Bắp tốt cho sức khỏe: Hạt bắp bảo vệ mắt và giảm nguy cơ ung thư, râu bắp lợi tiểu và tan sỏi thận
Bắp được mệnh danh là cây lương thực vàng. Không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều đặc tính chữa bệnh hữu ích. Ăn bắp có thể giúp bảo vệ mắt và giảm thiểu nguy cơ bị một số bệnh ung thư, đồng thời rễ, lá và râu bắp có thể được dùng để trị các bệnh khác nhau.
Bắp có loại biến đổi gene (GMO) và loại không biến đổi gene (Non-GMO). Bài viết này đề cập đến loại bắp hữu cơ, không biến đổi gene.
Ăn bắp để bổ sung sắc tố điểm vàng, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh
Bắp rất dồi dào zeaxanthin và lutein – các chất chống oxy hóa có thể bảo vệ mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở võng mạc, chống lại ánh sáng xanh do các sản phẩm điện tử như máy điện toán và điện thoại di động tạo ra,.
Zeaxanthin và lutein là thành phần quan trọng hình thành điểm vàng trên võng mạc. Một phân tích gộp từ hơn 40,000 người tham gia cho thấy việc tăng lượng lutein và zeaxanthin trong bữa ăn làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể ở những người tham gia lớn tuổi và giảm nguy cơ mù lòa.
Bắp chứa nhiều chất xơ có vai trò phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa
Chất xơ trong bắp còn có thể thúc đẩy nhu động ruột, hấp thụ và thải các chất có hại trong cơ thể, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tập san Dinh dưỡng cho thấy lượng ngũ cốc nguyên hạt có tương quan nghịch với nguy cơ phát triển ung thư đường tiêu hóa.
So sánh giữa những người tham gia ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất với những người ăn ít ngũ cốc nguyên hạt nhất, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất giảm nguy cơ ung thư lần lượt là 11.36% và 47% đối với ung thư đại trực tràng, dạ dày và thực quản.
Các loại bắp khác nhau
Các loại bắp phổ biến nhất là bắp ngọt, bắp trái cây, và bắp nếp.
Bắp ngọt có hai loại là bắp vàng và bắp trắng. Bắp ngọt có hạt nhỏ, vỏ mỏng, thịt bắp mềm, thơm ngon. Bắp ngọt có thể được thêm vào súp và các món ăn khác, nướng, luộc sơ hoặc thậm chí ăn sống.
Bắp trái cây là loại bắp mới xuất hiện trong vài năm gần đây, có vị ngọt, mọng nước nên rất được ưa chuộng. Bắp này có thể ăn sống hoặc nấu chín nhưng chỉ nên nấu trong vòng 5 phút vì nếu nấu quá lâu sẽ mất vị ngọt.
Bắp nếp có ba màu khác nhau: trắng, tím đen và trắng tím. Bắp nếp có màu đục và như sáp. Khi nhai bắp nếp có cảm giác mềm và đàn hồi. Bắp tím rất dồi dào anthocyanin – chất chống oxy hóa tự nhiên giúp duy trì sức khỏe của cơ thể.
Công thức 1: Canh sườn heo, củ cải radish và bắp
Đây là công thức nấu ăn cho 4 người bằng nồi cơm điện.
Nguyên liệu:
- 300g sườn heo ngắn
- 1 củ cải radish
- 2 trái bắp
- 1 củ cà rốt
- 1.5l nước
Cách chế biến:
- Chần sườn heo để loại bỏ huyết
- Cắt bắp (kể cả lõi), củ cải và cà rốt thành từng lát
- Cho sườn heo, cà rốt, củ cải và bắp vào nồi trong
- Đổ nước vào nồi
- Sau khi nồi cơm điện nhảy lên nút chín, nếm gia vị cho vừa ăn
Công thức 2: Bắp non xào ớt chuông hai màu
Bắp non là bắp bao tử, ít calorie, thích hợp để nướng, luộc hoặc chiên. Bắp non có hàm lượng chất xơ tốt và ít calorie. Món ăn này có nhiều màu sắc, hương vị đậm đà và cân bằng chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- 8 trái bắp non, thái vát thành từng miếng
- Một nửa quả ớt bell vàng và đỏ, bỏ hạt và thái sợi
- 6 quả đậu ngọt, bỏ đầu và đuôi
- 200g tôm tươi, đã bóc vỏ
- 2 cây nấm hương tươi, thái lát
- 1 củ cà rốt, gọt vỏ và thái sợi
- 2 củ tỏi thái lát
Gia vị:
- 2 muỗng cà phê dầu hào
- 2 muỗng cà phê nước tương
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1/2 muỗng cà phê tiêu
Sơ chế:
- Chần bắp non và đậu ngọt trong nước sôi trong 30 giây, vớt ra và để riêng.
- Chần tôm trong nước nóng trong 10 giây và lấy ra để dùng sau.
Chế biến:
- Để lửa vừa, cho hai thìa dầu ăn vào chảo.
- Cho tỏi vào xào cho đến khi có mùi thơm.
- Sau đó cho cà rốt thái sợi, nấm tươi cắt lát vào xào một lúc.
- Cho bắp non, đậu Hà Lan, ớt bell thái sợi và tôm vào đảo nhanh.
- Thêm gia vị, xào một lần nữa và thưởng thức.
Trà râu bắp cải thiện bệnh thận, lợi tiểu, giảm sưng tấy và hạ đường huyết
Khi làm bắp, bạn không nên vứt bỏ râu bắp đi vì râu bắp thực sự là một dược liệu lợi tiểu và hạ đường huyết rất tốt. Trên lâm sàng, đôi khi các bác sĩ khuyên bệnh nhân uống trà râu bắp để cải thiện tình trạng tiểu ít và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Râu bắp còn có thể cải thiện bệnh thận, kích thích dạ dày, trợ giúp tiêu hóa, tăng hấp thụ nước và giảm sưng.
Bạn có thể đến các hiệu thuốc Trung Hoa hoặc cửa hàng thảo dược để mua râu bắp, hoặc đặt trước ở các cửa hàng địa phương hoặc quầy bán nông sản.
Chuẩn bị nguyên liệu pha trà râu bắp:
- 74g râu bắp sạch, khô
- 76.5g vỏ quýt
- 28.3g lúa mạch
Cho các nguyên liệu vào 1l nước, đun sôi rồi đun nhỏ lửa trong 5 phút.
Rễ bắp và râu bắp giúp trị bệnh tiểu nhiều, tiểu buốt
Nếu bạn là người hay đi tiểu thì ngoài việc uống trà râu bắp, còn có một công thức bí mật nho nhỏ là: trà rễ bắp và râu bắp. Rễ bắp cũng có đặc tính lợi tiểu. Bạn có thể mua rễ bắp từ cửa hàng thảo dược hoặc trực tiếp từ nông dân.
Cách pha trà:
- Dùng râu bắp và rễ bắp mỗi loại 30g
- Đun sôi với nước thành trà
- Lọc bỏ cặn rồi uống.
Bạn có thể thêm một chút đường tùy sở thích.
Rễ và lá bắp trị sỏi đường tiết niệu
Nếu bị sỏi đường tiết niệu, bạn có thể khó đi tiểu và thậm chí còn có cát và sỏi văng ra khỏi niệu đạo gây đau đớn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thử dùng rễ và lá bắp để điều trị.
Phương thuốc này bắt nguồn từ cuốn “Bản Thảo Cương Mục” của tác giả Lý Thời Trân, một y học gia vĩ đại thời nhà Minh.
Cách pha chế: rửa sạch và thái nhỏ rễ, lá bắp, nấu thành trà và uống thường xuyên. Nước thuốc này có thể giúp lợi tiểu để tống sỏi ra ngoài và giảm đau.
Bỏng bắp đã xuất hiện từ thời cổ xưa
Bỏng bắp là món ăn nhẹ phổ biến nhất trong rạp chiếu phim – nhưng bạn có biết tổ tiên của chúng ta cũng đã ăn những miếng bỏng bắp trắng mịn này không? Thần y Lý Thời Trân đã ghi lại trong cuốn “Bản Thảo Cương Mục” rằng bắp có thể được chiên và ăn. Người ta trích câu “Xào ra hoa trắng”, nghĩa là khi bắp được chiên với lửa sẽ nở ra những bông hoa màu trắng mà ngày nay chúng ta gọi là bỏng bắp.
Lưu ý: Nên ăn bắp với lượng vừa phải vì bắp không phải là rau mà là ngũ cốc. Một trái đến một trái rưỡi bắp tương đương với lượng carbohydrate của một chén cơm trắng. Vì vậy, khi đã ăn bắp thì bạn nên giảm lượng thức ăn giàu carbohydrate khác.
Khánh Nam biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times