Ai nên khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ?
Ung thư tuyến tiền liệt có thể không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng có thể xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn tiến triển. Dưới đây là cách để biết liệu bạn có nguy cơ cao hơn hay không.
Ai nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt? Có nguy cơ gì khi sàng lọc?
Tuyến tiền liệt là tuyến sinh dục nam có chức năng sản xuất tinh dịch để nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Ung thư tuyến tiền liệt có thể không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng giai đoạn tiến triển hơn có thể gây ra các triệu chứng như khó tiểu, giảm lực trong dòng nước tiểu, máu trong nước tiểu, máu trong tinh dịch và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Vậy ai nên thực hiện sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ? Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ba nhóm nam giới sau đây nên cân nhắc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt:
- Đàn ông ở độ tuổi 50 có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt trung bình và có tuổi thọ dự kiến ít nhất thêm 10 tuổi nữa. Tại sao lại quy định tuổi sống thêm từ 10 tuổi trở lên? Nguyên nhân là do ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm. Tỷ lệ sống sót không bị ảnh hưởng đáng kể trong 10 năm đầu sau chẩn đoán. Nói cách khác, nếu một người lớn tuổi có năm sống thêm dự kiến dưới 10 năm và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, thì căn bệnh ung thư đó khó có thể ảnh hưởng nhiều đến họ.
- Đàn ông 45 tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao, bao gồm người Mỹ gốc Phi và những người có cha hoặc anh trai được chẩn đoán bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi.
- Đàn ông 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt rất cao, chẳng hạn như những người có từ hai người thân ruột thịt (như bố, anh trai) chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trước tuổi 65. Ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở một số gia đình, cho thấy sự hiện diện của yếu tố di truyền trong một số trường hợp. Đối với những người có cha hoặc anh trai mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng hơn gấp đôi.
Có cần phải sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ không?
Tôi có một người bạn đã ngoài 80 tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt. Tuy nhiên, sau khi sàng lọc và phẫu thuật tuyến tiền liệt, hiện nay ông gặp khó khăn khi đi tiểu và mỗi lần đều phải tự đặt ống thông tiểu.
Đối với dân số nói chung, việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ có thể không cần thiết. Điều này chủ yếu là do ba yếu tố sau:
- Ung thư tuyến tiền liệt tiến triển chậm và thường không gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc triệu chứng ở nhiều bệnh nhân.
- Các xét nghiệm y tế hiện đại có thể cho kết quả dương tính giả và âm tính giả. Ví dụ, trong xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), nếu giá trị xét nghiệm nằm trong phạm vi bình thường thì vẫn có 25% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nếu giá trị này cao hơn mức bình thường thì khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt vượt quá 50%. Nói cách khác, nhiều người có thể nhận được kết quả dương tính giả, trong khi những người khác có thể cho kết quả âm tính mặc dù bị ung thư tuyến tiền liệt, đây là kết quả âm tính giả. Do đó, việc dựa vào xét nghiệm PSA để chẩn đoán trong những trường hợp này có thể dẫn đến chẩn đoán quá mức. Sinh thiết tuyến tiền liệt cũng có thể cho kết quả dương tính giả và âm tính giả. Điều này là do quá trình xét nghiệm không phải lúc nào cũng đảm bảo phát hiện được vùng ung thư.
- Điều trị tích cực có thể không phải lúc nào cũng là phương pháp tốt nhất. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật và xạ trị. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này có thể có tác dụng phụ như tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương và rối loạn chức năng ruột.
Vì vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt cần có cách tiếp cận hết sức thận trọng.
Phân tích trường hợp ung thư tuyến tiền liệt của ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nhập viện gần đây sau khi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt trong quá trình sàng lọc đã thu hút được rất nhiều sự chú ý.
Ở tuổi 70, ông Austin được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong một lần khám sức khỏe định kỳ. Ông trải qua ca phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt vào ngày 22/12/2023. Do biến chứng sau ca phẫu thuật, ông được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt vào tháng 01/2024. Hai tuần sau, ông Austin được xuất viện và bắt đầu làm việc tại nhà. Ông trở lại Ngũ Giác Đài vào ngày 15/02.
Hiện nay, sự cần thiết của việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố và sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Vậy tại sao ông Austin lại chọn sàng lọc định kỳ? Một số yếu tố có thể đã ảnh hưởng đến quyết định này:
Đại Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times