Thử viết Việt Nam văn học sử IX
Tiếp theo của phần VIII
Sấm-ngữ tức lời tiên-tri – Lối này ra bởi những tay kỳ nhân, đạo-sĩ, cao-tăng. lý-học gia hoặc anh hùng, hào-kiệt. Có khi họ có con mắt thấy xa, biết trước cuộc đời sẽ xoay đến thế. Có khi họ muốn gây phong-trào, tạo thời-thế hay là kiến-thiết một công cuộc trọng đại gì, bèn lợi dụng tâm-lý quần-chúng, đặt ra những lời sấm-ngữ, làm cho chuyển-động lòng người.
Câu “hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành” ở đời Lê Ngọa -triều; câu “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” ở hồi Minh- thuộc và những câu sấm-truyền của cụ Trạng Trình đều thuộc về loại này cả.
Đã định nghĩa lối “ văn vần tô truyền” rồi, nay ta thử chia loại ra mà , thuyết-minh thêm nữa. Khi làm việc này, ta nên gác những sấm-ngữ ra ngoài vì nó thuộc riêng về lỗi văn-tự tiên tri và trí thuật cô-động. Nhưng chỉ chuyên bàn về ca-dao tục ngữ… Có thể chia chúng làm năm loại:
1) Trữ tình ; 2) khuyến nghiệp; 3) kỷ-thuật ; 4) trào-phúng; 5,phê bình…
1) Trữ tình. – Có loài người thì có tình. Chữ tình thật mông mênh man-mác, bao-quát được cả vũ-trụ. Những cái ta gọi là vui, buồn, mong, nhớ. v. v. đều thuộc về tình cả,
Đề tả tình, lối “văn vần tổ truyền” của ta có nhiều câu rất mặn-mà, nồng-nàn, đẹp-đẽ:
Thương chồng nên phải gắng công !
Nào ai xương sắt, da đồng chi đâu ?
2) Khuyến nghiệp.- Nam Việt trọng nhất nghề nông. Dưới áng mây phớt hồng, trên những luống cày lốm-đốm cỏ xanh, chàng nông phu, tay cầm cày, đi theo trâu, thỉnh thoảng nghêu ngao vài câu cho khuây-khỏa những giọt mồ-hôi đương chảy qua trán:
Nhất sĩ, nhì nông?
Hết gạo, chạy rông nhất nông, nhì sĩ.
3)Kỷ-thuật. – Trong lối “văn vần tổ truyền” này, tôi cho thể văn kỷ-thuật là rất có giá trị cho việc khảo-cứu. Chính bác-sĩ Hồ-Thích cũng công nhận kinh Thi là một bộ sách cô rất đáng tin, vì trong có những bài thơ kỷ sự nói ngày tháng đều phù – hợp với chính sử.
Tám xã ở Tam-đồ-sơn cũng thờ đức Đổng-Thiên Vương. Hằng năm, ngày 10 tháng 8, họ mở hội, có trọi trâu. Khi nghe câu này, ai cũng phải tới việc đó:
Nào ai buôn đâu, bán đâu ?
Mồng mười, tháng tám, trọi trâu thì về
4) Trào-phúng – Ngày xưa ta chưa có báo chí đề mỉa mai những khuyết điểm và những hành-vi lố-lăng của đời, nên những nhà trí-thức mới dùng ca dao làm một cơ-quan trào-phúng.
Khi thấy một “nàng” có tài, có sắc, thế mà duyên phận hẩm-hiu, vớ phải anh chồng là hạng dung phu tục tử, không xứng đáng lửa đôi, phong-nhân liền mỉa mai mát mẻ:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng mán, thằng mường nó leo !
5) Phê-bình.– Cũng vì ngày xưa chưa có báo chí để làm lợi khí phê-bình, nên người ta phải dùng đến phương pháp đặt vè truyền khấu. Muốn ca tụng những việc làm phi-thường của anh hùng hay chỉ-trích những điều sai-quấy của kẻ vụng dại, phong-nhân đặt lắm câu nhẹ nhàng mà hùng hồn, mát-mẻ mà thầm-kín
Nước lã mà vã nên hồ,
Tay không, mà nổi cơ-đồ mới ngoan!
Và :
Vì ai có xống lĩnh thâm ?
Vì ai có quả, có mâm bán hàng ?
Đó là tôi chia đại khái các lối “văn vần cổ truyền” ra từng loại thứ như vậy cho dễ nhận xét và tiện việc khảo-cứu thôi, chứ ngoài ra chắc cũng còn nhiều cải biến lệ khác nữa.
HOA BẰNG