Văn học Việt Nam ta nên chia loại thế nào ?
Trước khi nói đến công-việc chia loại văn-học, ta hãy thử giải thích văn-học là thế nào đã.
“Văn-học” tức là “litérature”. Theo kiến-giải của Tây-phương, thì “literature” được định nghĩa như vầy:
1 Văn-tự tỏ-bày trí-lự, sách-vở hoặc ấn-loát phẩm ghi chép công-việc, phô-diễn ý-tưởng, những tác-phẩm hoặc sản-phẩm chuyên-chú về phương-diện văn-học.
2 Văn tự ghi-chép món tri-thức tư-tưởng; sách-vở hoặc ấn-loát phẩm không kể nội-dung có hạn-chế hay không hạn chế; những tác-phẩm bằng văn-học hoặc phổ thông hoặc đặc-biệt về tình-hình, về thời đại, về quốc-gia, về ngôn-ngữ, v.v… đó là những món gọi là văn-học khoa học, văn học nghệ-thuật, văn-học chức-nghiệp và văn-học cổ-điển,..
3 Nói theo nghĩa hẹp, thì văn-học là những tác phẩm văn-chương, bề mặt diễn-tả hoặc về mặt hình-thức, có quan-hệ đến hứng-thú về tư-tưởng một cách lâu-dài và phổ-cập, có chứa tính-chất và màu-sắc đặc-biệt; đó là những thứ gọi là thi-ca, truyền-kỳ, lịch-sử, truyện-ký, luận-văn, những thứ trái với tác-phẩm khoa-học…
Nhiều nhà học-giả lại định-nghĩa về văn-học một cách rất rộng:
Phàm hết thảy những thứ dùng văn-tự đề phô-bày tư-tưởng và tình-tự của người ta đều có thể kề là văn-học cả.
Còn “mỹ-văn” (belles lettres) thì gồm cả văn-chương, sử-ký, văn-phạm, diễn-văn và thi-ca.
Có người lại giải-thích rằng: “Văn-học là nói gồm cả về người, văn-chương thì riêng chỉ về tác-phẩm văn-học”.
Xem thế thì sự định nghĩa về văn-học rất rộng và rất phiếm, ta nay cần phải thu hẹp phạm-vi nó lại, mới mong phân-loại được dễ-dàng hơn.
Nếu bảo văn-học là hết thảy những món phô-diễn tư-tưởng và tình-tự của người ta bằng văn-tự, thì đến lúc chia loại, rất dễ có thể kéo cả khoa-học vào được. Vậy bây giờ cần phải theo nghĩa hẹp, lấy văn-học thuần-túy chân-chính làm giới-hạn, chứ không đụng đến những sử-thư có tính cách văn-học hoặc những loại sách khoa-học và triết-học cũng có tính cách ấy. Như thế, ta mới có thể đứng trong phạm vị văn-học mà chia loại nó được.
?
Cũng như lối cổ của các nước, người mình xưa chia văn-học làm hai loại: văn vần và văn xuôi. Cho nên, khi biên-tập bộ thi văn cổ kim của nước ta, ông Bùi Tồn-Am có chia làm hai loại:
1) Hoàng Việt văn tuyển, lựa nhặt những bài văn như chiếu thiên đô lên Thăng-long của vua Lý Thái-Tổ, phú Bạch-đằng giang, của ông Trương Hán-Siêu và bài bá cảo thiên-hạ về việc bình Ngô của ông Nguyễn-Trãi,v.v…
2) Hoàng Việt thi tuyển, sưu-tập những bài thơ trên từ đời Lý dưới đến đời Lê trung-hưng, chẳng hạn như bài thơ vua Lý Thái-Tôn gởi cho một vị thiền-sư người Tàu, bài thơ của Lê Thái Tổ đi đánh Điêu Cát-Hãn,..
Nhưng đó chỉ là theo lối rất thông thường mà chia loại đó thôi, chứ chưa được tinh-thể và nghiêm-mật. Vì hi-khúc đời xưa phần nhiều hay viết bằng văn bản, nhưng cận-đại viết hi-khúc phần nhiều lại hay xen cả văn xuôi mà làm thơ lại có trộn thêm cả thể “tản văn thi” nữa. Thế thì, khi phân loại, gặp những trường hợp như thế, ta sẽ xếp đặt thể nào cho bao quát được ?.
Theo nhà học giả Dewey thì văn-học của mỗi nước nên chia làm tám loại;
1) Thi-ca
2) Hi-khúc
3) Tiểu-thuyết
4) Luận văn
5) Diễn-thuyết
6) Thư-tín
7) Văn trào-phúng và văn khôi hài
8) Tạp-loại
Có nhiều người khác lại chia văn-học ra làm mười loại :
1) Thơ lịch-sử
2) Thơ trữ tình
3) Hi-khúc
4) Tiểu-thuyết
5) Phê-bình và luận-thuyết
6) Văn giáo-huấn, văn trào phúng, văn khôi-hài
7) Diễn-thuyết
8) Ngụ-ngôn
9)Văn-học cá-nhân
10) Văn-học báo-chí.
Nay thử xét xem hai phép chia loại như trên phỏng đã bao quát và tinh-mật chưa ?.
Phép chia loại của ông Dewey xét ra cũng có khuyết-điểm vì loại diễn-văn và loại thư tín có rất ít giá-trị vĩnh-viễn của văn học, e khó sánh được bởi tiểu-thuyết và thi-ca, vả, còn các loại như ký-ức-lục, sám hối lục tự truyện và truyện-ký nhân vật không phải không có nhiều” mà chẳng nó cũng đóng một vai trọng-nếu trên trường văn-nghệ, thể-tài chúng nó lại khác hẳn với thi-ca và hi-khúc, vậy sao lại không liệt chủng nó đứng riêng làm một loại ?
Còn như phép chia loại thứ hai cũng khó lòng dùng làm tiêu chuân được. Vì cho những loại diễn thuyết, ngụ-ngôn, tiểu-thuyết và sử-thi (thơ lịch sử) đứng riêng làm từng loại một thì dường như không xứng đáng cho lắm.
Vật cách phân-loại thứ hai ấy tưởng cũng không khỏi khuyết-điểm.
Khác với hai cách phân loại trên, dưới đây là một phương-pháp chia loại của ông Tây-Đế, một nhà văn Trung-hoa, xem ra có vẻ bao-quát hơn và rành-mạch hơn:
- Thi-ca (bao gồm cả vận-văn và tản-văn thi)
- a) Thơ tự-sự
- b) Thơ trữ-tình
- Tiểu-thuyết
- a) Trường thiên tiểu-thuyết
- b) Trung-thiên tiểu-thuyết
- c) Đoản-thiên tiểu-thuyết
Hi-khúc
- a) Bi kịch
- b) Hỉ kịch
- c) Kịch một cảnh
- d) Các kịch lặt-vặt
- Luận-văn
- a) Bình-luận văn-học
- b) Các môn phê bình khác
- Văn-học cá-nhân
- a) Thư-tín
- b) Tự-truyện
- c) Ký-ức-lục
- d) Nhật-ký
- e) Sám-hối-lục
- Tạp loại
- a) Văn giáo-huấn
- b) Văn trào-phúng
- c) Văn khôi-hài
- d) Văn ngụ-ngôn
- e) Văn diễn-thuyết
- f) Văn lặt-vặt khác
Về phần tôi, tôi nhận thấy rằng báo-chí cũng là một món rất có thế lực trong văn-học, cho nên gần này, các thư-viện các nước đều hết sức mở rộng phạm vi, sưu-tập thật nhiều báo chí đề cung tài liệu khảo cứu cho các độc-giá. Vậy làm báo chí chẳng những có tính cách ghi chép những sự biến, những tư tưởng của thời đại và những phản ứng của xã hội, mà lại giúp cho đời sau một món khảo cứu về linh hình trí-trị, xã hội, kinh tế, quân sự, văn học và giáo dục v.v…, ở đương thời. Như vậy nhiều mục trên mặt báo-chí cũng có tính cách vĩnh viễn, trừ ra những mục thời sự, thời đàm là có “tính-cách thời gian”.
Vậy trong phép chia loại thứ ba, không liệt văn báo chí đứng làm một loại thì cũng hãy còn khuyết-điểm.
Để bổ khuyết cho cái biểu chia loại thứ ba ấy, tôi tưởng nên cho thêm một mục này nữa:
Văn báo chí:
- a) Nghị-luận
- b) Khảo-cửu
- c) Phê bình (nhân vật, sách vở hoặc tác phẩm mỹ thuật, v.v….)
- d) Phỏng vấn, phóng sự, điều tra
- e) Du ký
Vân vân.
Như vậy, sự chia loại văn học họa may mới đầy đủ mà không sơ sót. Áp dụng phương pháp thứ ba và thêm vào chỗ bổ túc kia, ta hãy tạm theo đó mà phác chia loại cho văn học nam-việt.
Nếu có cần phải giải rõ thế nào là thi ca, là tiểu thuyết, là hi khúc, là luận thuyết, là cá nhân văn học, là căn bảo chí, v.v… thì một kỳ khác, tôi sẽ thuyết minh thêm và sẽ cử những sản phẩm trong văn học giỏi việt nam làm lệ.
HOA BẰNG