Tâm trí ảnh hưởng đến tư thế của bạn
Dáng vẻ bề ngoài và nội tâm có sự tương quan mật thiết. Tư thế của chúng ta là biểu hiện mang tính tích lũy (hay từ việc thiếu đi) những thói quen, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Nó cũng phản ánh cách chúng ta nhìn nhận bản thân.
Một lần chợt nhìn mình qua sự phản chiếu trên cửa kính của một cửa hàng, tôi vô cùng ngạc nhiên và tự hỏi liệu đó có phải là tôi. Tôi liếc nhìn một lần nữa và trong đầu lóe lên dòng suy nghĩ: “Người phụ nữ vai hơi gù này là ai đây?”
Sau đó, tôi dành hàng giờ tìm kiếm trên máy điện toán. Tôi liên tục phải nhoài người về người phía trước để đọc và đánh chữ. Rồi tôi phát hiện và đọc nhanh một nghiên cứu của học viện Harkness Ballet of New York về sự liên quan giữa suy nghĩ và dáng vẻ. Để rồi sau đó tôi nhận ra rằng, tư thế và điệu bộ của bản thân, lẫn những gì mà tôi suy nghĩ về chính mình, đã đi chệch hướng.
Một khi cảm nhận về một tư thế đã được hình thành một cách chắc chắn trong não, chúng ta chỉ cần mường tượng lại cảm giác đó và cơ thể của chúng ta sẽ tự động thiết lập tư thế tương ứng. Hình dung hoặc sự ghi nhớ về tư thế này càng vững chắc, càng có nhiều liên kết thần kinh nhằm định hình cho dáng vẻ đó. Đây là cách một hình ảnh tư thế, hoặc hình ảnh tinh thần của chúng ta trong một tư thế cụ thể, được liên kết chặt chẽ với tư thế ngoài đời của chúng ta.
Hình ảnh về tư thế đến từ đâu?
Việc hình thành hình ảnh tư thế đến từ cả những ảnh hưởng bên trong lẫn bên ngoài và cách chúng phản ứng. Nhiều suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và điều này phản ánh qua tư thế của chúng ta.
Tư thế là thứ linh hoạt, không cố định, mỗi ngày đều khác nhau, tùy thuộc vào những gì ta đã làm hôm trước. Tư thế bao gồm cách ta ngủ, cách ta tư duy và cảm thụ, và những tư thế của ta trong một thời gian dài. Do những yếu tố khác nhau này, chúng ta cần phải thật tinh tế để điều chỉnh tư thế mỗi ngày. Những thói quen về tư thế hàng ngày mang tính tích lũy và trở nên rõ ràng hơn khi ta càng trưởng thành. Vì vậy việc thay đổi tư thế đòi hỏi sự nỗ lực và cải thiện không ngừng.
Ta làm gì cả ngày?
Là một nghệ sĩ múa, tôi hiểu rằng nhận thức về cơ thể phải được đặt lên hàng đầu. Mặc dù đúng là tư thế của chúng ta đến từ di truyền và những ảnh hưởng từ xã hội, nhưng những thói quen về tinh thần lẫn thể chất mang tính tích lũy sẽ là yếu tố thực thi. Ví dụ, tư thế của tôi khá tốt khi tôi còn là một vận động viên. Lúc đó, tôi luôn duy trì một tư thế ngay thẳng. Sau đó, cuộc sống của tôi thay đổi với việc hàng ngày phải dành quá nhiều thời giờ trước máy điện toán.
Trẻ sơ sinh có thể ngồi thẳng một cách tự nhiên. Cái đầu to của chúng cân bằng với vai một cách hoàn hảo với cột sống đặc biệt thẳng và cách các khối cơ thể của chúng được xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, tất cả chúng ta đều có thể làm quen với những tư thế không tốt. Đôi khi, đó là vì ta thấy được những tư thế này của những anh chị em và bố mẹ. Đôi khi, đó là vì xu hướng của cảm xúc và xu hướng hình thể.
Trong đời sống hiện đại với những việc hàng ngày liên quan nhiều đến sự di chuyển, chúng ta có lẽ đều cảm nhận rằng mọi người đều có tư thế tốt. Như việc ngồi trên sàn, việc cân bằng trên đầu những chiếc rổ, hay việc chạy bộ đều được xem là những hoạt động giúp ta có một tư thế tốt. Trong khi đó, cuộc sống ít vận động cùng với sự sa đà vào việc lạm dụng những thiết bị hiện đại khiến ta có những tư thế không tốt.
Ghế, phòng khách tiện nghi và ghế sofa thoải mái đều là nguyên nhân dẫn đến những tư thế không tốt. Vì những thứ này khiến bạn nằm nghiêng với các cơ lỏng lẻo. Đặt cơ thể lên những vật nội thất “thoải mái” này làm giảm độ căng cần thiết để cơ thể chúng ta tự nâng đỡ và duy trì sự liên kết phù hợp. Do ngồi nhiều nên khớp háng mất đi sự linh hoạt khiến các bộ phận khác trên cơ thể phải căng lên để bù đắp lại.
Để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng là phải nhận ra rằng, tư thế có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và ngược lại. Bởi vì suy nghĩ và hệ thống thần kinh được liên kết với nhau, suy nghĩ hoặc giữ một hình dung trong tâm trí của chúng ta sẽ gửi một thông điệp đến hệ thống thần kinh.
Khi ta thực hiện một hành động vật lý mới, não sẽ hình thành các đường dẫn thần kinh mới để tìm ra cách hoàn thành nhiệm vụ này. Chúng ta có thể cải thiện mức độ thẳng hàng của cột sống với đầu, cổ, và hông bằng cách tưởng tượng mình đang thực hiện một màn biểu diễn thể chất. Điều này tương tự như cách một nghệ sĩ múa hoặc vận động viên đang mường tượng việc thực hiện một màn trình diễn thể chất nhằm cải thiện khả năng thi đấu.
Điều cần làm để điều chỉnh tư thế?
Quay trở lại hình ảnh trông giật mình của người phụ nữ có bờ vai (hơi gù) tròn trịa, tôi nhận ra rằng tư thế của mình cần được điều chỉnh. Nó đòi hỏi một thứ gì đó vượt xa sự thay đổi về thể chất. Là một vũ công ballet chuyên nghiệp và một huấn luyện viên thể dục, tôi biết rằng có hai thành phần thiết yếu cần để điều chỉnh tư thế của tôi.
Đầu tiên, tôi phải điều chỉnh lại sự thẳng hàng quanh trục xương sống bằng cách thu phần rốn vào cao lên trên, hạ bả vai xuống và hướng ra sau, đồng thời nâng cằm lên sao cho đầu trực tiếp thẳng so với vai.
Thứ hai, tôi phải hình dung tư thế đúng của mình để cơ thể tôi thích ứng, và bộ não của tôi học điều này. Vì cơ thể chúng ta thường sẽ đi tiếp lối mòn hòng quay trở lại với những khuôn mẫu quen thuộc, nên tôi đã sử dụng hình ảnh của chính mình khi tôi đang ở trong trạng thái thể thao đỉnh cao để hình dung trong tâm trí (bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ hình ảnh nào của mình hoặc của người khác mà bạn muốn nhìn.) Tôi sẽ đặt tấm ảnh đó trên gương trong phòng tắm, nơi tôi sẽ nhìn thấy nó mỗi sáng.
Người phụ nữ với bờ vai gù tròn trịa ấy đã biến mất. Hy vọng rằng kinh nghiệm của tôi sẽ cho bạn một góc nhìn mới mẻ về cách hoạt động của việc hình dung để tạo ra tư thế đúng đắn.
Donna Martelli
Tác giả Donna Martelli từng là một nghệ sĩ múa chuyên nghiệp của vũ đoàn Harkness Ballet ở New York. Bà là tác giả của cuốn sách “When God Says Drop It” và “Why the Dance.”