Thử viết Việt Nam văn học sử XVI
Tiếp theo của phần XV
Lối văn “lục bát”, nó là đặc-điểm của văn-học Việt-Nam ! “Lục bát giản thất’, nó cũng là một đặc-điểm của văn học Việt-Nam !
Bài hát ả đào, nay nó lại góp thêm một cái đặc-điểm vào văn-học nữa !
Trải đời Lý Tổ qua đời Lý Thái, lỗi hát-xướng đã dần vào thịnh hành; Năm Kiền phù hữu-đạo thứ 3 (1041), có tuyển vào cung hơn 100 người nhạc-kỹ. Đủ biết bấy giờ đã có nhiều người làm nghề xướng ca.
Một khi nghề hát đã thịnh, quốc-văn nhân đó nổi lên, dọn đường cho lối thi, phủ nôm ở đời Trần sau này:
Tiết hai : Vạn Hạnh (? – 1018)
Họ Nguyễn, người làng Cổ-pháp, Vạn Hạnh là con nhà xưa nay vẫn mộ Thiền. Từ bé đã khác người, học thông tam giáo, và nghiên-cứu hết cả bách luận. Chịu ảnh-hưởng của nền Phật học nhiều hơn, Vạn-Hạnh ngó đai, mão, ngựa, xe bằng con mắt lạnh nhạt.
Hồi 21 tuổi, ông xuất gia, thụ giới tới Lục Tổ thiền-tông, rồi tu ở chùa Lục-Tổ làng Dịch-bảng, phủ Thiên-đức, hiệu là Vạn-Hạnh thiền-sư.
Dưa, muối, nâu xồng, ngày tháng vui cùng thầy, bạn. Những khi làm xong công việc nhà chua, ông thường ham đọc sách, quên mỏi mệt. Đức ngày trọng, đạo ngày cao, ông được vua Lê Đại-Hành tôn kinh lắm.
Ông có tài liệu sự rất đúng: khi giặc Hầu-nhân Bảo nhà Tống sang xâm Việt-Nam, chính ông có đoán trước với vua Đại- Hành rằng, nội trong 21 ngày, thế nào giặc cũng phải lùi. Sau quả đúng như vậy. Về việc bàn đánh Chiêm-Thành, chính ông khuyên vua La-Hoàn nên đi mau kẻo lỡ cơ-hội. Nghe lời ông, ngài đi, quả được thắng trận. Đó, ông Mẫu đi tu, song vẫn lo giúp xã-hội: đóng một vài cố-vấn trọng yếu cho vua Lê Đại-Hành.
Có mắt thấy xa thời cục, ông biết trước về việc Lý sẽ thay Lê, nên có câu:
Tật-Lê chìm biển Bắc.
Cây Lý mọc trời Nam:
Bốn phương tắt binh lửa,
Tám cõi mừng bình an ! (Dịch)
Vì ông có công ơn dạy dỗ và cồ-động dọn đường (1) cho Lý công-uẩn, nên một khi nhảy lên ngai vàng, vua Lý Thái-Tổ phong ngay Ông làm quốc sư đề tỏ lòng tôn sùng báo đáp.
Khi sắp tịch, ông có bài thơ này ngỏ cùng đệ tử:
Thân như chớp nhoáng, có rồi không!
Xuân tươi, thu rạc, cỏ cây cùng.
Mặc vận thịnh, suy không sợ hãi !
Thịnh, suy: đầu cỏ giọt sương trong. (Dịch)
Trước đó, ông còn có bốn câu thơ nữa đưa cho Đỗ-Ngân, là kẻ chực ám hại ông, song lời văn thuộc lối chiết dự đoán nghĩa, có vẻ cổ quái, nhiệm màu, nên xin miễn chép.
Trong tập “Thiền Uyển Tập Anh” nói ông mất ngày 15, tháng 5, năm Ứng thiên thứ 9. Nhưng nay xét: Ứng-thiên là niên hiệu của vua Lê Đại Hành. Vậy mà Ông Vạn Hạnh,dưới trào Lê Ngọa Triều, còn bị Lý Công Uẩn sai người anh đem giấu ông ở chùa Tiêu-sơn vì sợ lộ việc đoán câu sắm ngữ : “Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành…” Như vậy nghĩa là ông Vạn Hạnh còn sống hết đời Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Ngọa-Triều rồi đến đời Lý Thái-Tổ, nên mới có những việc cổ động cho Lý và được tỷ phong làm quốc-sư như trên đã nói chứ ?. Vậy chắc là sách “Thiền-uyển” chép sai hoặc in sai: Lầm niên hiệu Thuận-thiên Lý Thái Tổ làm niên hiệu Úng thiên.
Nay xin cải chính: Ông Vạn Hạnh mất ngày 15, tháng 5, năm Thuận thiên thử 9 (1018) đời vua Lý Thái Tổ.
Tiết ba: Lý Thái Tổ (973-1028)
Ngài, người làng Cổ-pháp (nay la Đình-bảng). tỉnh Bắc ninh, con bà Phạm-thị và là con nuôi sư Lý-Khánh-Văn, nên lấy theo họ Lý.
Mới thoạt được nhìn anh sáng (973), Công-uẩn, tức vua Lý Tổ tương lai, đã không có cha. Hồi ba tuổi, cảnh tiêu điều của con nít ngộ-nghĩnh, xinh-xắn kia làm cảm-động lòng từ bi sư Lý Khánh-Văn ở chùa Tiên Sơn, Công-uẩn được sử tế-độ từ đó.
Làm con nuôi sư Khánh-Văn, từ bé Công-Uẩn đã thở hút không-khí bác-ái, hi-sinh và nhẫn-nại.
Được hưởng giáo-dục của một nền triết học cao thâm, Công Uẩn là người khảng khái, có chí, hết lòng trung với nghĩa-vụ (2), công-bình, nhân-hậu đối với mọi việc và khoan-thứ đối với mọi người.
Lên thay Lê, trong vòng 10 năm trị vì, vua Lý Thái-Tổ tỏ ra có cái thủ-đoạn là một anh chua.
Vì có sáng kiến, ngài mới dời đô từ Hoa lư (thuộc Ninh-bình) lên Thăng-long (nay là Hà-nội), mở cho người sau một con đường mới-mẻ, rộng rãi.Việc đó thật đáng ghi vào một trang đặc biệt trong bộ sử Nam.
Năm Thuận-thiên nguyên niên (1010), chính ngài tự viết một bài văn,- theo lối xưa kêu là bài chiếu – đề cổ-động về việc thiên đô đó.
Nguyên văn bằng chữ Hán, lời mạnh, ý-tứ dồi-đào, lý luận đanh-thép, đủ sức thúc giục lòng người nghe theo. Nay xin trích dịch ít câu đề giới thiệu cùng các bạn :
“…….. Nơi đó (chỉ Thăng-long) đất rộng và bằng phẳng, cao và quang đãng. Dân ở không có cái nạn ẩm thấp, tối-tăm, muốn vật rất được nở nang thịnh vượng. Coi xuốt nước Nam, riêng đó tốt đẹp. Thật là chỗ yếu địa bốn phương sum họp và là nơi kinh đô muôn đời của đế vương…” (Nguyên văn chữ Hán có in trong bộ Hoàng việt văn tuyển của Bùi Tồn Am).
Ngài là một nhà được gắn đúc theo khuôn Phật giáo từ thủa bé. Tuy ngài không có nhiều tác-phẩm để lại, nhưng ta coi một bài thủ chiếu dời đó đó cũng đủ biết ngài là tay học rộng, văn hùng.
Còn bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán tả cảnh “đêm ngủ không dám ruỗi chân vì sợ chuyển động non sông xã tắc” mà người là cho là của ngài (8) thì tôi không dám công nhận, bởi nó thuộc về “Thần thoại” (legende), không đủ điều kiện đáng tin, nên nay không cho vào tác phẩm của ngài.
(Còn nữa)
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Những câu sấm-vĩ đời bấy giờ có lẽ đều do ông đặt ra để tôn-phò nhà Lý.
2) Khi làm chức cấm-quân triều Lê, thấy Long-Việt (Trung-Tôn) bị giết, ông ôm thây Long-Việt mà khóc.
3) Ở mục “Tạp ký” trong tập “Lịch đại danh thần sự-trạng” (bản viết, không có lời tựa, không thấy đề tên tác giả) có chép: khi vua Lý Thái Tổ còn bé, phạm phải lỗi nhỏ, ngài bị thầy học bắt nằm ở đất, bèn làm bài thơ:
Thiên vi khâm, trẩm, địa vị triên;
Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên
Dạ thảm, bất cảm thân trường túc,
Chỉ khủng sơn hà, xã tắc điên.