Trở thành người có lối suy nghĩ tích cực
Một số người dường như có thái độ tích cực bẩm sinh. May mắn thay, những ai không có phẩm chất thiên phú đó hoàn toàn có thể học cách suy nghĩ tích cực và có được sự tự tin.
Qua gần một thế kỷ, các bà mẹ đã đọc câu chuyện đầy cảm hứng về “Chiếc động cơ nhỏ bé có thể chở nổi” (The Little Engine That Could) cho con mình nghe. Các bà mẹ có thể không nhận ra thông điệp mạnh mẽ về sự tự tin và ý chí được minh họa bằng chiếc động cơ nhỏ màu xanh đang chật vật leo núi và đưa một đoàn tàu chứa đầy đồ chơi cho những đứa trẻ ở phía bên kia đỉnh núi. Nhưng con của họ thì làm vậy, chúng đã biến cụm từ “Tôi nghĩ tôi có thể” thành một câu thần chú.
Một giáo sĩ giáo hội Methodist đã viết về chủ đề tương tự trong cuốn sách bán chạy nhất của ông, nhan đề “Sức Mạnh của Lối Suy Nghĩ Tích Cực”, được xuất bản năm 1952 và vẫn còn phổ biến cho đến nay.
Ngày nay, thông điệp về lối suy nghĩ tích cực đang được những người nổi tiếng truyền đi khắp thế giới. Nhà tư vấn cuộc sống kiêm tác giả Tony Robbins và thông điệp về sự thành công của ông là một điển hình.
Suy nghĩ tích cực hoạt động như thế nào?
Mặc dù khoa học vẫn chưa tìm ra mối liên hệ chính xác giữa thái độ tích cực và bộ óc con người, nhưng hàng loạt nghiên cứu cho thấy mối liên hệ nhân quả rõ ràng.
Đại học Y khoa Johns Hopkins khẳng định rằng thái độ tích cực cải thiện sức khỏe và sự hài lòng trong cuộc sống nói chung. Quan trọng hơn, nghiên cứu của họ chứng minh rằng mỗi chúng ta đều có sức mạnh để trở nên tự tin hơn và tích cực hơn trong cuộc sống.
Suy nghĩ tích cực thay đổi chất hóa học của óc bằng cách sản xuất serotonin và dopamine (hormone “cảm thấy khỏe”) trong các tế bào thần kinh có nguồn gốc ở phần giữa thân bộ óc.
Đổi lại, chúng ảnh hưởng đến các dấu hiệu di truyền và có thể thay đổi tế bào óc. Sự thay đổi các đặc điểm di truyền là chất xúc tác cho cuộc sống của chúng ta và các thế hệ tương lai. Suy nghĩ tích cực cũng có liên quan đến sự gia tăng các tế bào hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn. Nhà tâm lý học Daniel Goleman khẳng định rằng phản ứng của óc với suy nghĩ tích cực là “tư duy sáng tạo được nâng cao, nhận thức linh hoạt, giải quyết vấn đề nhanh hơn và mở rộng thời gian chú ý.”
Trở thành một người suy nghĩ tích cực
Một số người dường như có thái độ tích cực bẩm sinh. May mắn thay, những ai không có phẩm chất thiên phú đó hoàn toàn có thể học cách suy nghĩ tích cực và đạt được sự tự tin.
Có hàng trăm, hàng ngàn người áp dụng các chương trình cải thiện hình ảnh bản thân và lối suy nghĩ tích cực. Phát triển một thái độ tích cực thường là một quá trình từ bỏ và thay thế những thói quen tiêu cực cũ bằng sự tự tin. Mặc dù ta có thể gặp một số khó khăn trong quá trình này, nhưng không có thói quen nào sâu đậm đến nỗi khiến ta không thể thay đổi được.
Hãy ở gần những người lạc quan
Mọi người, đặc biệt là các bà mẹ, từ lâu đã nhận ra sức mạnh của sự giao thiệp. Những câu nói như, “Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào” hay “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” và “Chim bay có bạn”, là bằng chứng về ảnh hưởng của những bạn đồng hành lên hành vi và thái độ của ta.
Anh Jim Rohn, một diễn giả nổi tiếng về truyền cảm hứng và động lực, cho rằng mỗi người là tổng thể của năm người khác mà họ thường tiếp xúc nhất. Nếu bạn kết giao với những người tiêu cực, hoài nghi hoặc không hạnh phúc, rất có thể bạn cũng sẽ như vậy.
Hãy tiếp xúc với những người bạn ngưỡng mộ nhất và những người đại diện cho kiểu người bạn muốn trở thành. Nhờ đó, họ sẽ truyền cảm hứng để bạn trở thành người tốt nhất có thể.
Trân trọng những thành tựu của chính mình
Cuộc sống có lúc thăng lúc trầm. Việc chúng ta nhìn thấy cốc nước là một nửa vơi hay nửa đầy thường do lối suy nghĩ của chúng ta đặt định.
Hãy tập ngợi khen bản thân vì những thành tựu nho nhỏ, chẳng hạn như hoàn thành thời hạn, hoàn thành công việc nhà mà bạn coi thường, hoặc giải quyết một vấn đề khó khăn.
Hãy coi những khó khăn và trở ngại là những vấn đề cần khắc phục bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ sự thất bại. Như khi nhà phát minh Edison được hỏi về những năm tháng liên tiếp thất bại trong thử nghiệm chế tạo bóng đèn, ông đã trả lời, “Tôi chưa thất bại. Tôi chỉ là tìm ra 10,000 cách không hiệu quả.”
Thành công thực sự đến từ sự bền bỉ, nỗ lực, và áp dụng những bài học của quá khứ. Thất bại luôn chỉ là tạm thời trừ phi bạn bỏ cuộc.
Biến chuyển năng lực bẩm sinh thành khả năng
Con người được sinh ra với rất nhiều năng lực – thể chất, trí tuệ, và cảm xúc – nhưng nếu không học tập và rèn luyện thì năng lực bẩm sinh ấy không thể chuyển thành khả năng được.
Ví dụ, một đứa trẻ có hai chân để đi nhưng cần được huấn luyện để đi đứng thành thạo. Nhà bác học Einsteins và nhà vật lý Hawkings vĩ đại của thế giới, bẩm sinh không thể có phương trình “E bằng MC bình phương” (E = mc2) hoặc các lý thuyết về hố đen. Những hiểu biết của họ là kết quả của nhiều năm ròng rã nghiên cứu, những giả thuyết sai lầm, và những phép tính toán học tẻ nhạt. Nói cách khác, họ đã biến chuyển năng lực thành trí tuệ.
Tích cực không có nghĩa là lạc quan tếu hay tự tin thái quá; đó là việc bạn thừa nhận khả năng hiện tại của mình, việc bạn kỳ vọng vào kết cục thực tế có thể xảy ra, và sẵn sàng chấp nhận những chiến thắng nhỏ cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Một “trục xoay” không phải là một thất bại, mà là một sự thay đổi đối với một cách tiếp cận tốt hơn.
Xây dựng động lực tích cực
Thay đổi thường xảy ra ở những bước nhỏ, ở giai đoạn bạn đang do dự. Bước đầu tiên luôn là khó nhất, nhưng khi bạn hoàn thành rồi, bạn sẽ đi nhanh hơn ở bước thứ hai.
Mỗi ngày, từng chút một, bạn trân trọng những thành tựu của mình trong suốt chặng đường, bạn sẽ càng trở nên tích cực hơn. Tích cực như một gợn sóng nhỏ, khi “thành đại” sẽ tới lúc rung động cả mặt hồ. Đó là khi động lực tăng lên, bạn sẽ khao khát thực hiện và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Tự cho rằng mình thua cuộc là một trong những cách kém hiệu quả khi gặp tình huống khó khăn. Hạnh phúc và mãn nguyện thường không làm bạn với tiêu cực và ngược đãi bản thân. Có nhiều người nhận ra rằng cách xoa dịu bản thân nhanh nhất là làm những việc tử tế cho người khác. Thực hành sự tử tế khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn, và những người xung quanh sẽ đáp lại một cách tử tế.
Lời kết
Chúng ta nhìn thấy thế giới thật thông qua lăng kính nhận thức. Nhận thức ảnh hưởng đến cách chúng ta tập trung, điều chỉnh, ghi nhớ, diễn giải, thấu hiểu, tổng hợp, quyết định, và hành động dựa trên thực tế.
Tuy nhiên, như tạp chí Psychology Today đã nêu, vấn đề chính là “Lăng kính mà chúng ta nhận thức thường bị biến dạng ngay từ đầu bởi khuynh hướng di truyền, kinh nghiệm trong quá khứ, kiến thức trước đây, cảm xúc, định kiến, tư lợi, và nhận thức sai lệch.”
Chúng ta thay đổi nhận thức của mình bằng những ước muốn, giáo dục, và thực hành. Một số người chỉ trích việc thực hành “giả vờ cho đến khi thành công” (fake it until you make it) đánh đồng cảm tính với sự tự lừa dối bản thân. Tuy nhiên, có một nhận thức thấu đáo hơn cho rằng chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta tôi luyện. Khi chấp bút cho tác phẩm “Câu Chuyện về Triết Học,” tác giả Will Durant từ lâu đã nhận ra rằng, “Chúng ta là những gì chúng ta lặp đi lặp lại. Và rồi, thành tựu xuất sắc không phải là một hành động mà là một thói quen.”