Quan điểm của một bác sĩ: Đàn ông có thể mang thai?
Chỉ khi chúng ta thay đổi định nghĩa về ‘Đàn ông’ và thực hiện một số phẫu thuật đầy tranh cãi
PETER WEISS
Gần đây, một người bạn tốt của tôi và là người phụ trách một chuyên mục nổi tiếng, được kính trọng của quốc gia, đã yêu cầu tôi giải thích điều gì sẽ xảy ra nếu đàn ông thực sự có thể mang thai. Anh muốn một lời giải thích y học thực sự. Khi tôi bắt đầu suy nghĩ về điều này nhiều hơn, tôi nhớ đến bộ phim năm 1994 của tài tử Arnold Schwarzenegger và Danny DeVito có nhan đề là “Junior”.
Trong bộ phim này, diễn viên Arnold vào vai một nhà khoa học người Mỹ gốc Áo, người đã phát minh ra một loại thuốc hỗ trợ sinh sản mới “Expectane”. Trong bộ phim, loại thuốc này không được FDA chấp thuận, nhưng Arnold đã quyết định thử nghiệm trên chính thân thể của mình. Anh ta được cấy trứng do một nhà khoa học khác (Emma Thompson) hiến tặng. Bác sĩ Danny Devito đóng vai một bác sĩ sản khoa, đã mổ lấy thai “Junior”. Vì vậy, chúng ta có bằng chứng rằng một người đàn ông thực sự có thể mang thai và sinh con, ít nhất là ở Hollywood.
Người bạn của tôi không phải là người đầu tiên đặt ra câu hỏi này, và Hollywood cũng không phải là nơi đầu tiên đưa ra câu một trả lời khó hiểu.
Bà Aimee Arrambide, giám đốc điều hành của AVOW (một nhóm phá thai ở Texas cho rằng “chế độ phụ hệ và quyền thượng đẳng của người da trắng” đứng đằng sau các chính sách ủng hộ sự sống) gần đây đã làm chứng trước quốc hội. Một nghị sĩ hỏi rằng: “Bạn có tin rằng đàn ông có thể mang thai và phá thai không?” và bà đã trả lời “Có.’
Tôi sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận chính trị nào. Mặc dù, điều này đầy cám dỗ, nhưng vai trò của tôi là một bác sĩ và tôi sẽ cố gắng giữ vững lập trường trong suốt bài viết này.
Chúng ta hãy cùng đi sâu vào vấn đề này. Câu trả lời rất đơn giản là không một nam giới nào có thể tự mình mang thai về mặt sinh học. Đó là điều bất khả thi về mặt khoa học. Cũng như không một phụ nữ sinh học nào có thể tự mình thụ thai một cách tự nhiên.
Vậy có thể cấy phôi vào cơ thể nam giới được không. Về mặt kỹ thuật, câu trả lời là có, nhưng đó sẽ là một thảm họa cho cả người nam đó và phôi thai.
Thụ thai thông thường là gì?
Tiến trình mang thai bình thường bắt đầu bằng từ sự thụ tinh khi tinh trùng gặp trứng trong ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng là một bộ phận của người phụ nữ, giữ vai trò gắn kết tử cung (dạ con) với vùng bên ngoài xung quanh buồng trứng.
Đầu loa ra cuối ống dẫn trứng phủ quanh buồng trứng. Khi người phụ nữ rụng trứng, noãn (trứng) sẽ rơi vào vòi loa và đi xuống theo ống dẫn trứng. Khi đến giữa đường, trứng sẽ gặp tinh trùng (theo đường âm đạo để đi qua tử cung) và được thụ tinh. Sau khi thụ tinh, “hợp tử” mới sẽ di chuyển xuống sâu hơn trong ống dẫn trứng và trở lại tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Đó là tiến trình sinh lý bình thường ở người.
Khi hợp tử làm tổ và phát triển ở các bộ phận khác, chẳng hạn như trong buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc thậm chí là ruột, hiện tượng này được gọi là thai ngoài tử cung (vị trí bất thường).
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp cấp cứu và có thể đe dọa tính mạng nếu không được nhận biết và điều trị. Phôi thai sống sẽ phát triển và lớn lên gấp nhiều lần tại vị trí làm tổ bất thường và gây chảy nhiều máu, do đó cần phải cấp cứu y tế. Tôi đã chứng kiến một ca chửa ngoài tử cung vỡ với hơn một lít máu (một người bình thường có tổng cộng gần sáu lít máu) trong bụng.
Đây là vấn đề lớn nhất và rõ ràng nhất đối với một “người đàn ông” mang thai. Đàn ông không có tử cung nên không có cách nào để họ mang thai một cách an toàn, bất kỳ vị trí nào khác đều sẽ là một thảm họa.
Điều đó có thể khắc phục được không, và giải pháp đưa ra là một can thiệp y tế hiệu quả hay chỉ là một sản phẩm của khoa học? Một việc nào đó không nhất thiết phải được thực hiện chỉ vì chúng ta có khả năng làm như vậy. Liệu rằng điều này có đúng với câu “trên tất cả, lương y như từ mẫu”?
Cấy ghép tử cung đã được thực hiện ở những phụ nữ AUFI (vô sinh tuyệt đối do yếu tố tử cung). Người ta cũng có thể đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là phương pháp điều trị y học tốt hay không, vì hiện nay đã có thụ tinh trong ống nghiệm, vốn có thể khắc phục các yếu tố thụ tinh và thậm chí liên quan đến người mang thai hộ.
Đã có những ca sinh thành công do cấy ghép tử cung thành công. Theo một đánh giá trên Tập san Current Opinion in Organ Transplantation năm 2018, hơn 42 ca cấy ghép tử cung đã được thực hiện trên toàn thế giới, với mười hai ca sinh thành công. Chúng tôi chỉ nói về những phụ nữ [có cấu tạo sinh học tự nhiên] trong những trường hợp này.
Tử cung có thể cấy ghép vào cơ thể nam giới, hoặc người chuyển giới từ nam sang nữ hay không? Về mặt kỹ thuật là có, nhưng một lần nữa tôi cần nhắc lại rằng chỉ vì bạn có thể làm điều gì đó, không có nghĩa đó là một ý tưởng hay. Liệu tôi có đang [giữ vững lập trường] của mình không?
Khung chậu của nam giới rất khác so với của nữ giới; điều này có thể dễ dàng phân biệt khi khám nghiệm tử thi. Ngoài sự khác biệt về mạch máu, [để đàn ông mang thai], cần cấy ghép âm đạo hoàn chỉnh cho người nhận là “nam giới mới sinh” để nối với tử cung và cổ tử cung mới, cũng như cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục nam.
“Sự gắn kết” mới này là không “bình thường”. m đạo sinh học của phụ nữ mang một biểu mô da hoàn toàn khác mà cấy ghép âm đạo không thể bắt chước, vì vậy có thể dẫn đến nhiều vấn đề.
Giải pháp duy nhất sẽ là cấy ghép âm đạo sinh học của phụ nữ cùng lúc với cấy ghép tử cung. Tôi thậm chí còn chưa đề cập đến các loại thuốc thải ghép cần dùng suốt đời cũng như các cấu trúc hỗ trợ cần thiết cho tử cung mới, thứ mà một nam giới sinh học không có.
Trong một bài nghiên cứu trên Tập san Sản phụ khoa Vương quốc Anh, một tập hợp các học giả, nhà nghiên cứu, và bác sĩ phụ khoa đã lập luận ủng hộ việc cấy ghép tử cung cho phụ nữ chuyển giới, ngay cả khi biết tất cả các rủi ro liên quan.
Đây là nơi mà chính trị đi trước những lợi ích y học, hoặc thậm chí rủi ro trong y học. Quay trở lại với câu hỏi được đưa ra trong tiêu đề của bài viết này, cách duy nhất để một người đàn ông có thể mang thai tự nhiên là thay đổi định nghĩa về đàn ông. Và đó là những gì đang được thực hiện.
Tôi đối xử với tất cả bệnh nhân đều như nhau, gồm cả dị tính, đồng tính nam, chuyển giới, đồng tính nữ, tôn giáo, vô thần, tự do, bảo thủ. Là một bác sĩ, tôi không có vấn đề gì với niềm tin của bất kỳ ai, miễn là tôi không bị yêu cầu làm tổn hại bệnh nhân.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.