Vua Gia Long đối với dân bắc thành ( phần 1)
Sau khi lấy được Bắc-hà, từ sông Gianh trở ra (khoảng ngày 20 juin-20 juillet năm 1802) vua Gia-long mở nền bình-trị ra thế nào và đối với dân đất Bắc ra làm sao ?
Sách ta, sách tây chỉ nói qua loa; sách nho chép cũng không đủ: có những tờ chiếu-dụ, tờ “công-đồng Truyền”, nửa nôm nửa chữ, chưa hề thấy in ra bao giờ. Tôi có một bản sao, chép thành sáu quyển, trông có vẻ cũ lắm, đề là Hộ-dịch, – Lễ-dịch, – Công-dịch, -Hình-dịch, -Tấu-an Hóa bạ. Trong chép võ-công và văn đức vua Thế-tổ, vừa chữ nho vừa chữ nôm; câu nào khó thì dùng chữ nho, câu nào dễ thì dùng chữ nôm. Mà chữ nôm việt cũng hơi khác chữ làm hiện nay viết một phẩy ba chấm là đầu chữ vi, nghĩa là làm: đời Gia-long viết là lạm (lạm-dụng);- chữ một là số đầu, thường viết chữ một là mất: đời Gia-long viết là chữ miệt, nghĩa là khinh-rẻ ;- chữ bây giờ, thường viết chữ bi là thương, và chữ giờ thì viết nhật trên, từ dưới: đời Gia-long viết là bi trừ ; nếu chữ trừ không phải ở dưới chữ bi (tức bây) thì có lẽ khó đọc được cho đúng tiếng !.
“Nhân ngày Hưng-quốc khánh-niệm (mồng hai tháng năm, ler Join 1802) tôi sao lại một vài tờ chiếu và tờ công- đồng – truyền trong quyển Hình-dịch và quyển Công-dịch, và trong bộ Đại-Nam thực-lục chính- biên, để độc-giả biết đại-khái cái chính-sách của vua Gia-long đối với dân Bắc-thành ra làm sao (Bắc-thành là Tên gọi đất Bắc-kỳ hồi bấy giờ). Biết đại-khái mà thôi, vì muốn biết cho đến nơi đến chốn, phải đem những tờ của vua Gia-long ban-bố ra so với những việc đã thực-hành được: việc so-sánh ấy để dịp khác.
I – Cất quân ra đánh đất Bắc
Trước hết, hãng dịch tờ chiếu sau này, là tờ “Bắc-hà đại-định bố-cáo trong ngoài”, chép trong bộ Đại-Nam thực-lục chính-biên (quyển 17, tą 21b-22b).
“Ta lấy lại được kinh-thành (Phú-xuân) quân giặc (Tây-sơn) thua chay, hai trăm năm bờ cõi (1), núi-non giới-hạn, phong-tục đổi đời; mười ba đạo thừa-tuyên (2), cảnh khổ nhân-dân, hơn nước sâu lửa nóng :đánh kẻ có tội để yên dân, thực không nên hoãn. Nay đại binh của ta đi đến đâu không ai địch nổi. Ngày 17 (tháng năm năm Nhâm-tuất, tức là 16 juin 1802) đặc mạnh Khâm-sai chưởng Tả-quân bình-Tây tướng-quận quận-công Lê văn-Duyệt, đem các đạo quân bộ, Khâm-sai chưởng Trung-quân bình Tây đại-tướng-quân quận-công Nguyễn văn-Trương, đem các đạo quân thủy hẹn ngày đều tiến. Ngày 21 (20 juin 1802 xe vua khởi hành. Ngày 27 (26 join 1802) quân thủy thắng tới Hoành sơn, đánh vỡ đồn giặc, đô-đốc của giặc là lũ Nguyễn văn-Ngũ đều thua chay Ngày 28 (27 juin 1802) tiến đánh được Hà-trung. Ngày 29, 28 juin 1802) quân bộ tiến đánh được Đại-nai. Mồng một tháng sáu (30 juin 1802) quân thủy tiến đánh được Vinh-doanh (trấn-lỵ Nghệ-an) (3), Thiếu-úy của giặc là Đặng văn-Đằng xin hàng, bắt được em Nguyễn quang-Toản là Thất, đô-đốc của giặc là Ngũ. Mồng hai (ler juillet 1802) quân bộ tiến đánh Tiên-lý: đô-đốc của giặc là Y xin hàng. Mồng năm (4 juillet 1802) tiến đánh được Dương-Xá (trấn-lỵ Thanh-hóa) bắt được em Quang Toản là Quang-Bàn và đổng-lý của giặc là cha con Nguyễn văn-Thận. Mồng bảy (6 juillet 1802) phó đô-thống-chế Vũ doãn-Văn bắt được tướng giặc là Trần quang-Diệu, Từ văn-Chiêu, Nguyễn văn-Giáp, Lê văn-Hưng
và tướng-sĩ rất nhiều. Dân Thanh-hóa lại bắt được Vũ văn-Dũng giải nộp. Mồng chín (8 juille 1802) quân bộ tiến đánh được núi Tam-điệp: tư-mã của giặc là Nguyễn văn-Dụng, Nguyễn văn-Tứ chạy trốn. Mồng mười (9 juillel 1802) quân bộ tiến đánh được Thanh-hóa-ngoại: đô-đốc của giặc tên là Tài xin hàng. Ngày 12 (11 juillet 1802), tiến đánh được Cầu-châu trấn-lỵ Sơn-nam thượng 4 Quân thủy thẳng tới Vị-hoàng Trấn-lỵ Sơn-nam-hạ: đô đốc của giặc lá Thọ xia hàng. Ngày 17 (16 juillet 1802) quân bộ tiếp đánh được thành Thăng-long. Dân Kinh-bắc bắt được giặc là Nguyễn quang-Toản, thái tể là Quang-Duy, nguyên-soái là Quang-Thiện, tư mã Nguyễn văn-Dụng, Nguyễn văn-Tứ giải nộp, Quang-Thùy thắt cổ chết. Trước sau bắt được chiến tướng hơn một trăm đôi, khí giới, lương thực, thuyền bè, không biết bao nhiêu mà kể. Ngày 21 (20 juillet 1802) xe vua đến thành Thăng-long: các quan của giặc đem nhau đến lạy xin hàng, các trộm cướp hết sạch: Công nghiệp lớn-lao đến đây rất mực. Ôi ! Trời đất tối tăm, quân nhà vua rửa sạch, để nên công cứu vớt; mây sấm truân kiển, người quân-tử sửa-sang, chờ hưởng phúc thăng-bình”. (Tháng năm năm nhâm-tuất, 1802, hiệu Gia long năm thứ nhất)
II – Chia đất Bắc ra làm mười một trấn
Vua Gia-long lấy xong đất Bắc, thì đến khoảng tháng bảy tháng tám năm 1802 chia ra làm mười một trấn: Sơn-nam thượng, Sơn-nam-hạ, Sơn-tây, Kinh-bắc, Hải-dương, Lạng-sơn, Thái-nguyên, Hưng-hóa, An-quảng (5), Cao-bằng và Tuyên-quang.
Mỗi trấn đặt một chức trấn-thủ, lấy hàm thống-chế, chuởng-cơ hoặc cai-cơ làm chức ấy. Lại đặt một chức hiệp-trấn và một chức tham-hiệp, lấy hàm thiêm-sự, tham-quân, Hàn-lâm thị-thư làm chức ấy.
Vua vời tất cả đến trước dụ rằng: “Nay mới dẹp yên, dân mong đức mới: các ngươi đều nên tuyên-dương đức chính, vô-về dân-chúng, khiến cho ai nấy đều được an nghiệp, để xứng đáng chức ta giao cho” (Đại Nam thực-lục chính-biên, quyển 17, tờ 23a-23b và tờ 24b).
Vua dụ quần-thần rằng : “Bắc-hà là trọng-địa, nên được: bậc trọng-thần trấn-trị mới được”. Bèn lấy Nguyễn văn Thành làm “Bắc-thành tổng-trấn”, ban cho sắc ấn và giao quyền thống trị mười một trấn: phàm thăng giáng quan lại, xử-đoán kiện tụng, đều được tiện-nghi quyết-định, rồi sau mới tâu vua nghe.
Lại đặt ở Bắc-thành ba “tào”: hộ. binh, bình; sai Hộ-bộ Nguyễn-văn-Khiêm, Binh-bộ Đăng-trần-Thường. Hình-bộ Phạm-như-Đăng lĩnh ba tào ấy. giúp chức tổng-trấn làm các công việc (Đại-Nam thực-lục chính-biên, quyển 18 tờ 31 8).
Đời cố-Lê các trấn đều đặt phủ huyện; đến đời Tây-sơn chỉ đặt văn-phân-tri, võ-phân xuất, để chia việc cai-trị các xuất, để chia việc cai-trị các huyện: Hồi đó không đặt phủ. Khi vua Gia Long dẹp yên, thì lại đặt phủ; ở Bắc-thành, phủ Phụng-thiên (nay là Hoài-đức) đặt một an-phủ-sứ và một tuyên phủ-sứ thống-lý hai huyện, ở Sơn-nam-thượng, Sơn-nam-hạ, Kinh-bắc, Hải-dương, Sơn-tây, đều có phủ, mỗi phủ đặt một chức quản-phủ và một chức tri-phủ, kiêm-lý một huyện. Ở huyện thì đặt một chức tri-huyện, lấy những chức cai-cơ, tham-quân và hương-cống đời Lê và những người dâng thơ tâu việc được trúng tuyển bổ vào. An-quảng, Thái-nguyên, Hưng-hóa, Tuyên quang, Lạng-sơn, Cao-bằng và những thổ-phủ, thổ-huyện, thổ-châu lấy thổ quan quản-lĩnh. Mỗi trấn đặt hai ty tả-thừa, hữu thừa, mỗi ty một chức cai-hạp, một chức thủ-hạp, thuộc ty mười ba người (Đại-Nam thực lục chính-biên, quyển 18, tờ 16b).
III – Đắp lại thành Thăng long và định việc tuyển lính
Vua cho thành Thăng-long (Hà-nội) chật-hẹp, tháng giêng năm thứ hai (1803) sai quan giữ thành (thành-thần) vẽ một bản đồ, rồi sức quân các doanh ra, đắp; vật liệu thì các quan phải cấp: nếu ai sách-nhiễu tiền dân thì phải tội và bắt trả tang vật cho dân (Đại-Nam thực-lục chính biên, quyển 20, tờ 5 a).
Ngay từ năm đầu (1802) đã có dụ rằng: “Giữ nước không thể nào không có quân; người xưa đặt ra từng phủ từng vệ, ngụ quân ở người làm ruộng để giữ dân đó. Ta kích Trời đem lại cơ-đồ, bắt chước đời xưa, chính-sách quân dân rất là chú ý. Gần đây, sai đình-thần bàn, chiếu theo sở thường-hành năm giáp-dần (1794), bảy định lấy một, chia lập quân-thị hiệu đội, tùy việc cận tiện đổi cho đi thú, nghĩa là khiến cho tập quen thủy-thổ mà giữ được gia-hương. Nhân nghĩ từ khi Tây-sơn nội loạn, lấy quân không có phép. mà người quản lĩnh nhiễu- tệ nhiều đường, đến nỗi kẻ tiều-dân dõi trá quen thói, cẩu-thả cầu cho công việc. Khi ta mới đại-định, đã từng đinh-ninh huấn-sức, còn lo kẻ ngu-dân, thói ngoan-ngạnh chưa đôi nếu động đến hình-uy, không dạy mà giết, ta lại không nỡ, bèn định lệ cấm, gồm chín điều, để cho biết mà sợ”.
Những điều chỉnh như sau này: Kén chọn làm lính, nên kén chọn nhà cường-phú nhiều đinh, không được ức-hiếp người kiền-ngụ, kẻ cô-cùng. Phép coi quân, phải thao-luyện lâu ngày, thì trận đồ mới tinh thuộc, bộ-ngũ mới chỉnh-tề. Trước kia dân xã thường hay làm khoán ước riêng, đi lính có khi ba bốn năm hoặc năm sáu năm làm một khóa; những tử đệ nhà … phú đã tòng quân rồi, cũng cầu cạnh nhiều phương để đổi trác, đến nỗi sớm bổ tối đổi, binh không tinh luyện. Từ nay, phàm đã sung ngũ, không được đổi trác. Binh-định tại ngũ mà trốn, đuổi theo bắt không được, liền bắt cha con, anh em hoặc thân-tộc điền vào; nếu không có những hạng ấy, mới cho chọn người khác. Các xã binh-đinh trước bị phải Tày-sơn kén chọn, thỉnh-thoảng có người đầu hàng và quan quân bắt được, hiện tại ngũ, đều cho về làng ứng tuyển, chiếu số phê trừ, cho khỏi xã dân chịu nặng; người nào đã được làm cai-đội phó-đội trở lên, không vào lệ này. Những binh-đinh mới điền, xã dân nên dự bị mỗi người một tấm vải làm túi, dài ba thước năm tấc, một cái áo lính hai lần vải, ngoài vải đen, trong vải vàng, mỗi thứ tám thước, một cái dây lưng sắc đỏ mộc, sáu thước tơ gốc và một thước vải làm khổ, các chỉ và công máy, năm tiền nộp ở thành-thần (tức là quan tỉnh) đề tùy tiện chế cấp. Phàm lính mới cấp đã có lương, thì xã dân phụ thêm mỗi tháng một quan, mỗi năm cấp khăn vải sắc đen một đoạn, dài bốn thước năm tấc; áo đơn vải sắc đen hai cái, mỗi áo mười thước vải, vải khô hai dây lưng, mỗi dây lưng đều bảy thước vải. Như làng có công điền công thì cho chiếu theo lệ cấp khẩu phần (Đại Nam thực lục chính biên, quyển 18, tờ 22a-23a)
IV – Dụ bào mục và cựu thần nhà Lê
Việc mình thì thế; việc dân thì có tờ chiến này nên sao lại: “Gần đây Tây-sơn dấy loạn, ngôi nhà Lê đã mất, lũ các người là hóa mục Bắc-hà, giữ bên lòng trung phẫn, không chịu cho đảng giặc ràng buộc, có nhiều người trốn tránh, tụ họp trong chốn rừng núi, chưa biết theo ai. Nay nghịch tặc đã trừ, xa-thư cùng lối, người tri-giả biết thời cơ, há lại chậm về quan vọng ? Đặc dụ phàm những người con phạm về trước, đều không hỏi đến. Cho khắp cả giải tán nghĩa binh, đem nộp quân-khí, do quan địa-phương tâu rõ vua nghe: ta sẽ tùy tài mà lục-dụng. Lũ các ngươi nếu xét kỹ sự cơ, đừng để phàn-nàn về sau.” (Đại Nam thực-lục chính-biên, quyển 17. tờ 13a).
Tháng bảy năm thứ nhất (1802) vua dụ những cựu-thần và hương cống sĩ nhận nhà Lê như sau này: “Trước đây Tây-sơn phạm đạo thường, trời đất tối-tăm, có nhiều người dấu tiếng, không chịu ra làm quan với ngụy Tây. Những người ấy hoài bão tài đức, ý cũng đợi thời. Nay đảng giặc dẹp yên, công võ cả định, chính là lúc đem giáo-hóa dạy dân làm cho nước được trị bình; nhân tài một đời, há chịu để cùng với cỏ cây cùng nát; vậy nên chuyển cùng bao cáo điều đến hành-tại (nơi vua ở tạm) cho các quan chưởng Tiền-quân Nguyễn văn-Thành, Lễ-bộ Đặng đức Siêu, Tán-lý Đặng-trần Thường. Tham-tri Phạm-như-Đăng, Học sĩ Nguyễn-Viên, lần lượt dẫn vào yết kiến, ta sẽ xem lời nói thử công, tùy tài lục dụng, khiến người hiền có ngôi, người tài có chức, hợp lòng nghĩ, chia mưu-kế, cùng nhau tay nền chính đạo”.
Từ bấy giờ những người ẩn dật ở Bắc-hà tranh nhau ra để nhà vua dùng (Đại Nam thực-lục chính-biên, quyển 18 tờ 1.)
V Định khóa thuế và lệ hương đảng
Tháng sáu năm nhâm tuất (1802) vua nghĩ là mới đại-định, sổ sách mất cả các thứ thuế chưa chuẩn định, nghe tư-mã của Tây sơn là Nguyễn văn-Dụng dā từng giữ hộ-chính, bèn sai kê rõ các ngạch thuế, do bộ hộ chia từng khoản tâu lên, để châm chước thi hành (Đại Nam thực-lục chính-biên quyển 17, tờ 26a)
Tháng giêng năm thứ ba (1804) vua xuống chiếu rằng: “Gọi là nước nghĩa là góp nhiều hương-đảng lại; tự làng đến nước, dạy dân thành tục là việc trước nhất của vương-chính. Gần đây việc dạy dỗ chễ biếng, việc chính-trị suy-đồi, làng không có phong tục hay, quen-thói đã lâu, đắm mất càng sâu. Phàm việc ăn uống, lễ cưới xin, phép táng tế thờ thần phật, phần nhiều lạm phép tiếm lễ: bọn hào mục muợn thế để bác-tước kẻ cùng dân, lâu thành quen lệ. Vì cớ đó, nay châm-chước thêm bớt, cho được thích-trang, để làm lệ nhất định trong hương đảng, nghĩa là muốn bỏ hẳn cái mầm tệ, chính là con đường lớn đấy. (Đại Nam thực-lục chính-biên, quyển 23, tờ 1b).
(còn nữa)
Ứng hòe – NGUYỄN VĂN TỐ
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Bờ cõi Thuận-hóa từ khi Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào cai-trị, rồi thành nghiệp chúa phía Nam, đến vua Gia-long (1778-1819) khai sáng được hơn hai trăm năm, nên gọi là “hai trăm năm bờ cõi”. “núi non giới hạn” là có cõi riêng; “phong tục đổi dời” là tục dân cũng khác.
2) Mười-ba đạo thừa-tuyên là: Nghệ-an, Thanh-hóa, Sơn-nam-hạ (Nam-định), Sơn nam thượng (Hà-nội), Hải dương, Kinh bắc (Bắc-ninh), Sơn tây, An quảng (Quảng yên), Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái nguyên, Tuyên Quang, Hưng hóa. 3) Vĩnh doanh bây giờ gọi là Vinh, tức là chữ Vĩnh mắt dấu. 4) Châu cầu; nhưng sách chép là Cầu Châu.