Hệ miễn dịch kỳ diệu: Một kiệt tác về thiết kế và khả năng phục hồi cho sức khỏe suốt đời
Loạt bài Hệ miễn dịch kỳ diệu (Phần 12)
Trong loạt bài “Hệ miễn dịch kỳ diệu” này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh thực sự của khả năng miễn dịch, vốn là những cơ quan hoạt động không mệt mỏi để bảo vệ cơ thể. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp những cách thiết thực để bảo vệ những món quà quan trọng mà Thần đã ban cho chúng ta.
Bài trước: Tủy xương dễ bị tổn thương trước nhiều yếu tố và lối sống, nhưng có những biện pháp chúng ta có thể thực hiện để giữ cho xưởng tế bào quan trọng này khỏe mạnh.
Hệ miễn dịch thường hoạt động giống như một đám mây bí ẩn tuân theo các quy tắc cũng bí ẩn của riêng mình, khiến chúng ta băn khoăn không biết khi nào thì hệ miễn dịch thể hiện những điều kỳ diệu và khi nào thì chúng ta thất vọng. Chúng ta thường chỉ nghĩ về hệ miễn dịch khi có vấn đề.
Bạn có nhớ khoảng thời gian bị một cơn cúm dai dẳng tấn công khiến bạn bị sốt, đau họng, đau nhức cơ thể và sưng hạch bạch huyết không? Những triệu chứng đó chính là sức mạnh của hệ miễn dịch triển hiện khi đang dũng cảm chiến đấu chống lại các lực lượng xâm lược, đang nhất định bảo vệ bạn.
Hệ miễn dịch cũng quan trọng như trái tim đang đập và hơi thở trong phổi. Trên thực tế, đây là một trong những hệ cơ quan lớn nhất và phổ biến nhất trong toàn bộ cơ thể bạn – và tầm quan trọng của hệ miễn dịch thường bị bỏ qua.
Xuyên suốt loạt bài này, chúng ta đã khám phá những khía cạnh quan trọng của hệ miễn dịch, làm sáng tỏ nhiều bí ẩn và đặc điểm nổi bật trong đó. Mục tiêu của chúng tôi là trao cho bạn kiến thức về cách củng cố và duy trì hệ miễn dịch lành mạnh và khỏe khoắn.
Phản hồi từ các độc giả
Chúng tôi rất biết ơn vì sự giúp đỡ đông đảo và phản hồi tích cực từ các độc giả. Dưới đây là một số ý kiến chúng tôi nhận được từ loạt bài này.
“Bài báo vô cùng hấp dẫn. Tôi đã làm việc ở lĩnh vực y tế trong suốt sự nghiệp của mình và chưa bao giờ thấy lời giải thích nào hợp lý và chặt chẽ như vậy! Cảm ơn!”
“Cảm ơn vì bài viết có tính giáo dục. Hãy duy trì.”
“Đây là bài báo tuyệt vời và cảm ơn tác giả đã dành thời gian để điểm lại những thông tin kỹ lưỡng để chúng tôi hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch. Tôi phải dành thời gian để đọc kỹ toàn bộ loạt bài! Tôi đánh giá rất cao điều này, thật thú vị như tìm kho báu, cám ơn! :)”
“Tôi hy vọng đến một lúc nào đó chúng ta sẽ phát hiện ra rằng cũng có những vấn đề sức khỏe liên quan đến việc cắt bỏ ruột thừa, vốn cũng được coi là một phần không quan trọng hoặc vô ích trong cơ thể người. Nhiều người trong lĩnh vực y tế tin vào thuyết tiến hóa sai lầm và cho rằng những bộ phận cơ thể này là những phần “còn sót lại” từ các dạng người trước đây mà quá trình tiến hóa đã quên loại bỏ. Chúa tạo ra con người và những bộ phận cơ thể này tồn tại là có lý do, ngay cả khi chúng ta chưa tìm ra.”
“Chúng ta sẽ có thể biết rằng tất cả những bộ phận cơ thể phiền toái mà các bác sĩ rất dễ dàng khuyên nên loại bỏ đều có vai trò đối với sức khỏe tổng thể – không chỉ amidan, vòm họng mà còn cả ruột thừa, túi mật, tử cung, buồng trứng, v.v…”
“Kinh thánh cho biết chúng ta được tạo nên một cách kỳ diệu và duy nhất – mỗi người chúng ta – mỗi người từ trong bụng mẹ cho đến khi qua đời là những con người mang hình ảnh của Thượng Đế. Mỗi chúng ta đều bắt đầu với Thượng Đế, và được Thượng Đế thiết kế độc đáo, được tạo ra theo hình ảnh của Ngài.”
“Bài viết này là bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy sự tiến hóa là không thể về mặt khoa học. Theo quá trình tiến hóa, cơ thể con người đã trải qua hàng triệu năm mà không có hệ bạch huyết… Lời giải thích duy nhất hợp lý là con người được Chúa tạo ra hoàn chỉnh trong 1 ngày.”
“Amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn, tuy nhiên tuyến này từng bị loại bỏ nhanh chóng. Ruột thừa và những cơ quan được gọi là vô dụng khác đều rất cần thiết. Các cơ quan này chỉ nên được cắt bỏ trong những trường hợp thập tử nhất sinh.”
“Tôi khá kinh ngạc khi biết rằng tuyến ức bị coi là vô dụng. Tôi chưa bao giờ nghe nói về sự điên rồ đó.”
“Đầu tiên, tôi không thể không mỉm cười trước sự thiên tài của Chúa và cách mà Ngài tạo ra chúng ta. Không có gì con người tạo ra có thể chạm vào những sáng tạo kỳ diệu ấy. Đây là một trong những bài viết hay nhất tôi từng xem trên The Epoch Times. Được viết để bất cứ ai cũng có thể hiểu, và rất nhiều thông tin. Tôi hiện đang giải quyết một số vấn đề về hồng cầu/thiếu máu và điều này rất hữu ích trong việc hiểu những gì đang diễn ra trong cơ thể tôi khi xem kết quả xét nghiệm và cảm giác. Rất mong được đọc nhiều bài như vậy!”
“Thiết kế” hệ miễn dịch
Trong suốt loạt bài này, chúng tôi đã nhiều lần sử dụng từ “thiết kế” để mô tả các chức năng khác nhau của hệ miễn dịch. Thiết kế ngụ ý về ý định và không có sự ngẫu nhiên.
Ví dụ, khi nhìn vào bóng đèn của Thomas Edison, một đồ vật được thiết kế, chúng ta hiểu rằng mục đích của bóng đèn là mang lại ánh sáng cho mọi người trong đêm. Sự sắp xếp của các thành phần của đèn phục vụ chức năng cụ thể. Mặt khác, sự phân loại ngẫu nhiên của dây và bóng thủy tinh mà không có mục đích rõ ràng sẽ không được coi là thiết kế.
Tương tự việc dựng nên một ngôi nhà, mọi khía cạnh đều được thiết kế cẩn thận để phục vụ mục đích mang đến không gian sống thoải mái. Bố cục, nội thất và các tiện ích đều được sắp xếp chu đáo để đáp ứng mục tiêu đó.
Thiết kế cũng bao hàm sự tinh tế và tối ưu tài nguyên. Hãy xem xét chiếc phi cơ, nơi không gian bị hạn chế. Mỗi từng cm đều được thiết kế tỉ mỉ để tối đa hóa về chức năng và hiệu quả.
Tương tự như vậy, hệ miễn dịch của con người chúng ta là một điều kỳ diệu của tự nhiên thể hiện những đặc điểm giống như thiết kế này. Hệ miễn dịch hoạt động không mệt mỏi với sứ mệnh rõ ràng là bảo vệ chúng ta khỏi những kẻ xâm lược có hại và duy trì sức khỏe tổng thể. Từ những mạng lưới phức tạp gồm các phân tử, tế bào, mô đến cơ quan, tất cả đều có vai trò cụ thể trong việc bảo vệ cơ thể.
Ngay từ khi sinh ra, hệ miễn dịch học cách nhận biết và nhắm mục tiêu các mầm bệnh cụ thể, thích nghi và phát triển để mang lại sự bảo vệ suốt đời. Miễn dịch có khả năng vượt trội để phân biệt giữa cơ thể và vật ngoại lai, xác định và loại bỏ hiệu quả các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn và tế bào ung thư.
Hệ miễn dịch phát hiện, vô hiệu hóa và ghi nhớ các mối đe dọa đã gặp phải trước đó qua hoạt động của tế bào bạch cầu, kháng thể và tế bào ghi nhớ. Khả năng thích ứng này cho phép hệ miễn dịch tạo ra một loạt các tế bào miễn dịch với nhiều khả năng độc đáo, bảo đảm phản ứng phù hợp với các mối nguy hiểm cụ thể. Chức năng bộ nhớ của hệ miễn dịch cũng cho phép cơ thể phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn đối với nhiều bệnh nhiễm trùng tái phát.
Về bản chất, bằng cách sử dụng thuật ngữ “thiết kế” để mô tả hệ miễn dịch, chúng tôi làm nổi bật sự sắp xếp và hiệu quả có mục đích, cũng như khả năng thích ứng và bảo vệ bằng cách sử dụng một mạng lưới các thành phần phức tạp.
Điểm nổi bật từ loạt bài này
Amidan là thành phần thường bị bỏ qua nhưng không thể thiếu của hệ bạch huyết, cung cấp một cơ chế bảo vệ chiến lược trong cổ họng, hoạt động như người gác cổng và sứ giả cho hệ miễn dịch. Mặc dù phẫu thuật cắt amidan được coi là thủ thuật “nhỏ,” nhưng việc phẫu thuật có khả năng làm tăng nguy cơ lâu dài nhiễm các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng và thậm chí một số loại ung thư.
Hệ bạch huyết hoạt động như một “người quản lý mạng lưới miễn dịch,” được thiết kế để giữ độc tố bên trong và bên ngoài cũng như những kẻ xâm lược ra khỏi cơ thể. Hệ thống bạch huyết khỏe mạnh, với dòng chảy dịch bạch huyết liên tục, có thể loại bỏ các tế bào ung thư, virus, chất độc, v.v… khỏi các mô và tế bào, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn của bệnh tật.
Thật không may, vaccine COVID-19 mRNA, được bao quanh bởi lớp vỏ lipid, được thiết kế đặc biệt để các tế bào bạch huyết hấp thụ và phân phối đến toàn bộ cơ thể thông qua hệ bạch huyết, gây ra các tác dụng phụ trầm trọng và tổn thương ở một số người.
Mặc dù nhỏ, nhưng lá lách thực hiện vô số chức năng quan trọng. Giống như hồ chứa trong hệ thống tuần hoàn, lá lách chủ yếu điều chỉnh các chức năng bảo vệ miễn dịch, tạo ra các kháng thể và lọc máu để loại bỏ mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh được bao bọc.
Cắt bỏ lá lách, thường được thực hiện do chấn thương, có thể gây hậu quả trầm trọng.
Tuyến ức là một cơ quan có các chức năng thiết yếu duy trì đến tuổi trưởng thành. Tuyến ức đóng vai trò quan trọng trong chuỗi tế bào T, tế bào miễn dịch thích nghi mạnh mẽ nhất và sản xuất các hormone quan trọng điều chỉnh hệ miễn dịch.
Mặc dù tuyến ức có thể teo lại theo tuổi tác nhưng vẫn có thể rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài. Rối loạn chức năng của tuyến ức có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và tự miễn dịch. Có nhiều yếu tố chúng ta có thể kiểm soát để giảm tốc độ teo và giữ cho tuyến ức hoạt động tốt. Mặc dù tuyến ức có thể thoái hóa nhưng cũng có khả năng tái sinh mạnh mẽ.
Tủy xương đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.
Thật thú vị, máu dường như cũng bắt nguồn từ ruột và vi khuẩn đường ruột, điều này có ý nghĩa quan trọng. Bằng cách nhận ra ảnh hưởng của đường ruột và thực hiện các bước để kích thích hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, chúng ta có khả năng tăng cường sản xuất tế bào máu và tăng khả năng miễn dịch.
Sự trục trặc của tủy xương có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như bệnh bạch cầu, một dạng ung thư máu do sự bất thường của các tế bào gốc trong tủy xương. Các yếu tố khác nhau, ví dụ như tiếp xúc với hóa chất độc hại, bức xạ điện từ, nhiễm virus, phương pháp ăn nhiều chất béo và béo phì, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tủy xương.
Mẹo để xây dựng khả năng phục hồi của miễn dịch
Có nhiều cách để trợ giúp chức năng miễn dịch của chúng ta. Dưới đây, chúng tôi sử dụng từ viết tắt “RESILIENCE” (KHẢ NĂNG PHỤC HỒI) để nhắc nhở chúng ta về những cách thiết thực để bảo vệ và tăng cường khả năng miễn dịch.
R – Giữ lại các thành phần cần thiết, tránh loại bỏ không cần thiết.
E – Ăn các thực phẩm lành mạnh, dồi dào dinh dưỡng, vitamin (D, A, C), và vi chất (kẽm); tránh thực phẩm chế biến.
S – Đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể.
I – Thêm trà xanh và thảo mộc tự nhiên vào khẩu phần ăn.
L – Đắm mình trong giấc ngủ êm đềm.
I – Cách ly khỏi chất độc môi trường, khói và bức xạ có hại.
E – Tham gia tập thể dục và vận động thường xuyên.
N – Giảm thiểu căng thẳng qua các thực hành tĩnh lặng.
C – Trau dồi lòng vị tha và đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác.
E – Hòa mình kết nối với thiên nhiên
Như đã được đề cập trong loạt bài này, sự phối hợp và giao tiếp của hệ miễn dịch thật đáng kinh ngạc. Các tương tác tế bào phức tạp được sắp xếp, các phân tử tín hiệu được phóng thích để triệu tập quân tiếp viện và các phản ứng miễn dịch được điều chỉnh. Sự phối hợp phức tạp này bảo đảm sự cân bằng tinh tế trong việc bảo vệ chống lại mầm bệnh và tránh các phản ứng thái quá có hại.
Khả năng phục hồi của hệ miễn dịch thể hiện rõ ở khả năng vượt qua vô số thử thách, chữa lành vết thương và khôi phục lại sự cân bằng ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh. Khả năng tự điều chỉnh và tự sửa chữa không có gì nhiều như điều kỳ diệu.
Qua loạt bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả những bằng chứng khoa học mới nhất để hiểu rộng hơn về hệ miễn dịch, đồng thời truyền cảm hứng cho lối suy nghĩ phản biện về thực hành y học thông thường và các mô hình hiện tại thường được coi là sự thật tuyệt đối.
Điều này đặc biệt đúng đối với thuyết tiến hóa của Darwin, mà chúng tôi tin rằng không giải thích được sự phức tạp và thiết kế kỳ diệu của cơ thể con người.
Hệ miễn dịch bẩm sinh là một hệ thống phòng thủ phi thường bảo vệ chúng ta không mệt mỏi khỏi bị tổn hại. Khả năng thích ứng, phối hợp, ghi nhớ, tự điều chỉnh và tái tạo này khiến hệ miễn dịch trở thành kỳ quan thực sự của tự nhiên, hoạt động âm thầm đằng sau hậu trường để bảo vệ sức khỏe khi chúng ta hoàn thành vai trò của mình trên thế giới.
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times