Tài liệu để đính chính những bài văn cổ (số 28)
CIII Tây-hồ phú (1)
Nhời dẫn (bằng chữ nho dịch ra quốc-ngữ).- Tiết hạ-trí năm tân dậu hiệu Bảo-hưng (1801) làm lễ mùa hè vua (là Nguyễn-quang-Toản, 1792-1802 nhà Tây-sơn) tế đàn Phương-trạch ở Hồ-tây (thành Hà-nội) sai hương-cống nhà Lê là Chương-lĩnh-hầu (Nguyễn-huy-Lượng) làm phụng-nghị bộ Lễ soạn một bài thơ và một bài phú. Vua ban thưởng cho hai mươi quan tiền.
Thơ (thuận nghịch đọc) :
Đầy vơi thực lạ cảnh Tây-hồ !
Trước bởi khôn thiêng khéo vẽ đồ.
Mây lần nước xanh màu đúc ngọc,
Nguyệt lòng hoa thắm vẻ in châu.
Cây la tán rợp từng cao thấp.
Sóng gẩy cầm tâu dịp nhỏ tơ.
Vầy chốn chốn tiên non nước đủ,
Tây-hồ giá ấy dễ đâu so !
Phú :
Xinh thay cảnh Tây-hồ ! Lạ thay cảnh Tây-hồ ! Trộm nhờ thuở đất chín chín cõi, nghe rằng đây đá mọc một gò. Trước bạch-hổ về đấy làm hang, Long-quan trổ nên vùng đại-trạch ; sau kim-ngưu chạy vào đây hoá vực, Cao-vương doành tẩm mạch Hoàng-đô. Tên nghe gọi Đàm-đàm Lãng-bạc ; cảnh ngắm in tinh-chữ băng-hồ. Sắc rờn rờn nhuốm thức chàm xanh, ngỡ động biếc chảy lên dòng lẻo-lẻo ; hình lượn-lượn uốn vòng câu bạc, tưởng vừng ngân rơi xuống mảnh thơ-thơ. Dư nghìn mẫu nước giời lẩn sắc, trải bốn bên hoa cỏ quên mùa, đám đất nhô mỏ phượng còn in, kẻ rằng “đài thượng nguyệt”, vũng nước vẫn hàm rồng chẳng cạn, người gọi “chản trung tô”. Toà thạch-tháp nọ, nơi tiên để báu ; chốn thổ-đôi kia, chỗ khách chôn bùa Đền Mục-lang hương khói chẳng dời, tay lưới phép hãy ghi công bắt hổ ; quán Trấn-vũ nắng sương nào chuyển, lưỡi gươm thiêng còn để dấu đầm rùa. Kề bến nọ quán Thiên-niên lớp xớp ; cách ngàn kia ghềnh Vạn-bảo nhấp nhô. Toà Kim-liên sóng nổi mùi hương, chùa Trấn-quốc tưởng in vùng tĩnh-phạm ; hàng cổ-thụ gió giun bóng nước, tràng Phụng-thiên nhìn sẵn thú Nghi Vu Dấu Bố-cái rêu đầy nền miếu, cảnh Bà Đanh hoa khép cửa chùa. Trông mơ-màng nhường lĩnh thứu nơi kia, ba tổ tước cuối làng kêu chích-chích; nghe phảng-phất ngỡ động hoa mái nọ mấy tiếng gà trong trại gáy o-o. Lò Thạch-Khối khói tuôn nghi-ngút, ghềnh Nhật-chiêu sings dậy y-ô. Rập-rình gót bãi đuôi nheo, thuyền thương-khách chen buồm bươm-bướm ; thanh-lảnh đầu hồ cổ ngựa, tháp cao tăng hé cửa tò-vò. Chày Yên-thái nện trong sương chếnh-choáng, đập Nghi-tàm ngăn ngọn nước quanh-co. Liễu bờ kia bay tơ biếc phất-phơ, thoi oanh ghẹo hai phường dệt cửi; sen vũng nọ nẩy tiền xanh lác đác, lửa đóm chen năm xã gây lò. Cầm ve gẩy lầu thư ánh ỏi, mõ cuốc đưa án kệ rì-rù. Gò Châu-long khi ngọn gió đưa quanh, hồi thú-cổ thoảng kề bên khóm trúc ; non Phục-tượng buổi vừng giăng hé nửa, tiếng hàn-châm nghe cách dải sông Tô.
Người ngoạn cảnh ngẩn ngơ đôi chốn, khách thâu-nhàn rải-rác từng khu. Mảnh áo tơi cầy lớp-xớp trong mưa, ca Thanh-thảo quyến đàn trâu gã Nịnh ; con thuyền trúc chở lừ-đừ trước gió, khúc Thương-lang đưa gánh củi chàng Chu. Vầy cuộc ẩn mọi nghề nào thiếu, mượn thú vui bốn bạn gồm no Cảnh-Khán-Sơn chưa gác cuộc cờ, lòng thơ nọ đã bồi hồi ban ngậm thỏ ; làng Võng-thị còn đang tiệc rượu, tiếng cầm đâu vừa não ruột buổi tà-ê. Khách Ngô-ngọng chợ Tây ngồi san-sát, người Hi-hoàng cửa Bắc ngáy kho kho. Bến giặt tơ người quẩy nước còn khuya, gương thiềm dựng trên tay lấp-lánh ; vườn mai-nhị kẻ dầy sương hãy sớm, túi xạ rơi dưới gót thơm tho Ngang thành-thị rẽ yên-hà nào thú, dọc phố phường chén phong-nguyệt đôi kho. Gió hiu hiu dòng Nhị-thuỷ đưa lên, lồng hơi mát tới chòm hoa, khóm liễu ; giăng vằng-vặc mái Tam-sơn rọi xuống, ngậm bóng trăng từ lũ cá đàn cua.
Phong cảnh cũ nhiều nơi thắng lãm, triều đời xưa mấy lớp thanh ngu. Tựa quán hoa đặt nẻo quan-ngư, kia đời Hưng-khánh ; để tay sóng đem bào dụ tượng, nọ thủa Càn-phù. Trải Trần trước cũng nhiều phen xe ngựa ; tới Lê sau càng lắm độ tán dù. Trộm thấy thiên bát vịnh du hồ, trong tỉ hứng cũng ngụ nhời qui phúng ; trạnh nhớ khúc liên-ngâm thưởng nguyệt, lúc tiếu đàm nhường thoả ý giao du. Toà đá nọ ghi câu canh hoạ, dòng nước kia nối chén tạo thù Năm sau từ lìa bụi tiêu tường, ba thước nước khôn cầm màu hiệu khiết ; buổi ấy cũng góp phần tang hải, sáu thu giời bao xiết nỗi hoàng-khô. Hình cây đá mưa rầu gió dãi, sắc hoa chim tuyết vẫn sương mù. Chốn trì-dường làm bợn vẻ thanh-quang, xuôi ngược những về đuôi khoa đẩu ; nơi viện vũ để che màu sảng-lãng, dọc ngang sao mặc bóng tri thù ? Hương cổ miếu đôi chòm lạnh lẽo, đèn viễn thôn mấy ngọn lù mù. Kình đâu đâu đều chạy xuống trung sa, lầu túc điều gió còn sớm quạt ; sen chốn chốn đã bay về Tây-vực, bóng ngư-du nguyệt hãy khuya mò. Kêu trị loạn đau lòng dỗ vũ gọi công-tư mỏi miệng hà mô. Lũ cây mây lần tưởng bóng nghê, thơ thất nguyệt thở than cùng mục thụ ; khách điếu nguyệt biếng nhìn tăm cá. Chữ tam quyền bàn bạc với tiều-phu. Nghe chòm nọ rì rầm ve sẻ, ngắm vùng kia cao thấp chai cò. Thú cao-lưu lệch lạc thế cờ, người nhao thuỷ cuốn cầm khi đãi quế ; màu yên cảnh bâng khuâng hồn rượu, khách đăng đài gác bút buổi bay ngô. Chiều phong vật nghe ngường quạnh quẽ, dấu danh lăng ngắm hãy mơ hồ. Dưới cầu vồng nước chảy mênh-mông, đường xưa đưa ngựa ; trên thành trĩ đá xây lởm chởm, bến cũ gọi đò. Trước cố-cung treo nửa mảnh gương loan, vừng giăng xế-xế ; sau cổ tự gửi mấy phong da ngựa, đám cỏ rù rù. Lớp hoán-dịch ngày xưa man-mác, vẻ tiêu lương cảnh cũ thẹn thò. Áng phồn hoa vì cảnh muốn trêu người, người trải khi vật đổi sao dời, cảnh cũng phải chiều người buổi ấy ; lúc thanh thản có người còn đoái cảnh, cảnh vốn sẵn nước trong giăng sáng, người nào nên phụ cảnh này ru ! Vừng giăng nọ buổi tròn buổi khuyết, ngọn nước kia khi đục khi lờ.
Tới Mậu-thân từ rỡ vẻ tường vân, sông núi khắp nhờ công đãng địch ; qua canh-tuất lại tưới cơn thời-vũ, cỏ cây đều gội đức chiêm nhu. Vung trì-chiều nước dần dần sáng, áng đình đào hoa phơi-phới đua. Chốn bảy cây còn mấy gốc lăng-sương, chẳng tùng bách cũng khoe hình thương-tạo ; nơi một bến đã đông đoàn hí-thuỷ, khắp âu-diên đều thoả tính trầm-phù. Vẻ hoa thạch châu thêu gấm dệt, tiếng cầm trùng ngọc dát vàng khua. Bãi cỏ non trâu thả ngựa buông, nội Chu đã nhiều người ca ngợi ; làn sóng phẳng kinh trầm ngạc lặn, ao Hán nào mấy kẻ reo hò. Mặt đất đùn này thóc ấy rau, dầu lòng Cô-trúc ; dòng nước chảy kia ghềnh nọ bến, mặc thích Sào-Do. Cây miếu kia còn đứng dậy vai thần đoàn Mán tới dám khoe nhời Tây-hữu ; sen chùa nọ lại bay về cảnh Phật, lũ ngô về từng niệm chữ “nam-vô”. Đâu linh khí rành rành tỏa sáng, mạch hậu-nhân dạng dặc bao so. Mặt thành xưa đem lại thế kim-thang, mây che phảng phất ; cánh hàn cũ sửa ra hình chỉ trụ, đá xếp xô bồ. Nghe vùng danh lợi bấy lâu, cảnh tuy nhường tiện, 80 nước trí non nhân mấy chốn, cảnh đã gì thua. Trải mấy thu từng dựa bóng thắm xanh, may cảnh đã vào trong vũ trụ ; vì nghìn dặm hãy khơi vời bệ tía, thật cảnh còn gọi chốn biên nga. Tuy thú vị đã dãi-bày ra đó, nhưng thanh-dung nào trang điểm đến cho.
Nay mừng giời phù chính-thống, nước mở hoành mô. Cơ tạo-hóa thấm vào trong động tác, khí càn-khôn thấm lại thủa đô-du. Chốn Hoàng-thành đặt vững Long-biên, ngôi Bắc cực muôn dân đều cùng hưởng ; đàn trung-trạch xây nên ngưu chử, cảnh Tây-hồ trăm thức lại phương phu. Chòm hủ tháo chưa qua tuần đom đóm, áng hồng-vân đã cách độ tua-dua. Ngắm nguyệt-chiêm từ cấu tượng một hào, giời kia đứng khuấy bụi : nom tuế-luật đến sinh tân bảy tấc, đất nọ mới bây giờ. Co vãng-phục lạnh thôi lại ấm, lý doanh hư bớt lại thi bù. Được ngũ dương vừa sinh-khí nhất âm, muôn phẩm đã nhờ ơn khôn tạo ; treo chín bệ đã tề ngôi thất-chính, bốn mùa đều thế, hương đầu thu.
Hương Khâm-kính xông vời hạc đãng, rượu chai kiền thấm cõi linh u. Rỡ năm mây bầy ngọc bạch đôi hàng, thảo mộc hãy ra công Thang Vũ : vang chín bệ rồi tiêu thiều mấy chập, điều thú đều múa đức Đường-Ngu. Vẻ hoa lẫn dấu cờ năm thức, mặt nước in bóng giáo ba ngù. Trước huân phong nghe phảng phất cung đàn, loài thâm thuỷ muốn vươn lên ngũ bái ; dưới tuệ nhật thấy vang lừng tiếng chúc, hình viễn sơn nhường rạp xuống tam hô. Lễ nhạc ấy nghìn năm ít thấy, phong quang này mấy thủa nào so. Trên dưới đều rồng mây cá nước phải duyên, gọi khánh tửu rẩy đôi hàng uyên lộ ; xa gần cùng cõi bờ non sông một mối, tấm kiền thành dung khắp lũ nghiêu sò. Hơi yêu mị quét dưới cờ thanh đạo, khí tường quang tuôn trước ngọn huyền lô. Dặng đầu ghềnh người mượn chữ vu viên, săn đàn hồng nhạn ; oa cuối vùng kẻ ngâm câu tại chữ, kêu lũ ê phù. Nhời nghị tưởng nằm trong Chu nhã, điệu ngâm nga đứng giữa Nghiêu cù. Gẫm đây đà vui thú tạo canh, rành chốn chốn cũng ca đồng múa lão ; xem đó đã yên loài động thực, hẳn đâu đâu đều bặt thử êm hồ.
Mừng lênh tiết đã trình điềm thái lãng, xin thánh nhân càng cần thủa dự du. Ngọn nguồn tuôn lai láng mái kia ghềnh, đèn chiếu thuỷ chia dòng Kinh Vị ; chòm nhỏ mọc lơ thơ bên nọ miếu, trống thôi hoa chia rẽ Lan Do. Nhìn đã sắc xét dân phong cần hoạ, ngắm thuỷ quang soi vật tính thanh ô. Chốn chiều đài xem cá lội diều bay, thấu sĩ lộ nơi thông nơi trệ ; miền thôn ô lắng muông kêu gà gáy , lượng dân gian đâu háo đâu chủ. Tình u-ẩn khắp bầy trên thị thính, hiệu trị bình danh kịp dưới tề tu. Nội mạch dân cậy lấy làm giới, hang chuột ẩn khá ngừa nợ cỏ khuất ; bờ liễu nọ kẻ xây đã vững đất, lỗ kiến đùn lên cần buổi nguồn sô. Đem phong cảnh lại một hồ tuy nhỏ, mở thái bình ra bốn bể mới to. Tôi này nay hổ mình thiển lậu, dại tính sơ thô. Dư một kỷ yên bề vu thước, ngoài năm tuần thẹn bóng thanh du. Trước phương đàn lạm sánh hàng uyên, góp hồ cảnh tiến một chương quốc ngữ ; bên Ngự đạo ngửa trông vừng nhật, tiếp sơn thanh mừng muôn kỷ dao đồ.
(Chép theo Tây hồ phú, sách viết bằng chữ Nôm của Trường Bác Cổ, số A B 299, tờ 1a 6b, và quyển Phong-cảnh biệt chí sách viết bằng chữ Nôm của Trường Bác Cổ, số A B 377, tờ 1a-7a).
(Còn nữa)
Ứng-Hòe NGUYỄN VĂN-TỐ biên tập