Ô nhiễm khẩu trang toàn cầu tăng hơn 8,000% do các lệnh bắt buộc
Các chính sách bắt buộc người dân đeo khẩu trang của chính phủ đã góp phần làm tăng hơn 8,000% ô nhiễm khẩu trang toàn cầu, vì thế các nhà khoa học đang kêu gọi các nhà chức trách xem xét các chính sách khuyến khích việc tái sử dụng các sản phẩm PPE trong tương lai.
Hôm 09/12, tạp chí khoa học Nature Sustainability đã công bố các kết quả của một nghiên cứu kiểm tra mối tương quan giữa các mức độ rác thải thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), và thời gian của các chính sách từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng như 11 chính phủ quốc gia – Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ.
Các nhà khoa học đã kiểm tra hai triệu hồ sơ dữ liệu từ Litterati, một trang web chuyên theo dõi, chụp ảnh, và gắn thẻ vị trí của rác thải.
Họ phát hiện ra rằng tỷ lệ khẩu trang trong lượng rác thải tăng theo cấp số nhân kể từ lần đầu tiên WHO công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe hồi tháng 03/2020 đến tháng 10/2020.
Điều này dẫn đến lượng rác thải khẩu trang tăng 84 lần (8,400%) so với năm trước, từ dưới 0.01% lượng rác thải toàn cầu lên hơn 0.8%.
Các tác giả của nghiên cứu này cho biết, “Việc áp dụng các chính sách đeo khẩu trang đã có tác động rõ ràng đến động cơ xả rác PPE. Các khẩu trang xuất hiện nhiều nhất với [tỷ lệ] trung bình ~0.01% lúc trước khi có luật, nhưng về sau lại tăng dần lên.”
“Khi số quốc gia ra luật bắt buộc đeo khẩu trang tăng lên, thì theo thời gian lượng khẩu trang cũng tăng theo tỷ lệ phần trăm của lượng rác thải,” họ tiếp tục. “Việc bắt buộc đeo khẩu trang có tác động đáng kể đến việc quét sạch rác, trong khi găng tay lại giảm sút – cho thấy có các yếu tố khác liên quan đến việc xả rác găng tay.”
Các chuyên gia ghi nhận sự tăng và giảm khác nhau của việc xả rác găng tay và khăn giấy ẩm trong quá trình diễn ra đại dịch này.
Họ nói: “Sự xuất hiện của rác thải khẩu trang, găng tay, và khăn giấy ẩm đã bị ảnh hưởng bởi các yêu cầu của luật mới bắt buộc đeo khẩu trang và nhu cầu làm sạch bề mặt và bàn tay.”
Trong số 9 quốc gia được khảo sát, Vương quốc Anh đã đóng góp tỷ lệ rác thải khẩu trang, găng tay, và khăn giấy ẩm cao nhất, chiếm hơn 5% từ tháng 08/2020 đến tháng 10/2020.
Các quốc gia khác, như Thụy Điển, không có rác thải liên quan đến COVID-19 trong nhiều tháng được ghi nhận. Thật tình cờ, quốc gia Bắc u này đã tránh thực thi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với sức khỏe cộng đồng trong phần lớn trận đại dịch này.
Ông Keiron Roberts, thành viên nghiên cứu tại Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh, cho biết Úc không thấy sự gia tăng đáng kể nào trong việc xả rác vì nước này chủ yếu dựa vào các đợt phong tỏa nghiêm ngặt và hạn chế di chuyển – đồng nghĩa với việc hạn chế nhu cầu đeo khẩu trang.
Ông Roberts nói với Tập đoàn Truyền thông Úc (ABC) rằng, “Khi quý vị bị phong tỏa rồi, thì quý vị sẽ thực sự rơi vào cảnh biệt giam.”