4 món ngọt ‘vô hại’ khi chữa lành đường ruột

Từ bỏ thức ăn ngọt là lý do khiến nhiều người do dự trong việc thay đổi thói quen ăn uống của mình. 

Dù tin hay không – bạn không cần thiết phải từ bỏ mọi món ngon trên hành trình hướng tới sức khỏe đường ruột tốt hơn – mặc dù nhiều người đã nản lòng khi phải hy sinh đồ ăn ngọt. Tuy nhiên, bạn vẫn có nhiều lựa chọn sau đây:

  • Đi trước cơn đói
  • Lựa chọn trái cây thay vì đồ ăn vặt đóng gói và đường tinh luyện
  • Thay thế nguyên liệu trong công thức nấu ăn
  • Kết hợp các thực phẩm lên men vào thực đơn ăn uống

Nếu bạn hiểu rõ vì sao bạn thích ăn ngọt, bạn có thể dễ dàng thay đổi cách ăn uống của mình.

Vì sao đường lại quyến rũ chúng ta đến vậy?

Đường có mối liên hệ mạnh mẽ với dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh hoạt động khi bộ não cảm thấy được khen thưởng. Dopamine là một chất hóa học khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, nhưng dopamine cũng liên quan đến hành vi gây nghiện như cờ bạc và ma túy.

Đường vừa độc hại vừa bị lạm dụng, tương tự như rượu, và cũng nên được coi là một loại thuốc nguy hiểm. Thật vậy, đường đáp ứng tất cả các tiêu chí về sức khỏe cộng đồng để cần được quản lý chặt chẽ.*

Nhưng còn một lý do khác khiến chúng ta thèm đường. Đó là đường là giải pháp nhanh nhất giải quyết vấn đề thiếu năng lượng của cơ thể trong một số trường hợp.*

Một người có thể bỏ bữa và không ăn trong thời gian dài, và bộ não sẽ nghĩ thế này: ‘Tôi cần một thứ gì đó để tăng năng lượng.’ bộ não tìm kiếm và tìm kiếm, và đường luôn xuất hiện trong tâm trí vì cơ thể biết đó là giải pháp nhanh nhất để có năng lượng.”

Mối liên hệ giữa đường với sức khỏe đường ruột

Giảm đường mang lại lợi ích sức khỏe tổng thể và quá trình này bắt đầu từ đường ruột.

Tiêu thụ quá nhiều đường làm thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột và làm mất đi các vi khuẩn có lợi, vốn bảo vệ hàng rào ruột và tăng khả năng miễn dịch tổng thể. Do đó, tiêu thụ nhiều đường đường là một nguyên nhân tiềm ẩn của các bệnh mạn tính như béo phì, rối loạn tim mạch, sức khỏe răng miệng kém, hội chứng chuyển hóa, viêm mạn tính, tiểu đường loại 2, ung thư, rối loạn chức năng thận và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, cùng những bệnh khác.

May mắn thay, hạn chế đường không phải là không bao giờ được thưởng thức các món ăn ngon. Các mẹo vặt để thay thế bằng nguyên liệu nhẹ nhàng hơn cho đường ruột và sức khỏe tổng thể có thể là:

  • Sữa chua trộn với trái cây đông lạnh như một loại “kem” tự làm.
  • Bột mì einkorn, một loại lúa mì cổ, được sử dụng thay cho bột mì nguyên cám thông thường trong nhiều công thức. Bột einkorn mang lại vô số lợi ích sức khỏe mà không làm tăng đường huyết.
  • Làm ngọt thực phẩm bằng chà là, allulose, đường dừa hoặc lá dứa thay vì đường.
  • Kẹo sôcôla ngọt chà là có bán ở nhiều cửa hàng và trực tuyến.

4 công thức món ăn ngọt lành mạnh

Các công thức sau đây do Cultured Food Life đề xuất.

1. Bánh quy graham nảy mầm

Bạn có thể mua bột nảy mầm tại cửa hàng thực phẩm hoặc tự làm. Quá trình lên men bổ sung chất dinh dưỡng và khiến các sản phẩm nướng có lợi hơn cho cơ thể bạn. (Ảnh cung cấp bởi Donna Schwenk)
Bạn có thể mua bột nảy mầm tại cửa hàng thực phẩm hoặc tự làm. Quá trình lên men bổ sung chất dinh dưỡng và khiến các sản phẩm nướng có lợi hơn cho cơ thể bạn. (Ảnh cung cấp bởi Donna Schwenk)

Thành phần:

  • 2 cốc bột nảy mầm (bột spelt nảy mầm có trong hầu hết các cửa hàng thực phẩm hoặc trên Amazon)
  • 1/4 muỗng cà phê muối biển Celtic
  • 1/4 muỗng cà phê muối nở
  • 1/8 muỗng cà phê bột nở
  • 4 muỗng canh mật ong
  • 5 muỗng canh bơ—đã được làm chảy
  • 2–4 muỗng canh nước—nước lọc hoặc nước khoáng. Thêm nước cho đủ để làm thành một khối bột không dính khi chạm vào

Hướng dẫn:

  • Làm nóng lò ở 350 độ F.
  • Trộn tất cả các nguyên liệu khô.
  • Thêm mật ong, bơ và nước cho đến khi hình thành một khối bột.
  • Cán mỏng ra trên khay nướng đã phết bơ hoặc lót giấy nến bằng cây cán bột.
  • Rạch thành 16 miếng bánh quy bằng dao và chọc lỗ bằng nĩa.
  • Nướng 20 đến 25 phút, tùy thuộc vào độ giòn mà bạn thích.

2. Những thanh kẹo Chocolate

Thành phần:

  • 2 muỗng canh đường dừa hoặc đường chà là
  • 6 muỗng canh bơ
  • 1⁄2 cốc kẹo chocolate chà là (có bán trực tuyến và trong các cửa hàng)
  • 1⁄2 cốc chà là—cắt nhỏ
  • 1⁄2 cốc quả óc chó—cắt nhỏ
  • 3⁄4 cốc dừa nạo
  • 1 lon sữa dừa—nguyên chất
  • 1 1⁄2 cốc bột bánh quy graham nảy mầm—nghiền thành bột trong máy xay thực phẩm hoặc máy xay sinh tố

Hướng dẫn:

  • Làm nóng lò ở 350 độ F. Bôi dầu một khay vuông 8 inch.
  • Trong một âu vừa, trộn bột bánh quy graham, đường dừa và bơ tan chảy cho đến khi hòa quyện. Ấn hỗn hợp vào khay.
  • Rắc chà là, dừa, hạt và kẹo chocolate đều lên trên lớp bánh quy graham.
  • Mở hộp sữa dừa và khuấy đều. Đổ sữa dừa lên trên lớp bánh quy graham và các loại nhân.
  • Đặt vào lò và nướng trong 33 phút. Lấy ra khỏi lò và để nguội trong 10–15 phút cho đến khi đặc lại.
  • Sau đó, đặt vào tủ lạnh để cứng hơn, cắt thành từng miếng vuông và thưởng thức. Bảo quản món ăn trong tủ lạnh, mặc dù không còn thừa nhiều sau khi mọi người bắt đầu ăn chúng!

3. Bánh quy kefir táo không nướng

Prebiotic—táo, hạt, hạt và yến mạch—trong bánh quy nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột. (Ảnh cung cấp bởi Donna Schwenk)
Prebiotic—táo, hạt, hạt và yến mạch—trong bánh quy nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột. (Ảnh cung cấp bởi Donna Schwenk)

Thành phần:

  • 2 cốc yến mạch
  • 1 muỗng cà phê bột quế
  • 1⁄2 muỗng cà phê bột đinh hương
  • 2 muỗng canh hạt lanh
  • 1⁄2 muỗng cà phê muối biển Celtic
  • 2 muỗng canh quả óc chó cắt nhỏ
  • 2 muỗng canh hạnh nhân tách lát
  • 1⁄2 cốc bơ hạt—hạnh nhân, lạc, điều, bất kỳ loại nào trong số này đều được
  • 1⁄4 cốc dầu dừa—đã tan chảy
  • 2 muỗng canh mật ong
  • 1⁄4 cốc kefir—kefir từ sữa hoặc không phải sữa đều được
  • 1 muỗng cà phê vani
  • 1⁄4 cốc nho khô vàng
  • 1 cốc táo bào nhỏ

Hướng dẫn:

  • Trong một âu vừa, khuấy đều yến mạch, bột quế, bột đinh hương, hạt lanh, muối, quả óc chó và hạnh nhân cho đến khi hòa quyện.
  • Khuấy đều bơ hạt, dầu dừa, mật ong, kefir và chiết xuất vani, sau đó thêm vào hỗn hợp yến mạch và trộn kỹ.
  • Thêm táo bào và nho khô vào hỗn hợp yến mạch và trộn đều.
  • Đặt một tờ giấy nến lên khay nướng bánh và thả từng muỗng cà phê lên giấy. Để trong tủ lạnh một giờ cho đến khi cứng lại.
  • Bảo quản bánh quy trong tủ lạnh hoặc ngăn đá trong hộp kín.

4. Kem trái cây

Việt quất và quả nam việt quất chứa nhiều quercetin, thực phẩm chống viêm đặc biệt tốt đối với những bệnh nhân dị ứng theo mùa. (Ảnh cung cấp bởi Donna Schwenk)
Việt quất và quả nam việt quất chứa nhiều quercetin, thực phẩm chống viêm đặc biệt tốt đối với những bệnh nhân dị ứng theo mùa. (Ảnh cung cấp bởi Donna Schwenk)

Khẩu phần: 2 phần

Thành phần:

  • 1 cốc việt quất—đông lạnh
  • 1 cốc chuối—đông lạnh, cắt thành từng miếng dày ½ inch
  • ½ cốc quả nam việt quất—đông lạnh
  • ⅔ cốc kefir
  • ½ muỗng cà phê allulose—tùy chọn

Hướng dẫn:

  • Cho trái cây đông lạnh, kefir và chất làm ngọt vào máy xay thực phẩm và xay mịn cho đến khi có được hỗn hợp mịn. Nếu trái cây bị kẹt, mở máy xay và cạo xuống các mặt bên.
  • Ăn ngay lập tức hoặc đặt trong âu để ngăn đá làm đông cứng trong 30 phút.

Chú thích của dịch giả:

*là ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ bản gốc The Epoch Times.

Thiên Vân biên dịch

Thu Anh biên tập

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Amy Denney
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Amy Denney là ký giả về sức khỏe của The Epoch Times. Amy có bằng thạc sĩ về báo cáo các vấn đề công cộng của Đại học Illinois Springfield và đã đạt được một số giải thưởng về báo cáo điều tra và sức khỏe. Cô tập trung vào hệ vi sinh vật, các phương pháp điều trị mới và sức khỏe tích hợp.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn