Trò chơi nguy hiểm với Iran
Cộng hòa Hồi Giáo Iran, họ tự xưng như vậy, vì đó không phải là một quốc gia cộng hòa, mà là một quốc gia Hồi Giáo.
Dưới đây là hai định nghĩa để minh chứng cho luận điểm này trước khi chuyển sang một luận điểm lớn hơn.
Khái niệm nước cộng hòa được từ điển Dictionary.com định nghĩa là “một quốc gia trong đó quyền lực tối cao nằm ở toàn thể công dân có quyền bầu cử và được thi hành bởi các đại diện do họ lựa chọn trực tiếp hoặc gián tiếp.” Còn các cuộc bầu cử của Iran lại đặt quyền lực tối cao vào các nhà lãnh đạo tôn giáo, mà không phải là người dân. Trong các cuộc bầu cử trước đây, khi có các cuộc biểu tình công khai phản đối chính phủ, “người dân” đã bị bỏ tù hoặc bị chế độ này sát hại.
Hồi giáo cực đoan là một hệ thống tín ngưỡng được thành lập dựa trên việc diễn giải Kinh Koran do giới lãnh đạo chính trị đưa ra nhằm tìm cách áp đặt những niềm tin đó lên người dân của mình và phần còn lại của thế giới, bằng vũ lực nếu cần thiết. Ít nhất đó là định nghĩa của tôi, dựa trên các bài giảng từ những người Hồi giáo cực đoan ở Iran và những nơi khác, cùng với những quan sát cá nhân về cách mà những niềm tin đó được áp dụng vào thực tế.
Rõ ràng là không phải tất cả những ai theo Hồi Giáo đều đồng ý về mọi thứ, đặc biệt là khi nói đến chính trị. Về vấn đề này, người theo Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo cũng vậy, nhưng những người theo Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo không được biết đến là muốn xóa sổ các quốc gia mà họ không thích hoặc dùng vũ lực để áp đặt ý muốn của họ lên người khác.
Cuộc bầu cử gần đây ở Iran, nếu người ta còn có thể gọi nó là một cuộc bầu cử (vì kết quả đã được định sẵn từ trước), đã đặt vị trí tổng thống của đất nước này vào tay một người như ông Ebrahim Raisi, người mà thậm chí còn cấp tiến hơn người tiền nhiệm của ông ta, ông Hassan Rouhani. Trong trường hợp của Iran, dường như không quan trọng tổng thống là ai vì quyền lực thực sự thuộc về Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei, nhưng cuộc bầu cử này phải gửi một thông điệp tới chính phủ Tổng thống Biden rằng nỗ lực tái gia nhập thỏa thuận nguyên tử mà cựu Tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi là một việc làm vô tích sự. Sau cùng, một thỏa thuận như vậy sẽ không có lợi cho Hoa Kỳ, Israel và thế giới.
Những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Iran tạo ra cái cớ giả dối cho các nhà ngoại giao Mỹ, những người cho rằng giọng điệu nhẹ nhàng và thiện chí của họ đối với Tehran sẽ làm thay đổi mục tiêu hoặc hành vi của các nhà lãnh đạo nước này.
Theo The Times of Israel, Lãnh tụ Tối cao Khamenei đã phát triển một kế hoạch chín điểm để tiêu diệt Israel, gọi quốc gia này là một nhà nước Do Thái “man rợ,” “không có cách nào trị được ngoài việc phải bị hủy diệt.” Còn điều gì không rõ ràng về tuyên bố đó nữa đây?
Có rất nhiều tuyên bố tương tự nhưng tại sao tôi phải tự mình nhắc lại [tuyên bố đó]? Còn phải cần bao nhiêu tuyên bố tương tự hoặc tuyên bố lặp đi lặp lại nữa trước khi chúng ta tin rằng họ thực sự muốn hành động như ý tứ mà họ diễn đạt? Ông Khamenei và các nhà lãnh đạo Iran khác cũng đã thể hiện rõ rằng câu hô hào quen thuộc “Hoa Kỳ phải diệt vong” (“death to America”) không phải là một câu khẩu hiệu nói cho có. Chỉ những kẻ tự huyễn hoặc bản thân mới cho rằng họ đang làm bộ.
Tôi từng đặt câu hỏi này về các chính phủ khác trước đây. Sao lại có người bị các nhà lãnh đạo của Iran coi là những kẻ ngoại đạo mà vẫn nghĩ rằng họ có thể thương lượng được với những kẻ cuồng tín tôn giáo muốn họ phải chết và đất nước của họ bị hủy diệt? Ai có thể thương lượng được với những kẻ muốn điều khiển và thống trị thế giới cơ chứ?
Người phương Tây có thật sự tin rằng họ có thể lay chuyển những kẻ tuyên bố là nhận lệnh trực tiếp từ chúa của họ không? Những kẻ cuồng tín này tin rằng chúa của họ muốn họ theo đuổi một nghị trình thương vong đối với người Do Thái và tiêu diệt Israel, Tây Âu và Hoa Kỳ. Hãy nhớ lại rằng chính nhà độc tài quá cố của Libya, ông Muammar Gaddafi, đã gợi ý Hồi Giáo sẽ chinh phục Âu Châu thông qua việc nhập cư mà không cần nổ súng.
Luật pháp yêu cầu các cố vấn tài chính và các công ty môi giới phải nói với khách hàng rằng “thành quả trong quá khứ không bảo đảm thành quả trong tương lai.”
Trong trường hợp của Iran, thành tích trong quá khứ (và hiện tại) LÀ sự bảo đảm cho kết quả trong tương lai.
Ông John Calvin Thomas là một ký giả cho chuyên mục tổng hợp, tác giả và bình luận viên cho đài phát thanh trong hơn 35 năm. Cuốn sách mới nhất của ông là “Ngày Tàn của Nước Mỹ: Sự Sụp Đổ của Các Đế Chế và Siêu Cường và Tương Lai của Hoa Kỳ.”
Quan điểm trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.