Đu đủ có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng nên ăn
Loại trái cây nhiệt đới này giúp cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và nhiều tác dụng chữa bệnh
Không chỉ phần thịt thơm ngon, mà vỏ và hạt của trái đu đủ cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, một số người không nên ăn nhiều đu đủ.
Đu đủ (Carica papaya) – còn được gọi là pawpaw – bắt nguồn từ Mexico và có niên đại hơn 1,000 năm. Nhiều loại đu đủ có trọng lượng đáng kinh ngạc, từ nửa pound (0.23kg) đến 22 pound (9.98kg).
Mặc dù nhiều người không ăn phần hạt đen nhỏ của đu đủ nhưng hạt lại rất bổ dưỡng và an toàn. Hạt đu đủ có độ giòn và hương vị hơi cay. Sau khi rang, bạn có thể nghiền hạt trong máy xay hạt tiêu và dùng để thay thế hạt tiêu đen.
Giống như nhiều loại trái cây nhiệt đới, nhiều dưỡng chất trong đu đủ bao gồm vitamin A, B và C, potassium, magnesium, chất xơ, acid folic và một lượng nhỏ calcium và sắt. Loại quả này cũng có đặc tính chữa bệnh.
Y học Ayurvedic và Trung y kết hợp tất cả các phần của trái đu đủ để tạo ra nhiều phương thuốc chữa bệnh khác nhau. Ví dụ, chiết xuất từ vỏ để điều trị bệnh sốt rét, đặc biệt ở các nước nhiệt đới nơi trồng đu đủ. Hạt đu đủ được dùng để thải độc gan, loại bỏ ký sinh trùng đường ruột và giảm ngứa do muỗi đốt.
Những lợi ích của trái đu đủ
Các hợp chất có hoạt tính sinh học trong đu đủ đem lại nhiều đặc tính nâng cao sức khỏe, bao gồm các chất chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm. Đặc biệt, chất chống oxy hóa carotenoid beta carotene – tạo nên màu sắc cho đu đủ – là tiền chất của vitamin A. Loại vitamin thiết yếu này bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, từ đó giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư và bệnh tim.
1. Trái tim
Các chất chống oxy hóa trong đu đủ giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol vốn có thể tạo ra tắc nghẽn [mạch máu] dẫn đến bệnh tim. Đu đủ còn chứa acid folic, chất cần thiết để chuyển đổi acid amin homocysteine thành acid amin ít gây hại hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim.
2. Mắt
Zeaxanthin, một chất chống oxy hóa khác của đu đủ, rất tốt cho điểm vàng và võng mạc của mắt. Zeaxanthin được cho là có chức năng như bộ lọc các tia UV có hại. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lutein, zeaxanthin và meso-zeaxanthin zeaxanthin giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ tổng thể, số lần bị đau đầu, mỏi mắt và tất cả các hoạt động thị giác.
3. Bệnh ung thư
Thịt và hạt của trái đu đủ là nguồn cung cấp carotenoid lycopene tốt. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng lycopene có thể làm giảm nguy cơ bị một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng, cổ tử cung và vú.
4. Bộ não
Các nghiên cứu về Lycopene cũng cho thấy khả năng chống lão hóa não, vì hợp chất này ức chế căng thẳng oxy hóa và viêm, do đó làm giảm nguy cơ rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và bệnh Parkinson.
5. Tiêu hóa
Trong lịch sử, người ta đã dùng nước ép trái đu đủ để chữa chứng khó tiêu, đau họng, viêm, sưng tấy, nhiễm trùng, và dị ứng.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã thử nghiệm phương pháp điều trị làm từ đu đủ để nghiên cứu tác dụng của nó đối với các vấn đề tiêu hóa thông thường. Được đăng trên Tập san Neuroendocrinology Letters (Lá thư Nội tiết thần kinh) vào năm 2013, báo cáo cho thấy những người tham gia sử dụng phương pháp điều trị này “đã cho thấy những cải thiện đáng kể về mặt thống kê” đối với các triệu chứng “táo bón” và “đầy hơi.”
8. Giấc ngủ
Hàm lượng magnesium cao trong đu đủ giúp điều trị chứng mất ngủ đồng thời cải thiện chất lượng và thời gian ngủ.
9. Làn da
Theo Bệnh viện Cleveland, dưỡng chất chống lão hóa retinol – một dạng vitamin A – có trong đu đủ, có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giảm sự xuất hiện của vết nhăn nhỏ và nếp nhăn thông qua tác động đến việc sản xuất collagen.
Ở các bệnh viện nông thôn vùng xa, người ta thường đắp bột đu đủ trực tiếp lên da lên vết bỏng và loét da để đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Retinol được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm.
Giá trị dinh dưỡng
Theo Dữ liệu Thực phẩm của USDA, năm 2019, một chén (khoảng 136g) thịt đu đủ cắt nhỏ chứa khoảng:
- 43 calorie
- 0.47g chất đạm
- 11g carbohydrate
- 0.3g chất béo
- 1.7g chất xơ
- 7.8g đường
- 61mg vitamin C
- 21mg magnesium
- 182mg potassium
- 1830mg lycopen
- 274mg beta carotene
- 37mcg folate
- 950 IU vitamin A
Rủi ro khi ăn đu đủ
Đu đủ chưa chín có nhiều nhựa. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn đu đủ xanh vì dịch nhựa có thể gây sảy thai do kích thích co bóp tử cung. Đu đủ chưa chín cũng có thể gây cảm giác nóng rát trên da, vì vậy những người bị dị ứng với nhựa cây nên tránh ăn đu đủ xanh.
Ăn quá nhiều hạt đu đủ có thể gây viêm dạ dày vì hàm lượng benzyl glucosinolate. Ăn quá nhiều đu đủ cũng có thể gây tiêu chảy và đau bụng do tác dụng nhuận tràng.
Lời khuyên khi ăn đu đủ
Nam Khanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times