bạch huyết là “cơ quan điều hành mạng lưới miễn dịch” được thiết kế để ngăn độc tố bên trong và bên ngoài khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khả năng chữa bệnh thực sự của hệ bạch huyết còn vượt xa hơn thế. Có năm cách đơn giản để củng cố hệ bạch huyết.
Các biến cố nghiêm trọng đe dọa tính mạng ở não và tim có liên quan đến vaccine COVID-19, nhưng làm thế nào vaccine có thể phân tán từ vị trí chích ngừa đến các cơ quan khác?
Hệ bạch huyết không chỉ là cơ quan bảo vệ không thể thiếu để chống lại mầm bệnh mà còn giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Trong thời đại virus và vaccine COVID-19, việc duy trì một hệ bạch huyết mạnh mẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Làm thế nào mà vaccine mRNA vượt qua tuyến phòng thủ thứ nhất
Tuyến phòng thủ đầu tiên của vaccine mRNA là các tế bào niêm mạc và amidan.
Vaccine COVID-19 được chích dưới da. Tại chỗ chích, vaccine sẽ ngấm vào hệ bạch huyết dễ dàng, sau đó đến bất cứ nơi nào mà các tế bào miễn dịch bạch huyết của chúng ta không loại bỏ được vaccine. Hiếm khi vaccine có thể vô tình được chích vào mạch máu.
Vaccine COVID-19 mRNA, vốn được bao quanh bởi lớp vỏ lipid, được thiết kế đặc biệt để các mạch bạch huyết hấp thụ.
Đầu tiên, các phân tử vaccine này có đường kính khoảng 60 đến 100 nanomet, đây là kích thước hoàn hảo để đi vào các lỗ của mạch bạch huyết.
Thứ hai, lớp vỏ lipid của vaccine có khả năng được vận chuyển qua các mạch bạch huyết.
mRNA [vaccine] được đưa vào mô cơ, nơi có nhiều mạch máu và mạch bạch huyết, các hạt lipid của vaccine được hấp thụ nhanh chóng vào hệ bạch huyết và sau đó bắt đầu các hậu quả.
Gần đây, Cơ quan Y tế Úc đã công bố một báo cáo cho thấy các hạt nano lipid của vaccine COVID-19 mRNA được phân phối khắp cơ thể, bao gồm lá lách, tủy xương và các hạch bạch huyết.
Chiến trường tiền tuyến với vaccine
Trong các thử nghiệm lâm sàng về vaccine mRNA, hạch bạch huyết to ra được báo cáo ở 0.4% số người tham gia sau hai liều đầu tiên và 2.8% sau một liều bổ sung của vaccine Pfizer mRNA.
Nhiều người có thể coi đây là một phản ứng tự nhiên và lành tính của vaccine. Tuy nhiên, trong trường hợp vaccine mRNA, đặc biệt là vaccine COVID-19 mRNA, mọi thứ không đơn giản như vậy.
Một nghiên cứu của Hàn Quốc đã được thực hiện trên 88 phụ nữ khỏe mạnh bị sưng hạch bạch huyết sau khi chích vaccine COVID-19, bao gồm cả mRNA hoặc vaccine virus bất hoạt. Khoảng 1/4 (23) phụ nữ không còn sưng hạch sau sáu tuần, nhưng hơn một nửa (49) người còn lại vẫn còn sưng hạch sau 12 tuần.
Những phụ nữ được chích vaccine mRNA có biểu hiện sưng hạch nhiều hơn và kéo dài hơn so với những người được chích vaccine virus bất hoạt. Mặc dù những người nhận vaccine vector virus là một phần của nhóm đối chứng, nhưng mối quan tâm tương tự vẫn còn với họ.
Ngoài ra, những phụ nữ được chích vaccine mRNA có khác biệt lớn hơn về các hạch bạch huyết của họ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của ung thư, cần được theo dõi lâu dài.
Đào sâu hơn về các biến cố bất lợi của vaccine COVID-19
Nhiều bằng chứng đã chứng minh rằng protein gai của vaccine có thể gây ra hàng loạt tác hại cho cơ thể thông qua một số cách:
- Vô hiệu hóa các interferon bảo vệ: Các interferon dùng các tế bào miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, do đó việc vô hiệu hóa các interferon bảo vệ có nghĩa là cơ thể dễ bị tổn thương hơn.
- Làm hỏng chức năng của ty thể: Ty thể tạo ra năng lượng cho tế bào, truyền tín hiệu giữa các tế bào và điều chỉnh sự chết tế bào.
- Kích hoạt viêm: Điều này bao gồm các cơn bão cytokine, phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch có thể gây viêm kinh niên.
- Tổn thương các tế bào gốc/tế bào tiền thân tạo máu: Những tế bào này tạo ra các tế bào máu; tổn thương có thể dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu.
- Gây ra các bệnh lý tự miễn dịch: Khả năng tự miễn dịch do vaccine gây ra có liên quan đến hội chứng Guillain-Barré, hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng và các tình trạng khác.
Các hạt nano lipid trong vaccine mRNA cũng là một vấn đề lớn, vì các nghiên cứu cho thấy chúng có thể tách rời, kết cụm và gây ra tắc nghẽn mạch máu.
Theo đó, bất cứ nơi nào hệ bạch huyết tại chỗ bị tắc hoặc không hoạt động đủ tốt để làm sạch các thành phần vaccine thì cơ thể có thể gặp các triệu chứng ở các bộ phận tương ứng.
Kể từ ngày 31/03, Hệ thống báo cáo biến cố bất lợi của vaccine (VAERS) đã ghi nhận 1,541,247 báo cáo toàn cầu về các biến cố bất lợi liên quan đến vaccine COVID-19. Những biến cố này bao gồm một loạt các kết quả đáng lo ngại, chẳng hạn như 35,948 trường hợp tử vong, 196,067 trường hợp nhập viện và 37,174 trường hợp đe dọa đến tính mạng.
Xây dựng một pháo đài vững chắc: 7 cách để thải độc và chữa lành
Trong kỷ nguyên vaccine COVID-19, việc củng cố hệ bạch huyết và gia tăng khả năng loại bỏ hiệu quả những kẻ xâm lược lén lút này là đặc biệt quan trọng.
Gia tăng hệ bạch huyết sẽ tăng cường các quy trình thải độc và chữa bệnh khác, như các quy trình được cung cấp bởi Tuyến đầu Liên minh Chăm sóc Đặc biệt COVID-19.
Một số người không gặp tác dụng phụ nhẹ, bất kể loại vaccine đã được sử dụng. Điều này có thể là do hệ bạch huyết của họ đã tự chữa lành và thải độc mạnh mẽ.
Ngoài việc chăm sóc giấc ngủ, tập thể dục, hít thở sâu, thực đơn ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ nước, chúng ta còn có thể thực hiện các biện pháp bổ sung để củng cố chức năng hệ bạch huyết và giảm bớt các tổn thương liên quan đến vaccine.
Kỹ thuật xoa bóp hệ bạch huyết
Xoa bóp có thể thúc đẩy dẫn lưu bạch huyết, cải thiện chức năng miễn dịch và làm sạch các chất thải.
Thao tác xoa bóp hệ bạch huyết bằng tay có lợi cho hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp và cơ xương.
Dòng bạch huyết có thể được thúc đẩy bằng phương pháp Godoy, vốn được các bác sĩ Brazil sử dụng để điều trị bệnh phù bạch huyết; chà bàn chải khô lên da, có thể được thực hiện tại nhà; và Kanpumasatsu của Nhật Bản (dùng khăn khô chà lên da để loại bỏ lớp vảy da).
Châm cứu
Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, mù đôi với 147 người tham gia cho thấy những người được bấm huyệt giảm đáng kể các tác dụng phụ và đau cục bộ ở so với nhóm đối chứng.
Dựa trên nghiên cứu hiện có, việc giảm tác dụng phụ của vaccine sau khi châm cứu có khả năng liên quan đến chức năng tăng cường của hệ bạch huyết.
Một số huyệt vị có thể cải thiện dẫn lưu bạch huyết và giảm viêm và sưng một cách đặc biệt.
Chụp CT đã chỉ ra rằng các huyệt châm cứu chứa nhiều mạch máu nhỏ hơn các vùng khác trên cơ thể, có lẽ cũng có mật độ cao các mạch bạch huyết nhỏ.
Các thử nghiệm lâm sàng ban đầu và gần đây đã chỉ ra rằng châm cứu có thể làm giảm sưng chân tay do ung thư vú, cải thiện các triệu chứng phù bạch huyết ở chi dưới và giảm đau kinh niên, bệnh thần kinh và lo lắng.
Các loại thảo dược
Các loại thảo dược như calendula (Cúc vạn thọ), echinacea (Cúc dại Mỹ) và Bồ công anh cũng có thể giúp thanh lọc hệ bạch huyết một cách tự nhiên, giảm sưng đau và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Liệu pháp quang sinh học
Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp quang sinh học có thể có tác dụng hữu ích trong việc loại bỏ các protein độc hại của não thông qua hệ bạch huyết não. Do đó, liệu pháp này được coi là một chiến lược bảo vệ thần kinh không xâm lấn để cải thiện các triệu chứng như sương mù não hoặc suy giảm nhận thức. Hình thức trị liệu này áp dụng ánh sáng từ tia laser hoặc diode phát sáng ở mức độ thấp lên bề mặt cơ thể. Ánh sáng cận hồng ngoại thường được sử dụng.
Biến động nhiệt độ
Trải nghiệm tắm suối nước nóng hoặc spa giúp cơ thể tiếp xúc với cả nóng và lạnh một cách tự nhiên có thể cải thiện chức năng của hệ bạch huyết bằng cách tăng lưu lượng bạch huyết.
Việc tiếp xúc với nhiệt độ nóng và lạnh khiến các mạch bạch huyết co lại và thư giãn, làm tăng lưu lượng bạch huyết đi khắp cơ thể tới 117%. Sự gia tăng này kích thích và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, những hoạt động quá sức như bơi lội mùa đông không được khuyến khích vì những hoạt động này nhìn chung không tốt cho sức khỏe. Việc bị lạnh đột ngột có thể gây co mạch máu, điều mà những người có một số yếu tố nguy cơ nên tránh.
Vitamin C
Vitamin C là chất dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho hệ bạch huyết.
Đầu tiên, vitamin C giúp tăng sản xuất collagen, tăng tính toàn vẹn cấu trúc của hệ bạch huyết. Các hạch bạch huyết được bao quanh bởi các viên nang và trabeculae dồi dào collagen, những sợi nhỏ trợ giúp cấu trúc của các hạch bạch huyết cần đủ vitamin C để duy trì sức mạnh.
Thứ hai, vitamin C giúp chức năng tế bào lympho, tạo ra các kháng thể xác định và loại bỏ các hạt lạ trong cơ thể.
Cuối cùng, vitamin C bảo vệ tế bào lympho khỏi bị hư hại do oxy hóa.
Vitamin D
Một nghiên cứu đã phát hiện rằng vitamin D có thể điều chỉnh số lượng và chức năng của các tế bào lympho T trong các hạch bạch huyết trên da, giúp giảm viêm da.
Những chất bổ sung có công dụng chống viêm
Bổ sung thực đơn ăn uống chống viêm có thể giúp giảm số lượng tế bào miễn dịch hoặc các cytokine gây viêm trong cơ thể, giảm gánh nặng cho hệ bạch huyết.
Càng bớt gánh nặng thì hệ bạch huyết càng có nhiều khả năng hoạt động bình thường. Vì vậy, việc dùng thực đơn ăn uống chống viêm có thể làm cho dòng chảy bạch huyết trôi chảy hơn với nguy cơ bị tắc nghẽn thấp hơn.
Một số chất bổ sung tốt nhất cho phù bạch huyết là vitamin A, spermidine và hesperidin.
Một số chất bổ sung có lợi ích chống viêm nói chung là:
- Curcumin / nghệ
- Dầu cá Omega-3
- Gừng
- Resveratrol
- Tảo xoắn
- Vitamin D
- Bromelain
- Chiết xuất trà xanh
Hệ bạch huyết thực sự đã tham gia vào rất nhiều quá trình phức tạp để bảo vệ sức khỏe cho chúng ta. Chúng ta hãy tránh tiếp xúc với chất độc, chăm sóc cơ thể, để giữ cho hệ bạch huyết khỏe mạnh và hoạt động tốt trong suốt cuộc đời.
Bài tiếp theo: Lá lách kỳ diệu hoạt động không mệt mỏi, làm sạch máu và chống virus tấn công cơ thể
Công Thành biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times