Chủ nghĩa tối giản không phải lúc nào cũng là câu trả lời
Đôi khi giảm bớt sự lộn xộn trong cuộc sống có thể tạo ra sự trốn tránh khỏi điều phức tạp vốn có.
Tôi đã viết và suy nghĩ về chủ nghĩa tối giản trong hơn 16 năm qua. Trớ trêu thay, một trong những kết luận mạnh mẽ nhất của tôi là chủ nghĩa tối giản không phải lúc nào cũng là câu trả lời.
Có nhiều nơi và nhiều thời kỳ mà sự đơn giản mang đến luồng gió mới. Khi bạn choáng ngợp với các lựa chọn, bạn nên giảm bớt. Khi ngôi nhà của bạn bừa bộn và không có cảm giác thoải mái, bạn nên bắt đầu giảm số lượng tài sản của bạn.
Nói xa hơn, tôi nghĩ tập trung là kỹ năng phổ quát hiếm có giúp đề cao hầu hết mọi việc bạn làm. Càng ngày, trong thế giới đầy phiền não này, việc có thể hướng nỗ lực của bạn vào một số lĩnh vực được lựa chọn cẩn thận càng mang lại lợi ích to lớn.
Chỗ nương tựa của chủ nghĩa tối giản bề ngoài
Nhưng chủ nghĩa tối giản không phải lúc nào cũng là câu trả lời. Có một điều, bản thân việc theo đuổi chủ nghĩa tối giản có thể khiến bạn xao lãng khỏi vấn đề sâu sắc hơn. Nếu bạn không thể tìm ra cách thúc đẩy bản thân làm những điều quan trọng trong cuộc sống, thì việc giảm bớt danh sách việc cần làm hay dọn dẹp bàn làm việc cũng không thể khơi dậy ngọn lửa bên trong bạn.
Tôi cũng lo lắng rằng có quá nhiều người theo đuổi hình thức đơn giản hời hợt bề mặt để cảm thấy rằng cuộc sống của họ không hỗn loạn trong khi thực tế, không có con đường nào tiến về phía trước ngoài việc lội vào mớ thực tế hỗn độn. Quan trọng nhất, theo kinh nghiệm cá nhân – việc theo đuổi chủ nghĩa tối giản có thể là một cách để trốn tránh sự phức tạp.
Bạn thấy đấy, cuộc sống thực sự rất lộn xộn. Đôi khi, dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang sống tốt là ngôi nhà hơi bừa bộn, chiếc bàn đầy ghi chú và danh sách việc cần làm với nhiều thứ hơn những gì bạn có thể hy vọng hoàn thành. Những điều này vốn dĩ không hề sai.
Chủ nghĩa tối giản – theo đuổi sự ít hơn có chủ đích – chỉ là công cụ khác mà bạn nên giữ trong túi đeo thắt lưng. Đây là cách tôi muốn nghĩ về điều đó: Có những lúc cuộc sống của bạn quá hỗn loạn, lộn xộn và choáng ngợp và một trong những điều hữu ích nhất bạn có thể làm là áp dụng lối suy nghĩ đơn giản và bắt đầu giảm bớt. Cắt bớt, cắt bỏ và loại bỏ những thứ không còn phục vụ mục đích ban đầu của bạn nữa. Việc chuyển từ choáng ngợp sang trật tự trong những tình huống này sẽ giúp bạn trẻ lại. Bạn sẽ cảm thấy được trao quyền để dồn nhiều năng lượng hơn vào những việc bạn quan tâm nhất.
Cuộc sống lộn xộn, sống động
Tuy nhiên, những giai đoạn khác của cuộc sống đòi hỏi lối suy nghĩ khác. Nếu bạn vật lộn với chủ nghĩa cầu toàn hoặc tê liệt khả năng phân tích, bạn có thể bị cám dỗ ở lại một nơi đơn giản giả tạo. Bạn có thể sợ hãi khi bước vào những nơi chưa biết, không chắc chắn, khó hiểu. Nếu bạn ở trong tình huống đó thì sự đơn giản hơn sẽ không giúp ích được gì.
Những gì bạn cần làm là xắn tay áo lên và bước vào mớ hỗn độn. Lao vào nhiệm vụ và đào sâu. Hãy chấp nhận sự khó chịu khi không tìm ra mọi đồ vật hoặc đặt chính xác mọi thứ ở nơi cần đến. Đôi khi, các mối quan hệ rất lộn xộn. Một số cuộc phiêu lưu và kỷ niệm đáng kinh ngạc nhất trong cuộc đời đến từ những lúc bạn làm sai kịch bản. Một ngôi nhà sạch sẽ và ngăn nắp là điều đáng yêu, nhưng tôi cũng đã từng ở trong những ngôi nhà chứa đầy đủ đồ kỷ niệm và vật gia truyền, tạo một nơi đẹp đẽ, có kết cấu và phong phú.
Suy ngẫm về xu hướng của bạn
Rất có thể nếu bạn đang đọc bài viết này, bạn là kiểu người có xu hướng tìm kiếm trật tự hơn trong cuộc sống. Và như tôi đã nói trước đây, đó có thể là một điều tuyệt vời. Tôi đã rơi vào cái bẫy khi cố gắng nâng cao sự đơn giản thành giá trị cao nhất trong cuộc đời mình trong khi sự thật là bản thân chủ nghĩa tối giản không phải là điểm kết thúc.
Dưới đây là 5 câu hỏi có thể giúp bạn nhận ra liệu tình huống hiện tại của bạn đòi hỏi không phải sự đơn giản hơn mà là sự can đảm để bước vào sự phức tạp hay không:
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times