7 nguyên tắc ăn uống chống ung thư
Một chuyên gia về ung thư vú chia sẻ bảy quy tắc ăn uống và hai lời khuyên nhằm phòng ngừa ung thư.
Bên cạnh vấn đề di truyền, ung thư cũng liên quan đến thói quen ăn uống. Vậy cách ăn uống nào giúp giảm nguy cơ ung thư? Tiến sĩ Chang Chin-chien, một chuyên gia về ung thư vú người Đài Loan, sau đây sẽ tiết lộ các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư và bảy nguyên tắc ăn uống chống ung thư.
Sự xuất hiện ung thư liên quan chặt chẽ đến thói quen hàng ngày, lối sống và môi trường, chẳng hạn như thời gian đi ngủ, tập thể dục và khẩu phần ăn. Tiến sĩ Chang nói rằng vì thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già đều tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nên loại thực phẩm, lượng tiêu thụ và cách chế biến có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ung thư.
Cách ăn uống liên quan đến nhiều loại ung thư
Tiến sĩ Chang đưa ra một vài cách ăn uống có thể kích hoạt các loại ung thư khác nhau:
- Thực quản: liên quan đến các thực phẩm quá nóng, ngâm lâu ngày hoặc quá mặn. Ở một số nơi, người dân thích ăn thức ăn nóng để chống lạnh và thêm muối hoặc các thành phần khác để bảo quản thực phẩm. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư thực quản ở một số người.
- Dạ dày: liên quan đến thực phẩm chế biến hoặc thực phẩm có chứa chất bảo quản và phụ gia.
- Đại trực tràng: liên quan đến thói quen ăn ít rau và trái cây, quá nhiều thịt béo, tinh bột tinh chế và cồn.
- Vú: liên quan đến các chất gây rối loạn nội tiết như chất làm dẻo và thuốc trừ sâu.
- Phổi: liên quan đến hút thuốc, uống quá nhiều đồ có cồn và không ăn đủ vitamin B.
- Tụy: liên quan đến tiêu thụ đường quá mức.
Bảy nguyên tắc ăn uống chống ung thư
Tiến sĩ Chang nói rằng để giảm nguy cơ ung thư, mọi người nên chú ý đến bảy nguyên tắc ăn uống sau:
- Ăn thực phẩm chống oxy hóa và chống viêm: Lựa chọn các loại thực phẩm giúp loại bỏ các gốc tự do và chống viêm, chẳng hạn như bông cải trắng, dầu ô liu, hoặc rau xanh.
- Ăn thực phẩm nhiều màu sắc: Thực phẩm nhiều màu sắc chứa các hợp chất thực vật khác nhau. Tiến sĩ Chang khuyến nghị cách ăn “cầu vồng,” hoặc thực phẩm có màu sắc đa dạng để nuôi dưỡng cơ thể với nhiều dưỡng chất hơn.
- Lựa chọn thực phẩm nguyên chất: Tiến sĩ Chang khuyên tiêu thụ thực phẩm không tinh chế và không qua chế biến, chẳng hạn như ngũ cốc, rau và trái cây. Những thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất hơn và có hương vị tự nhiên hơn.
- Tránh đồ ăn chiên, nấu ở nhiệt độ cao: Acrylamide, một chất gây ô nhiễm thực phẩm, được tạo ra khi nấu hoặc nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao. Nồng độ acrylamide cao có thể gây ung thư. Hơn nữa, nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy protein và ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
- Loại bỏ chất bảo quản: Các hóa chất bảo quản, chẳng hạn như nitrite, cho thêm vào thịt xông khói, giăm bông, món ăn nhẹ, và những đồ ăn uống tương tự, làm tăng nguy cơ ung thư.
- Tránh các sản phẩm ngâm chua: Trong quá trình sản xuất các sản phẩm ngâm chua, các chất bảo quản như nitrite sẽ được thêm vào.
- Tránh các phụ gia tạo màu: Các phụ gia tạo màu thực phẩm gây độc hại đối với nhiều cơ quan khác nhau.
Quản lý cân nặng: Yếu tố quan trọng trong phòng ngừa ung thư
Tiến sĩ Chang nói rằng một yếu tố quan trọng khác trong phòng ngừa ung thư là quản lý béo phì. Tích lũy mỡ quá mức sẽ làm tăng viêm và có thể dẫn đến ung thư.
Các nghiên cứu đã phát hiện rằng thừa cân và béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc ít nhất 13 loại ung thư, bao gồm ung thư tuyến giáp, thực quản, vú, gan, và đại trực tràng.
Để giảm tích mỡ, Tiến sĩ Chang đề nghị luyện tập các thói quen sau:
- Bỏ ăn đêm: Tránh ăn trước khi đi ngủ và cố gắng ăn bữa tối ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ.
- Không ăn quá nhiều: Một số người ăn nhiều khi cảm thấy buồn bã hoặc căng thẳng, nhưng ăn quá nhiều có thể nhanh chóng dẫn đến thừa mỡ.
- Ăn chậm: Nhai càng lâu càng tốt giúp cảm thấy no nhanh hơn và tránh ăn quá nhiều.
Tập thể dục để chống ung thư
Tập thể dục cũng không thể thiếu trong việc chống ung thư. Tiến sĩ Chang nói rằng tập thể dục giúp đốt cháy năng lượng dư thừa, giảm nguy cơ thừa cân và cải thiện miễn dịch. Ông nhấn mạnh rằng các bài tập linh hoạt giúp cơ thể phục hồi sự cân bằng, tập luyện sức bền làm tăng sức mạnh cơ bắp, và các bài tập aerobic đều làm tăng chức năng tim phổi rất hiệu quả.
Tiến sĩ Chang khuyên nên tập thể dục 20 đến 30 phút mỗi ngày. Chú tâm trong lúc tập thể dục là quan trọng nhất. Điều này giúp bạn thoát khỏi mọi lo toan trong ngày và cảm thấy thư giãn hơn.
Kết luận lại, tiến sĩ Chang giới thiệu một từ viết tắt cần ghi nhớ trong nỗ lực phòng ngừa ung thư: NESS. Từ viết tắt có nghĩa là:
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The EpochTimes