Các liệu pháp cổ xưa điều trị và ngăn ngừa chứng lão thị
Việc đọc và thực hiện các công việc cần đến thị lực đã trở thành thách thức lớn khi bắt đầu vào độ tuổi 40. Tầm nhìn khi không còn sắc nét và rõ ràng nữa, sẽ gây mỏi mắt và có thể gây đau đầu cũng như khó nhìn mọi thứ ở gần. Những triệu chứng này có thể cho thấy sự khởi đầu của chứng lão thị.
Những người có các triệu chứng sau đây có thể bị lão thị và nên cân nhắc việc đeo kính đọc sách:
- Tầm nhìn rõ ràng hơn khi các vật thể được giữ ở khoảng cách xa hơn.
- Đọc sách báo khó khăn do mắt mờ.
- Nhức đầu và buồn ngủ sau khi đọc một thời gian ngắn
- Nhìn không rõ trong bóng tối.
- Mỏi mắt và khó chịu.
Lão thị đã được ghi lại trong nhiều y văn cổ xưa của Trung Hoa. Tình trạng này thường được mô tả là “nhìn xa thì rõ nhưng nhìn gần thì mờ.”
Nguyên nhân của chứng lão thị?
Trong mắt có một cấu trúc gọi là thủy tinh thể, có nhiệm vụ điều chỉnh khả năng tập trung vào các vật thể ở những khoảng cách khác nhau. Bao quanh thủy tinh thể là một vòng cơ thể mi. Khi các cơ này co lại, thấu kính sẽ trở nên mỏng hơn, cho phép nhìn xa. Khi các cơ thể mi giãn ra, thấu kính sẽ dày lên, cho phép nhìn gần.
Có ba nguyên nhân gây ra chứng lão thị:
- Thủy tinh thể đã mất khả năng điều chỉnh độ dày.
- Cơ thể mi mất đi độ đàn hồi khiến không thể co lại khi nhìn xa hoặc giãn ra khi nhìn gần nên không thể điều chỉnh độ dày của thủy tinh thể, do đó làm khả năng điều chỉnh tiêu điểm của vật thể ở những khoảng cách khác nhau cũng bị mất.
- Thấu kính đã bị lão hóa hoặc bị cứng lại, mất khả năng điều chỉnh tầm nhìn gần và xa.
Trung y không có kiến thức về giải phẫu mắt giống như y học hiện đại, nhưng có cái nhìn độc đáo về sinh lý của mắt, tập trung vào sự thay đổi của âm dương. Ví dụ, trong một y văn cổ có tên là “Nhãn Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết,” nói rằng khi con người già đi sẽ có quá nhiều năng lượng dương và không đủ tinh chất âm, dẫn đến “tán xạ ánh sáng và không thể hội tụ ở gần.”
Theo lý thuyết cơ bản của Trung y về âm dương, mọi khía cạnh của thế giới tự nhiên đều thể hiện những đặc điểm âm dương tương ứng. Những đặc tính đối lập này biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sự đối lập của đất và trời, lạnh và nóng. Năng lượng âm và dương đối lập nhưng phụ thuộc lẫn nhau và cần thiết phải có sự cân bằng giữa âm và dương. Khi âm dương được cân bằng, con người sẽ có được sức khỏe tốt, sức sống, sự hài hòa và ổn định. Tuy nhiên, khi sự cân bằng đó bị phá vỡ, nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau có thể phát sinh.
Theo Trung y, khí, huyết, tinh chất và dịch cơ thể là những chất thiết yếu cho mọi hoạt động sinh lý của cuộc sống, bắt nguồn từ các cơ quan nội tạng và lưu thông liên tục bên trong cơ thể. Vì vậy, việc bảo đảm các chất thiết yếu này dồi dào và lưu thông tốt khắp cơ thể là điều tối quan trọng để có sức khỏe tốt. Sự xuất hiện của bệnh tật hoặc các biến chứng khác có thể là kết quả của sự ứ đọng hoặc thiếu hụt các chất này.
Lão thị có thể đảo ngược được không?
Khi đã bị chứng lão thị thì việc đảo ngược tình trạng lão thị không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, Trung y có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Ví dụ, châm cứu tai có thể có lợi cho việc điều trị chứng lão thị.
Châm cứu tai có thể kích thích ba huyệt cụ thể, cải thiện hiệu quả hầu hết các bệnh về mắt. Ba huyệt này được gọi là Dây thần kinh cột sống cổ số 3, Cơ mắt và Thần kinh thị giác.
Có bảy khớp đốt sống cổ, và có tám đôi dây thần kinh cột sống được phân bố từ đốt sống cổ gọi là “dây thần kinh cổ.” Cặp dây thần kinh cổ thứ ba, được gọi là “dây thần kinh cột sống cổ số 3,” có liên quan đến thị giác và kéo dài đến khu vực gần xương chẩm ở phía sau đầu, là vùng chịu trách nhiệm cho thị giác của cơ thể.
Sở dĩ mắt có thể chuyển động theo các hướng khác nhau như lên và xuống, trái và phải và theo đường chéo là do một số cơ mắt bị kéo. Có ba cặp dây thần kinh sọ điều khiển chuyển động của các cơ này: cặp thứ ba (dây thần kinh vận nhãn), cặp thứ tư (dây thần kinh ròng rọc) và cặp thứ sáu (dây thần kinh quay ngoài). Trong thực hành châm cứu tai, ba cặp dây thần kinh sọ này được coi chung là “Cơ mắt” và được tích hợp vào một huyệt.
Dây thần kinh thị giác, tập hợp từ phía sau của võng mạc, có nhiệm vụ truyền tín hiệu thị giác. Dây thần kinh thị giác đi qua một số điểm giao nhau và một số không giao nhau, rồi đến vùng tổng hợp thị giác ở nửa sau của não được gọi là vùng phân tích hình ảnh để phân biệt các vật thể mà chúng ta nhìn thấy.
Kích thích đồng thời ba huyệt này có thể cải thiện thị lực. Không giống như các kỹ thuật châm cứu truyền thống của Trung Hoa, khi ấn huyệt tai bằng kim hoặc bất kỳ vật nào, các huyệt đạo ở tai tự động điều chỉnh phần mục tiêu của kích thích huyệt. Do đó, việc kích thích này có thể giúp cải thiện được nhiều vấn đề về thị lực như cận thị, lão thị hay nhược thị (còn gọi là “mắt lười”).
Theo Trung y, kinh mạch là các kênh năng lượng của cơ thể con người, có nhiệm vụ vận chuyển khí và huyết – những chất cơ bản cấu thành và duy trì sự sống của con người – đi khắp cơ thể. Cơ thể con người có 12 kinh mạch chính, mỗi kinh mạch tương ứng với một cơ quan nội tạng. Các cơ quan nội tạng được kết nối với bề mặt của cơ thể thông qua các kinh mạch. Một số điểm trên kinh mạch có công năng đặc biệt được gọi là huyệt. Kích thích các huyệt tương ứng thông qua châm cứu và xoa bóp có thể điều trị các bệnh của tạng phủ tương ứng.
Ngoài ra, trong Trung y có một bài thuốc được gọi là “Địa chi hoàn,” có tác dụng dưỡng âm, uống lâu dài có thể cải thiện được thị lực.
Chúng ta có thể làm gì để trì hoãn chứng lão thị
Như chúng ta đều biết, lão hóa hầu như là điều không thể tránh khỏi và không thể đảo ngược được.
Vậy, liệu có thể làm chậm quá trình lão hóa ở một mức độ nào đó chăng? Chắc chắn rồi, vẫn có nhiều cách giúp bạn có thể tự thực hiện được điều này.
Bao quanh hốc mắt là 4 lỗ xương nằm ở 4 góc của xương ổ mắt. Những huyệt này được gọi là huyệt Ngư yêu (trên mắt), huyệt Thừa khấp (dưới mắt), huyệt Tình minh (gần xương mũi) và Huyệt Đồng tử liêu (gần thái dương). Xoa bóp bốn huyệt này thường xuyên, trong thời gian dài, chẳng hạn như một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, mỗi lần khoảng 20 phút, có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện thị lực.
Ngoài việc xoa bóp các huyệt quanh mắt, các y văn cổ xưa của Trung Hoa có ghi chép rằng “Nếu uống thường xuyên trái kỷ tử, hoa cúc và Địa hoàng có thể giữ được đôi mắt khỏe mạnh mãi mãi.”
Cách điều trị chứng lão thị?
Y học Tây phương thường coi phẫu thuật là phương pháp hiệu quả hơn để điều trị chứng lão thị. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là phẫu thuật không phải là một giải pháp hay phương pháp chữa trị phổ quát – phẫu thuật chỉ làm chậm lại tình trạng bệnh. Khi bệnh tái phát thì cơ hội điều trị thích hợp có thể bị mất.
Khánh Nam biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.