Ý nghĩa sâu sắc của điệu múa “Hằng Nga bôn nguyệt”
Nhân gian lâm kiếp nạn, ông Trời ắt có sắp đặt
Trong văn hoá truyền thống của người Á Đông, truyền thuyết về Hằng Nga bay lên cung trăng đã được lưu truyền trong lịch sử. Trong hành trình dài đằng đẵng ấy, con người thế gian cũng đã thêm vào đó rất nhiều tình tiết. Nhưng ý nghĩa về câu chuyện vẫn là thông điệp bỏ ngỏ để hậu nhân còn mãi luận giải.
Câu chuyện “Hằng Nga bôn nguyệt” được biểu diễn bằng một điệu múa trong tiết mục của đoàn nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận). Mở đầu điệu múa, Tây Vương hậu ban tiên dược cho vợ chồng Hậu Nghệ-Hằng Nga. Hai người vui mừng khôn xiết khi tự nhiên có trong tay loại thuốc trường sinh bất lão.
Mười mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời. Thảm họa đã thật sự đến, trời đất biến sắc vì điều này, cây cối bị thiêu đốt khô héo, sinh linh lầm than, con người chịu đựng trong cái nóng gay gắt. Đứng trước thảm họa, Hằng Nga đã uống hết một nửa viên thuốc trường sinh, khi đưa nửa viên thuốc trường sinh còn lại cho Hậu Nghệ, Hậu Nghệ trượt tay đánh rơi mất. Cả hai vô cùng sợ hãi, họ biết rằng thuốc tiên rơi xuống có nghĩa là vợ chồng chia lìa, cũng có nghĩa Hậu Nghệ sẽ mãi ở lại thế gian và chịu luân hồi đầu thai.
Trước khi Hậu Nghệ trượt tay đánh vỡ lọ đựng viên thuốc quý báu, ông đã thực hiện một tâm nguyện lớn là bắn hạ “mặt trời độc” cho thiên hạ. Vì thế Hậu Nghệ không tiếc nuối nửa viên thuốc tiên đã mất có thể giúp ông bay đến cung trăng, mà ông lao đi khắp núi sông rừng già, tìm kiếm Thần kỹ có thể bắn hạ “Mặt trời độc”.
Hậu Nghệ có được cung Thần tiễn Thần, và ông triển hiện Thần uy, một lần bắn hạ chín mặt trời cùng lúc. Khi sắp bắn hạ mặt trời cuối cùng, Hằng Nga đã can ngăn, và Hậu Nghệ lưu lại mặt trời này chiếu sáng khắp mặt đất đại địa để vạn vật nhận được ánh nắng mà phát triển, sinh thành.
Người thế gian đã được cứu, tâm nguyện của Hậu Nghệ đã hoàn thành. Lúc này, Hằng Nga, người đã uống thuốc tiên, không thể ở lại trần gian được nữa. Vào một đêm yên tĩnh, Hằng Nga bay đến cung trăng một mình cô đơn với đầy nỗi buồn.
Còn lại một mình, Hậu Nghệ rất buồn. Ông thực sự không muốn rời xa ái thê của mình. Khi thấy Hằng Nga bay ngày càng xa mình, lòng tràn đầy u uất, trước thống khổ đó, ông đã ngã xuống đất, và chỉ tay về phía Hằng Nga đang đi xa, như để bày tỏ ông đã chịu đựng nỗi đau sinh ly tử biệt.
Điệu múa “Hằng Nga bôn nguyệt” đã để lại trong lòng khán giả nhiều lắng đọng. Có những anh hùng cứu dân ra khỏi nước sôi lửa bỏng, có tình nghĩa sâu sắc giữa vợ chồng, có lòng biết ơn và những khó khăn của con người thế gian, có sự bảo hộ và ban ân của Thần Tiên, có nỗi khổ sở phu thê ly biệt. Tuy nhiên, nội hàm của truyền thuyết này không chỉ giới hạn ở đó.
Trước khi Tây Vương Mẫu ban cho thuốc tiên, sau khi Hậu Nghệ lỡ tay làm đổ thuốc tiên, Tây Vương Mẫu biết người thế gian sẽ đối mặt với kiếp nạn, người bà cứu là những người của bà. Có lẽ, bởi vì mối quan hệ duyên phận là điều Tây Vương Mẫu nhìn thấy được.
Thiên tai trên thế gian là có định số. Trong đại nạn đó sẽ có những vị Thần, Phật giáng hạ mang theo thân người để cứu rỗi con người. Những vị Thần, Phật đó đến thế giới này để thành tựu quả vị tối cao và đặt định lên nền tảng văn hóa cần thiết cho nhân loại. Giống như việc Hậu Nghệ bắn hạ mặt trời, đây là điều không phải ai muốn làm là có thể làm được, cũng chính là nói Hậu Nghệ bắn mặt trời là một sứ mệnh được Thần giao cho ông, đó cũng là lời hứa của ông với chư Thần trước khi đến nhân gian. Ông không chỉ bắn mặt trời, mà còn chịu đựng nỗi đau sinh ly tử biệt với vợ mình. Nếu không, Hằng Nga sẽ không có nỗi buồn và sự cô đơn ở cung trăng. Nếu không có sự lạnh lẽo và hiu quạnh của Cung Quảng Hằng, cũng sẽ không còn nội hàm thâm sâu của các văn nhân thi sĩ sau này khi làm thơ ngắm trăng. Cũng chính là nói, cuộc hôn nhân và sự chia ly của vợ chồng họ là đã được chú định trong vận mệnh của họ rồi.
Vậy sự việc quan trọng to lớn nhất đối với chúng ta ngày hôm nay là gì?
Khi toàn bộ nhân loại rơi vào thời kỳ mạt kiếp, cũng chính là tình huống không còn lối thoát cho sự phát triển của toàn xã hội, cả nhân loại tất nhiên đang lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, lúc này nhất định phải có một đại cứu thế xuất hiện để cứu nhân loại. Mục đích họ đến thế gian là để cứu toàn bộ nhân loại trong mạt kiếp cuối cùng.Từ quan điểm này mà nhìn, ý nghĩa những việc mà họ đã làm hiện nay chính là tương tự như kỳ tích của Hậu Nghệ trong việc giải cứu người thế gian khỏi nước sôi lửa bỏng.
Đương nhiên, họ đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả việc thể hiện ý nghĩa chân thực của câu chuyện “Hằng Nga bôn nguyệt”, dùng tinh túy của văn hóa Thần truyền chân chính để đánh thức bản tính con người thế gian. Đây mới là sự thật chân chính của câu chuyện thần thoại “Hằng Nga bôn nguyệt” và các tiết mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật “Thần Vận” triển hiện cho con người thế gian.
Những gì triển hiện trong các buổi diễn xuất của đoàn nghệ thuật “Thần Vận” chính là thể hiện chân chính của nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Có rất nhiều người sau khi xem xong diễn xuất của “Thần Vận” liền trở nên thanh tỉnh. Sự thanh tỉnh của họ mang ý nghĩa rằng họ đã được đắc cứu! Khi họ thực sự hiểu được hàm nghĩa của câu chuyện thần thoại “Hằng Nga bôn nguyệt”, cũng chính là họ đã hiểu được chân tướng của sinh mệnh. Ngay cả khi họ nhất thời không thể nói rõ ràng, nhưng tại sâu thẳm trong nội tâm của họ đã thực sự hiểu được Thần đang cứu rỗi con người thế gian.