Hãy thận trọng nhâm nhi: Loại cà phê này có thể làm tăng mức cholesterol như thế nào
Những người bị cholesterol trong máu cao nên cẩn thận khi uống cà phê chưa lọc. Cà phê chưa lọc chứa diterpene cafestol và kahweol cao, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Hầu hết các chất này đều bị loại bỏ khi sử dụng giấy lọc.
Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Thức uống này không chỉ mang lại cảm giác sảng khoái mà còn có thể ngăn ngừa một số bệnh mạn tính và giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, những người có cholesterol trong máu cao nên cẩn thận khi uống cà phê. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine trong cà phê làm tăng mức cholesterol trong máu và cà phê espresso thơm, cà phê pha phin kiểu Pháp và cà phê Thổ Nhĩ Kỳ đều là những lựa chọn có nguy cơ cao. Ngược lại, cà phê pha bằng tay hoặc nhỏ giọt lọc qua giấy lọc sẽ an toàn hơn.
Cà phê rất dồi dào chất chống oxy hóa và các hoạt chất khác và đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh gan, tiểu đường loại 2, chứng mất trí nhớ và bệnh tim.
Uống cà phê để ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Những người uống cà phê ít có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người không uống cà phê. Các polyphenol và khoáng chất (như magnesium) trong cà phê có thể cải thiện hiệu quả chuyển hóa insulin và glucose trong cơ thể.
Trong nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tập san Diabetes Care (Chăm sóc Bệnh tiểu đường), người ta phát hiện ra rằng những người uống nhiều cà phê có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thấp hơn và cả người dùng cà phê chứa caffeine và không chứa caffeine đều có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thấp hơn. Nguy cơ bị bệnh tiểu đường giảm 8% khi bạn uống một tách cà phê mỗi ngày và 33% nếu uống sáu tách cà phê mỗi ngày so với việc không uống cà phê.
Hai đến ba tách cà phê mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2022 trên Tập san European Journal of Preventive Cardiology (Tim mạch Dự phòng Âu Châu), là ấn phẩm trực thuộc Hiệp hội Tim mạch Âu Châu (ESC), cho thấy rằng tiêu thụ cà phê xay, cà phê hòa tan và cà phê đã khử caffeine có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và nguy cơ bị bệnh tim mạch và những người uống hai đến ba ly cà phê có nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp nhất. Uống cà phê xay hoặc cà phê hòa tan có chứa caffeine cũng làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Theo ESC, các loại cà phê đều có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. So với việc không uống cà phê, uống hai đến ba tách cà phê đã khử caffeine có nghĩa là nguy cơ tử vong thấp hơn 14% và nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp hơn 6%; uống hai đến ba tách cà phê xay có nghĩa là nguy cơ tử vong thấp hơn 27% và nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp hơn 20%; và uống hai đến ba tách cà phê hòa tan có nghĩa là nguy cơ tử vong thấp hơn 11% và nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp hơn 9%.
Khảo sát quy mô lớn: Cà phê lọc là tốt nhất cho sức khỏe
Mặc dù nhiều nghiên cứu xác nhận lợi ích sức khỏe của việc uống cà phê, một số phát hiện ra rằng các thành phần trong cà phê, như diterpene, có thể làm tăng mức cholesterol trong máu và dẫn đến cholesterol trong máu cao. Điều này chủ yếu liên quan đến cách pha cà phê.
Trong nghiên cứu được công bố trên Tập san BMJ Open Heart số tháng 05/2022, các nhà nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa thói quen uống cà phê và tổng lượng cholesterol trong máu ở 21,083 người Na Uy trung niên và người cao niên từ 40 tuổi trở lên.
Bằng cách so sánh các phương pháp pha cà phê khác nhau, bao gồm cà phê espresso (ví dụ: cà phê viên nang được pha trong máy pha cà phê), cà phê phin, cà phê pha (ví dụ: máy ép kiểu Pháp) và cà phê hòa tan, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc uống cà phê đun sôi hoặc pha cà phê bằng pistol có liên quan đáng kể với cholesterol toàn phần trong huyết thanh tăng cao ở cả nam và nữ. Cholesterol toàn phần trong huyết thanh cũng cao hơn ở những người uống 3 – 5 tách cà phê espresso mỗi ngày, đặc biệt là ở nam giới.
Nghiên cứu được công bố trên Tập san European Journal of Preventive Cardiology (Tập san ngăn ngừa tim mạch học Âu châu) số tháng 12/2022 cũng cho thấy mối liên quan giữa phương pháp pha cà phê với cơn đau tim và tỷ lệ tử vong, với cà phê được pha bằng phương pháp lọc là lành mạnh nhất.
Nghiên cứu bao gồm mẫu đại diện của dân số Na Uy – 508,747 đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 20 đến 79. Những người tham gia đã hoàn thành bảng câu hỏi về lượng và loại cà phê tiêu thụ, đồng thời các nhà nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu về các biến số có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cà phê và bệnh tim để những yếu tố này có thể được xem xét trong phân tích. Các ví dụ bao gồm hút thuốc, giáo dục, tập thể dục, chiều cao, cân nặng, huyết áp, và cholesterol.
Trong trung bình 20 năm nghiên cứu theo dõi, 46,341 người tham gia đã qua đời, với 12,621 người mất vì bệnh tim mạch, trong đó có 6,202 người tử vong vì bệnh tim.
Theo nghiên cứu, cà phê không lọc chứa nồng độ diterpene cafestol và kahweol (chiết xuất từ hạt cà phê) cao hơn khoảng 30 lần so với cà phê được lọc. Cả hai chất này đều có tác dụng tăng lipid máu, làm tăng cholesterol toàn phần trong huyết thanh và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Hầu hết các chất này đều bị loại bỏ khi đi qua phin lọc cà phê.
Nghiên cứu kết luận rằng uống cà phê đã lọc sẽ tốt cho sức khỏe hơn là không uống cà phê. Uống cà phê đã lọc có liên quan đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 15% trong lần tái khám so với không uống cà phê. Điều này có thể là do cà phê rất dồi dào chất chống oxy hóa, như polyphenol, có đặc tính chống cục máu đông. Cà phê còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Đối với những trường hợp tử vong do bệnh tim mạch, cà phê phin giúp giảm 12% nguy cơ tử vong ở nam và 20% ở nữ so với không uống cà phê. Tỷ lệ tử vong thấp nhất được tìm thấy ở những người tiêu thụ 1 – 4 tách cà phê phin mỗi ngày.
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times