CHUYÊN ĐỀ PROTEIN GAI: Tổn thương & Điều trị (P.2)
Sự tồn tại của protein gai trong cơ thể có liên quan chặt chẽ đến hội chứng COVID kéo dài và hậu chích vaccine. Tác động của protein gai từ vaccine mRNA COVID-19 đối với sức khỏe con người đang là chủ đề ngày càng được quan tâm gần đây. Trân trọng giới thiệu với quý độc giả Chuyên đề 17 phần về Protein gai: Những tổn thương và những cập nhật về điều trị.
Phần 2: Protein gai từ mũi chích COVID vẫn tồn tại trong cơ thể và ảnh hưởng đến DNA: Một cách toàn diện để sửa chữa DNA và giảm tác hại của protein gai
Một nghiên cứu của Đại học Stanford phát hiện rằng protein gai (protein S) vẫn hiện diện trong cơ thể sau 60 ngày kể từ khi chích vaccine. Mặt khác, một số nghiên cứu đã phát hiện rằng vaccine COVID-19 và protein gai có thể ảnh hưởng đến DNA của con người. Vậy làm thế nào chúng ta có thể giảm những thương tổn do protein gai gây ra và sửa chữa DNA của mình?
Tác động của protein gai từ vaccine mRNA COVID-19 đối với sức khỏe con người đang là chủ đề ngày càng được quan tâm gần đây.
Nghiên cứu dược động học của Pfizer đệ trình lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho thấy ở những động vật đã chích vaccine, protein gai phân tán rộng rãi trong các cơ quan khác ngoài vị trí chích, bao gồm lách, gan, tủy xương, tuyến thượng thận, và hệ bạch huyết. [Mặc dù] thí nghiệm này không thể tiến hành trên người do tính chất có hại của việc đánh dấu đồng vị phóng xạ, nhưng có thể được dùng để tham khảo. [Đồng thời] có nhiều nghiên cứu khác cho thấy protein gai của vaccine hiện diện ở nhiều cơ quan trong cơ thể.
Vậy các thành phần của vaccine tồn tại ở cơ thể người trong bao lâu?
Hồi tháng 03/2022, Khoa Bệnh học tại trường Đại học Stanford và các viện nghiên cứu khác đã công bố một báo cáo trên Tập san Cell, cung cấp dữ liệu sơ bộ về khoảng thời gian mà vaccine COVID-19 tồn tại trong cơ thể con người.
Theo báo cáo này, có bảy người tham gia, tất cả đều nhận được liều vaccine thứ hai từ hãng Pfizer hoặc Moderna. Các mô hạch bạch huyết của họ được thu thập trong thời gian đều đặn, và vị trí lấy mẫu chính là trung tâm mầm (GC) của hạch bạch huyết. Trung tâm mầm là khu vực chức năng quan trọng của hạch bạch huyết của người, và là nơi tế bào B hoạt động và sản xuất các kháng thể.
Nếu một số thành phần của vaccine còn sót lại ở đây, có thể làm ức chế các tế bào miễn dịch và gây ra các bệnh tự miễn dịch.
Các kết quả xét nghiệm cho thấy mRNA của vaccine hiện diện trong các hạch bạch huyết bằng phương pháp lai tại chỗ từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 60 sau chích vaccine.
Và từ ngày 16 đến 60, các protein gai còn sót lại được phát hiện trong các hạch bạch huyết của những người tham gia.
Vì nghiên cứu chỉ được thực hiện trong thời gian hai tháng, dữ liệu vẫn chưa tìm ra thời gian vaccine tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy vaccine lưu lại trong các hạch bạch huyết của cơ thể ít nhất là hai tháng sau chích vaccine, đó có thể là lý do tại sao nhiều người bị các phản ứng phụ do vaccine COVID-19 trong nhiều tháng.
Vaccine mRNA làm thay đổi DNA của người
Như đã đề cập trước đó, protein gai có thể gây ra nhiều tổn thương khác nhau cho các tế bào miễn dịch của cơ thể, bao gồm các bệnh tự miễn, tê liệt, đột tử và các tác dụng phụ trầm trọng khác. Trên thực tế, protein gai thậm chí còn có thể gây ra những thiệt hại sâu sắc hơn. Người ta phát hiện rằng virus SARS-CoV-2 và vaccine mRNA có thể ảnh hưởng đến gene của tế bào, tích hợp vào bộ gene, và thay đổi mã di truyền của sự sống con người.
Làm thế nào vaccine mRNA có thể tích hợp vào bộ gene? Đây vẫn là một bí ẩn. Có lẽ điều này có liên quan đến sự phá hoại của protein gai đối với khả năng tự sửa chữa của DNA tế bào.
Các gene của cơ thể người có vai trò rất quan trọng và chứa đựng mã di truyền, vì vậy cần đặc biệt chú ý đến những tổn thương do vaccine gây ra trên DNA của người.
Vậy [chúng ta] có thể làm gì để giảm đi những tổn hại do protein gai gây ra? Trước khi tìm hiểu điều này, hãy nói về DNA của người, cấu trúc quan trọng và bí ẩn nhất trong cơ thể chúng ta – điều mà nhiều người chưa thực sự hiểu được.
Trong vài thập niên qua, các nghiên cứu đã tạo ra nhiều bước tiến đột phá về DNA, không chỉ về phương diện cấu trúc và hóa sinh, mà còn về các hiện tượng và mô hình khác.
Các đặc tính tuyệt vời của DNA
Giáo sư Luc Montagnier, nhà virus học người Pháp, người đạt giải Nobel vì phát hiện ra virus gây bệnh AIDS, HIV, đã thực hiện một thí nghiệm về DNA và được phát hành trên Tập san Physics: Conference Series (JPCS).
Giáo sư Montagnier đã đặt một ống nghiệm A đậy kín chứa DNA của Mycoplasma pirum (một loại vi sinh vật) trong một lồng mu-kim loại (để che chắn các tác động của thiết bị điện tử), bên cạnh một ống nghiệm B đậy kín đựng nước cất. Ống nghiệm B không chứa bất kỳ nguyên liệu thô cơ bản nào có thể tạo DNA.
Ông đặt một cuộn điện tử bằng đồng xung quanh các ống nghiệm A và B với dòng điện cường độ thấp dao động ở tần số 7 Hz, và để ở nhiệt độ phòng.
Sau 18 giờ, một sự kiện đáng kinh ngạc đã xảy ra: DNA được phát hiện trong ống nghiệm kín B, vốn chỉ chứa nước và không có vật liệu tạo DNA nào, và trình tự DNA giống đến 98% với trình tự trong ống nghiệm A.
Để kiểm tra độ tin cậy của thí nghiệm, giáo sư Montagnier đã lặp lại thí nghiệm này 12 lần, và kết quả thu được giống hệt nhau.
Ngoài vi khuẩn Mycoplasma pirum, giáo sư Montagnier đã lặp lại thí nghiệm tương tự với DNA từ một loại vi khuẩn khác Borrelia burgdorferi (mầm bệnh gây bệnh Lyme), và kết quả đều như nhau.
Sau đó, nhà khoa học người Nga, ông Peter Gariev, một chuyên gia về di truyền sóng, đã lặp lại thí nghiệm tương tự và công bố kết quả trên Tập san DNA Decipher vào năm 2014.
Một tiêu chuẩn quan trọng để xác định độ tin cậy của các định lý khoa học là khả năng tái lập được. Đó là, khả năng tạo ra cùng một kết quả với những người làm thí nghiệm khác nhau, phòng thí nghiệm khác nhau, và nguyên liệu thô khác nhau.
Cả giáo sư Montagnier và giáo sư Gariaev đều kết luận rằng [người ta] có thể tạo ra các đoạn DNA dưới ảnh hưởng của trường điện từ (một loại năng lượng). Và điều này cho thấy DNA có các đặc tính của năng lượng.
Giáo sư Peter Gariaev tiếp tục tiến hành các thí nghiệm DNA liên quan khác.
Một lần ông chiếu chùm tia laser yếu ở tần số duy nhất trên một mẫu DNA được đựng trong một cuvette thạch anh (là loại dụng cụ không ngăn tia laser) và phát hiện rằng DNA hoạt động giống một miếng bọt biển hấp thụ và “ăn” tia laser.
Sau đó, khi giáo sư chuẩn bị kết thúc thí nghiệm, ông di chuyển cuvette thạch anh chứa mẫu DNA sang một bên. Lúc này, một điều đáng kinh ngạc đã xảy ra: mặc dù DNA đã được lấy ra, nhưng vòng xoáy ánh sáng vẫn còn quay tại chỗ, như thể DNA vẫn còn nằm trong cuvette.
Thí nghiệm này cho thấy DNA không chỉ hấp thụ photon, mà còn có đặc tính của một trường năng lượng vẫn còn lưu lại những ảnh hưởng trong không gian mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Đây là những gì mà các nhà khoa học gọi là hiệu ứng ảo của DNA.
Năng lượng điện từ của DNA cũng có thể được nước “ghi nhớ,” vì [người ta] vẫn phát hiện thấy trường điện từ tần số thấp trong nước cất sau khi vi khuẩn chứa DNA đã bị lấy ra.
Những thí nghiệm [được tiến hành] theo các phương pháp khác nhau đã minh chứng rằng DNA không chỉ là một cấu trúc phân tử, mà còn có đặc tính của trường năng lượng điện từ và lượng tử.
Cuốn sách “Quantum Consciousness of the Linguistic-Wave Genome: Theory and Practice” (Lý thuyết và Thực tiễn về Y thức Lượng tử của Bộ gene sóng-ngôn ngữ) của Giáo sư Gariaev tuyên bố trong phần giới thiệu rằng điều này “đặt nền móng cho một lĩnh vực khoa học mới – nghiên cứu và ứng dụng về bản chất điện từ và lượng tử của bộ gene, như một thể toàn diện, tạo điều kiện để kiểm soát trao đổi chất tức thì trong toàn bộ sinh vật.” Những khám phá mới này đã mở đường cho những gì nhân loại đã mơ ước từ lâu: chữa bệnh từ xa và không phẫu thuật, tái tạo nội tạng, kéo dài đáng kể tuổi thọ con người” và nhiều điều khác.
Chúng ta thường ví cơ thể con người như một trường năng lượng sinh học. Những thí nghiệm khoa học này cho thấy DNA của người có các đặc tính năng lượng điện từ, và cũng là một thực thể năng lượng. Như vậy cơ thể con người tự nhiên [cũng] có một trường năng lượng điện từ.
[Trên thực tế] có nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau đều nhất quán và chứng minh rằng cơ thể con người có một trường năng lượng.
Cơ thể con người có năng lượng, những suy nghĩ và cảm xúc có thể thay đổi năng lượng và DNA
Các nhà sinh lý học cũng đã phát hiện rằng cơ thể người có thể phát ra các electron và photon một cách tự nhiên, tạo ra một loại ánh sáng mà mắt thường không nhìn thấy được.
Vào năm 1939, một kỹ thuật viên ở Liên Xô cũ – ông Semyon Kirlian – đã phát minh một kỹ thuật gọi là “Chụp ảnh Kirlian.” Khi dùng kỹ thuật này, một người được đặt trong một trường điện từ và người ta có thể chụp được hình ảnh các electron và photon phát ra từ cơ thể người đó dưới sự kích thích của trường điện từ.
Năm 1995, nhóm nghiên cứu của nhà vật lý người Nga, Konstantin Korotkov đã phát minh ra Chụp ảnh Kirlian kỹ thuật số đầu tiên – Hình ảnh phóng điện khí (GDV).
Trong hình ảnh GDV, một người khỏe mạnh hoặc bình tĩnh có trường năng lượng mạnh mẽ với ngoại vi tròn. Tuy nhiên, khi người ta bị kích động về mặt cảm xúc, trường năng lượng xuất hiện những “gai nhọn”. Và khi có vấn đề về sức khỏe, trường năng lượng của người ta cho thấy những lỗ hổng, khoảng trống, và các bất thường khác tương ứng với các cơ quan khác nhau, từ đó phản ánh nguồn gốc của bệnh tật.
Ngoài ra còn có một hình ảnh thú vị cho thấy nhạc rock and roll có hại cho cơ thể con người. Khi một người có chút vấn đề về cảm xúc nghe nhạc rock, trường năng lượng của anh ta càng bị tổn hại rõ rệt hơn.
Cảm xúc con người có thể thay đổi trường năng lượng trên cơ thể, và tâm trí con người cũng có thể thay đổi trạng thái của DNA.
Năm 1996, Tiến sĩ Glen Rein, nhà hóa sinh tại Đại học London ở Anh Quốc, đã trình bày một bài viết trên Diễn đàn Quốc tế về Khoa học Mới được tổ chức tại Denver, Colorado. Trong bài viết này, ông cho biết rằng ý niệm của con người có thể ảnh hưởng đến sự cuộn xoắn và tháo xoắn của hai chuỗi tạo nên DNA.
Cấu trúc xoắn kép của DNA tương tự với sợi dây điện thoại đời cũ. Khi gene được biểu hiện, DNA sẽ tháo xoắn; và khi tự nhân đôi xong, DNA sẽ cuộn lại thành chuỗi xoắn. [Trên thực tế], có thể dùng dụng cụ vật lý để đo trạng thái cuộn hoặc tháo xoắn của DNA.
Trong thí nghiệm, Tiến sĩ Rein đã lấy DNA từ các tế bào trong nhau thai và đưa vào nước. Sau đó ông yêu cầu một số người thử cuộn xoắn hoặc tháo xoắn DNA bằng suy nghĩ của họ và phát hiện rằng tỷ lệ thay đổi trạng thái DNA theo ý niệm là từ 2% đến 10%, đây là một sự thay đổi đáng kể so với con số 1.1% trong nhóm đối chứng không có tác động của ý niệm. Thí nghiệm này cho thấy tâm trí con người có thể thay đổi trạng thái cuộn xoắn hoặc tháo xoắn của DNA.
DNA có các đặc tính của năng lượng. Vì vậy, nếu suy nghĩ có thể thay đổi trạng thái tháo xoắn hoặc cuộn xoắn của DNA thì cũng có thể thay đổi trường năng lượng của cơ thể.
Cải thiện trường năng lượng và đảo ngược những tổn hại do protein gai gây ra
Như đã đề cập ở trên, virus SARS-CoV-2 và protein gai từ vaccine có thể gây ra những tổn thương sâu sắc đối với cơ thể, ảnh hưởng đến DNA và có khả năng thay đổi trường năng lượng sinh học của cơ thể. Để khắc phục hoàn toàn những tổn thương trên DNA do protein gai gây ra, thì cần có một phương pháp tiếp cận năng lượng sinh học.
Tiến sĩ David Hawkins, bác sĩ tâm lý hàng đầu của Hoa Kỳ, qua nhiều thập niên nghiên cứu đã khám phá ra những tần số rung động năng lượng tương ứng cho các trạng thái cảm xúc và tinh thần khác nhau ở con người.
- Xấu hổ, đổ lỗi, tuyệt vọng, bi quan, lo lắng, tham lam, căm ghét và khinh miệt – những suy nghĩ này đem lại năng lượng tiêu cực, có hại cho cuộc sống, và không có lợi cho việc cải thiện các tác dụng phụ của vaccine.
- Năng lượng chuyển sang tích cực khi lòng can đảm xuất hiện.
- Năng lượng tích cực được tạo ra từ những cảm xúc khẳng định, tin tưởng, lạc quan, tha thứ, thấu hiểu, yêu thương và bình yên.
- Năng lượng cao nhất là ý thức đầy đủ và giác ngộ.
Có một câu nói rằng, “Với những người thực sự có vấn đề về sức khỏe, 70% là do tâm lý và 30% là do thể chất.” Ngay cả khi có những tác dụng phụ sau khi chích vaccine, thì vẫn có thể cải thiện những tình trạng đó ở mức độ sâu sắc thông qua [việc duy trì] trạng thái tinh thần tốt.
Khí công truyền thống (bao gồm thiền định) được gọi là Chánh niệm ở phương Tây, và là một phương pháp rèn luyện sức khỏe.
Một phần của phương pháp này là điều hòa tâm trí, loại bỏ những phiền nhiễu, và khiến tâm trí tích cực và bình tĩnh hơn, từ đó có thể thúc đẩy quá trình chữa bệnh bằng cách điều chỉnh trường sinh học của cơ thể.
Tiến sĩ Beverly Rubik, nhà sinh lý học, đã tiến hành một nghiên cứu thí điểm về những tác động của khí công đối với trường năng lượng, bằng cách chụp ảnh GDV ngón giữa của bàn tay bệnh nhân Parkinson trước và sau khi tập khí công (trong y học cổ truyền Trung Hoa, ngón tay giữa tương ứng với não người). Người ta phát hiện trước khi tập khí công, hình ảnh GDV của bệnh nhân bị tổn thương và không đều; và sau khi tập khí công, hình ảnh GDV trở nên hoàn thiện và đều đặn hơn đáng kể.
Trên lý thuyết, nếu chúng ta có thể điều chỉnh ý niệm trong quá trình tập khí công, tăng suy nghĩ tích cực, cải thiện trường sinh học của con người, thì tự nhiên có thể nâng cao khả năng chữa bệnh tổng thể, bao gồm cả khả năng tự sửa chữa của DNA, như vậy có thể ngăn chặn những tổn hại do protein gai gây ra.
4 cách để cải thiện những tác động gây hại của protein gai đối với cơ thể người
FDA, Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa công bố các bài báo hoặc báo cáo thừa nhận những tác động tiêu cực của vaccine COVID-19 đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số cách để nâng cao khả năng tự chữa lành và khôi phục tình trạng rối loạn miễn dịch dựa trên những cơ chế bệnh lý đã biết, quan sát lâm sàng, và các thí nghiệm khoa học.
Trước đây chúng tôi đã mô tả cách:
- Ức chế sự gắn kết của protein gai với tế bào người bằng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên;
- trung hòa độc tính của protein gai và gia tăng cơ chế tự sửa chữa của tế bào;
- cải thiện lối sống để giảm thiểu những tác động gây hại của protein gai.
Phương pháp thứ tư, có thể gia tăng năng lượng tích cực của cơ thể, điều chỉnh suy nghĩ, tư duy hoặc ý niệm, sửa chữa DNA, và loại bỏ các độc tố di truyền, [chính là] phương pháp Niệm chín chữ chân ngôn Trung Quốc. Phương pháp này đã chữa lành chứng khó thở trầm trọng của một bà lão 73 tuổi, [ngoài ra] nhiều bệnh nhân khác cũng cho biết về những hiệu quả tương tự. Chúng ta cũng có thể dùng các bài tập đứng và thiền định để điều chỉnh trường năng lượng của cơ thể và thanh lọc những chất có hại cho cơ thể một cách sâu sắc và toàn diện hơn, nhờ đó cơ thể có thể hồi phục nhanh hơn.
Có nhiều phương pháp giải độc khác nhau cho các cấp độ khác nhau mà chúng ta có thể dùng một cách có chọn lọc tùy theo tình huống cụ thể của bản thân để phục hồi sức khỏe.
Báo cáo bổ sung của Arthur F. Ellis, nhà nghiên cứu lý sinh, nhà nghiên cứu khoa học, và nhà sản xuất video.
Link bài tham khảo:
SARS–CoV–2 Spike Impairs DNA Damage Repair and Inhibits V(D)J Recombination In Vitro (nih.gov)
Montagnier, J. Aissa, E. Del Giudice , C. Lavallee , A. Tedeschi , and G. Vitiello. DNA waves and water. https://arxiv.org/pdf/1012.5166.pdf
Materialization of DNA fragment and Wave Genetics in Theory & Practice. DNA Decipher Journal, May 2014, Volume 4, Issue 1, pp. 01-56. https://wavegenetics.org/docs/Publikacii_za_rubezhom.pdf
Lingvistiko-wave gene. Theory and practice – Wave geneticsWave genetics
https://www.laskow.net/uploads/5/7/6/4/57643809/consciousintentionondna.pdf
The human biofield and a pilot study on qigong
Arthur F. Ellis
- Biophysics Researcher
- Life Science Researcher
- Video Producer
Publications:
- Video <The Radio Secret of DNA>: https://www.youmaker.com/v/2M1oE0XER8vv
- Video <DNA和宇宙能量>: https://www.youmaker.com/v/rzoLvQ9Vw8Rg
Article <不实的“现实”,感官在“欺骗”!>:不實的「現實」,感官在「欺騙」! | 法輪大法正見網
Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times