Cách sử dụng hóa chất tẩy rửa an toàn
Chuyên gia dọn phòng giải thích cách sử dụng hóa chất tẩy rửa an toàn cho các công việc dọn dẹp khác nhau.
Hầu hết mọi người đều thích một chiếc ly giữ nhiệt cho thời tiết se lạnh, nhưng những chiếc bình giữ nhiệt lại rất khó làm sạch và dễ bị ố. Kính phòng tắm, gương và nhà vệ sinh có thể dễ lau chùi hơn, nhưng còn vết nước ố và cặn khoáng cứng đầu thì sao? Một số người tin dùng thuốc tẩy nhưng sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hiểm.
Trong bài viết này, chuyên gia dọn phòng Trần Ánh Như chỉ cho chúng ta cách dùng các loại hóa chất tẩy rửa khác nhau để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu trên các vật liệu khác nhau một cách dễ dàng.
Kem đánh răng loại bỏ vết trà và cà phê
Khi làm sạch bình giữ nhiệt và cốc, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là cọ rửa bằng miếng bọt biển với nước rửa chén. Nước rửa chén là hóa chất tẩy rửa mạnh với khả năng tẩy rửa cực tốt, mang lại hiệu quả cao khi sử dụng để rửa nồi, chảo. Tuy nhiên, nước rửa chén không thích hợp để sử dụng trên các loại ly và bình giữ nhiệt không dính dầu mỡ. Ngoài ra, miếng bọt biển chà xát sẽ tạo ra các vết xước, khiến bụi bẩn bám vào sâu hơn.
Bà Trần cho rằng kem đánh răng là hóa chất tẩy rửa tốt nhất để làm sạch những vật dụng như vậy. Ngoài các thành phần khử trùng, kem đánh răng còn chứa một số hạt tẩy rửa mịn. Nếu không có nhiều bụi bẩn, hãy lấy một ít kem đánh răng lên miếng bọt biển và chà nhẹ bình giữ nhiệt và ly. Đối với những vết bẩn cứng đầu hơn, hãy sử dụng bọt xốp melamine, nhúng vào nước, vắt gần cạn rồi chà nhẹ lên bề mặt.
Bà Trần lưu ý khi sử dụng bọt melamine, hạn chế dùng trên bề mặt dầu mỡ, nóng hoặc có tính acid để tránh chất melamine độc hại phóng thích ra ngoài. Đối với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể thử dùng sodium percarbonate, một loại bột tẩy trắng chứa rất nhiều oxides. Hòa sodium percarbonate với nước ấm 1040F (400C) trong chậu, cho bình và ly giữ nhiệt ngâm vào đó một lúc, sau đó chà sạch.
Còn đối với ly thủy tinh, nếu muốn giữ sạch sẽ và trong suốt, trước khi rửa bạn cần thêm nước rửa chén. Nếu những chiếc ly này rất bẩn, hãy cân nhắc sử dụng baking soda. Bảo đảm lau khô sau khi rửa.
Dụng cụ cạo để loại bỏ vết nước trong phòng tắm
Tại sao vòi nước, gương và tường phòng tắm vẫn có vết nước trắng sau khi lau dọn? Bà Trần cho biết vết nước trắng là những lớp cặn mỏng. Điều này là do trong nước luôn có các khoáng chất, đặc biệt lượng calcium và magnesium tương đối cao. Những vết ố trắng bên trong ấm đun nước sử dụng lâu ngày cũng xuất phát từ những cặn khoáng này.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa vết trắng là dùng dụng cụ cạo để loại bỏ vết nước đọng sau khi tắm. Nếu chúng ta để nước tự khô, các khoáng chất sẽ còn sót lại trên bề mặt, lâu ngày sẽ đóng cặn. Ưu điểm của một chiếc cạo là có thể loại bỏ mọi vết nước trên bất kỳ bề mặt nào một cách nhanh chóng, đồng thời lấy đi các khoáng chất và không để lại vảy trắng. Nế vòi nước không có hình dạng phù hợp để sử dụng cạo thì có thể lau khô bằng khăn.
Một phương pháp khác là sử dụng acid citric để loại bỏ cặn vì cặn có tính chất kiềm và acid citric có tính acid. Các chất này sẽ trung hòa lẫn nhau, ngay cả những lớp vảy cứng đầu nhất cũng có thể được loại bỏ bằng phản ứng hóa học đơn giản này.
Thận trọng khi dùng hóa chất tẩy rửa
Gần đây có một bản tin đáng sợ đưa tin một phụ nữ lớn tuổi đã phải nhập viện vì hít phải hơi thuốc tẩy sau khi sử dụng một lượng lớn để cọ rửa nhà vệ sinh. Cô ấy đã phải nằm viện 50 ngày; các bác sĩ thậm chí còn phải sử dụng máy tim phổi nhân tạo (ECMO). Bà Trần cảnh báo nên cẩn thận khi dùng thuốc tẩy. Thuốc tẩy phải được pha loãng với nước; các cách sử dụng và nhãn hiệu khác nhau yêu cầu tỷ lệ pha loãng khác nhau. Bà Trần cho rằng dù có pha loãng cũng không phù hợp để lau rửa nhà vệ sinh vì hai lý do:
- Nước tẩy sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có trong bể tự hoại.
- Không nên trộn thuốc tẩy với các hóa chất tẩy rửa khác vì hóa chất tẩy rửa có tính acid cộng với thuốc tẩy sẽ tạo ra khí clo độc hại.
Bà Trần cũng nhấn mạnh, khi lau dọn nhà vệ sinh, dù dùng nước tẩy rửa nhà tắm cũng phải mở quạt hút mùi hoặc cửa sổ giúp không khí lưu thông để mọi người không hít phải hóa chất.
2 mẹo làm sạch nhà vệ sinh
Bà Trần đề nghị hai phương pháp dọn dẹp nhà vệ sinh là phương pháp phủ bề mặt và phương pháp vật lý, cụ thể như sau:
- Phương pháp phủ bề mặt: Không cần hóa chất tẩy rửa mạnh; chỉ cần để hóa chất tẩy rửa lưu lại trên bề mặt bồn cầu lâu hơn. Phương pháp phủ bề mặt bao gồm việc trải giấy vệ sinh khắp mặt trong của bồn cầu, giống như việc đắp mặt nạ dưỡng da. Hãy để giấy vệ sinh ngấm vào hóa chất tẩy rửa và dính trực tiếp vào vết bẩn trong bồn cầu. Sau khi để giấy ở đó trong một hoặc hai tiếng, hãy dội sạch để tăng khả năng loại bỏ chất bẩn.
- Phương pháp vật lý: Sử dụng các dụng cụ, chẳng hạn như gạc dùng cho nhà vệ sinh, để loại bỏ chất bẩn. Ưu điểm của loại gạc này là có thể nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn nhờ ma sát nhưng không làm xước. Tuy nhiên, bà Trần khuyến cáo nên sử dụng phương pháp này một cách hạn chế, do có thể tạo ra một số vết xước nhỏ trên bề mặt mà mắt thường không thể phát hiện được. Theo thời gian, những vết này sẽ tích tụ bụi bẩn.
Bà Trần cho biết có 3 lỗi thường gặp khi lau rửa như sau:
- Sử dụng quá nhiều hóa chất tẩy rửa: Hầu hết mọi người đều cho rằng để đạt được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta phải sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa. Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức đôi khi có thể làm hỏng bề mặt đồ vật hoặc gây tổn thương cho người dùng.
- Tẩy rửa quá sớm: Mọi người thường thiếu kiên nhẫn và rửa sạch hóa chất tẩy rửa sau khi xịt. Trong trường hợp này, chất tẩy rửa chưa phát huy hết tác dụng để phân hủy chất bẩn một cách hiệu quả, dẫn đến giảm hiệu quả làm sạch.
- Tỷ lệ [pha loãng] sai: Hầu hết các hóa chất tẩy rửa cần được pha loãng. Sẽ hiệu quả và an toàn hơn nếu sử dụng theo đúng hướng dẫn.
Nếu người sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên cảm thấy không thu được kết quả tốt thì có thể do 4 sai lầm sau đây:
Thanh Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times