Những ông nghè triều Lê (số 21)
Ngoài ông Nguyễn-Lỗi và ông Lê-Niệm làm đề-điệu khoa quí mùi, năm Quang-thuận thứ tư (1463) bia Văn-miếu còn chép tên ba ông chấm trường là Nguyễn như Đổ, Nguyễn Đĩnh-Tích và Nguyễn bá Ký.
Nguyễn Như Đổ
(xem Tri-Tân, số 28, trang 5) Tên tự là Mạnh an, hiệu là Khiêm trai, người làng Đại-lan, huyện Thanh-trì ngụ ở làng Tử-dương, huyện Thượng-phúc. Năm mười chín tuổi đỗ hội-nguyên khoa nhâm tuất hiệu Đại-bảo (142), điện thi đỗ bảng-nhỡn, Ba lần đi sứ Tàu, làm quan đến Lại-bộ-thượng thư thờ sáu đời vua, thọ 102 tuổi (1425-1526). Có sáu bài thơ cận-thể còn chép trong quyển Toàn Việt thi lục của ông Lê-quí-Đôn (sách viết của trường Bác cổ, số A 1262, quyển 10, tờ 8b -9b) đề là Thành nam viên cư (nhà vườn ở phía nam thành), Đề-thanh viễn giáp tự (đề chùa Thanh-viễn) Thanh-minh hậu tặng Chuyển-vận sứ Trình-công Văn-Huy kiệm vấn-tấn Tràng-an Giáo-thụ Nguyễn công Tử-Tấn (Sau tiết thanh minh tặng quan Chuyển-vận-sứ là Trình văn-Huy và hỏi thăm quan Giáo-thụ Tràng-an là Nguyễn tử Tấn), Thư-trai xuân-mộ (Cảnh cuối xuân trong thư-trai), Du Chí-linh sơn tự (Chơi chùa núi Chí linh), Xuân nhật tức sự (tức cảnh ngày xuân) chép theo Đại Nam nhất thống chí, sách viết của trường Bác-cổ, soạn vào đời Tự đức, số A 69, Hà-nội, tờ 60-b, và Toàn-Việt thi lục, q.10, tờ 8b-9b).
Nguyễn Thiên Tích
(Xem Tri-Tân, số 51, trang 5) sau đồi là Nguyễn-Vĩnh-Tích, tên tự là Huyền-khuê, hiệu là Tiên sơn: người làng Nội-duệ huyện Tiên du. Đỗ khoa tân hợi năm Thuận thiên thư tư (1491). Đầu năm Thiện bình (1434) làm chức Thị ngự sử. Trong năm năm, hai lần đi sứ Tàu. Dần dần thăng đến Hàn lâm viện thị độc học sĩ; coi Ngự tiền học sinh cục. Đầu năm Thái hoà (1443) thăng Nội-mật viện phó sứ, bị vu cách chức. Sau lại được khởi dựng làm chức Tri chế cáo trung thư xá nhân, ra làm chức An-phủ-sứ ở lộ Quốc-oai. Đi sứ nhà Minh giở về, thăng Hàn lâm thừa chỉ học-sĩ, coi Đông-đạo quân-dân. Đầu đời Thánh tôn (1460-1497), thăng Môn hạ-sảnh tả-ti tả-giám-nghị-đại nhu, coi Bắc-đạo, rồi thăng Binh bộ thượng-thư. Vua khen là người “ưu quân ái quốc, gặp việc nói thẳng, ví như họ Vương (Bột) họ Hán (Dũ) bên Tàu”, sai cùng ngũ-phủ quan xét và chọn các vệ, nhân thăng Tổng-tri. Tàu Tin bồng bị quở phải tạm về nghỉ, sau lại phục chức, kiêm Quốc-tử giám tế tửu, Con là Nguyễn-Hoạt, đỗ đồng-tiến-sĩ đời Hồng-đức (1470-1497). làm quan đến tư nghiệp. Nguyễn Đình-Tích có soạn bốn quyển Tiên-sơn tập, nay không còn, chỉ còn có một bài thơ cổ-thể là Tiên Sơn thủy lọc (Nhở cảnh vui sông núi) và mười chín bài cận-thể trong bộ Toàn-Việt thi-lục của ông Lê-quí-Đôn. Mười chín bài cận-thể nói về “cửa Thiên hựu đợi nắng; ngay thánh-tiết có lòng cảm; mừng quan Nhập-nội Thiến phó đi đánh Chiêm-thành về, được thăng Tư khấu bình chương-sự: mừng quan Thu Trung thư lạnh Cúc-pha tiên sinh đi đánh Chiêm-thành về, được thăng trị Bắc-đạo quân dân, Ô Man cùng sứ Tàu là Quách-Thanh và Cha-Bật, sứ nước ta là Lê cát Phủ cùng xem vườn hoa mai; đưa quan thượng thư Đào công Soạn đi sứ nhà Minh; tặng Tế tửu tiên sinh là Lạn-kha về tri-sĩ; đưa Lê Hựu tới chỗ quân nhung; thú đọc sách cảnh nhà gianh; viết đùa sau khi rượu; đêm trừ tịch ngẫu thành; cảm hứng mùa thu; cảm mông mênh (mạn cảm); lên lầu Hải môn; tháng mộ xuân làm thơ ở Diễn châu; lên chùa Hồng Ân, đêm ngồi một mình; hứng-thú mông-mênh; làm thơ trong thuyền ở trạm Hoài-trạch” (chép theo Toàn Việt thi lục quyển 9, tờ 31b-36b, và Đại-Nam nhất thống chí, Bắc-ninh, tờ 31)
Nguyễn Bá Ký
(xem Tri-tân số 37, trang 8), người làng Vân nội (có sách chép là Huân nội), huyện Chương đức; đỗ nhị giáp tiến sĩ khoa mậu thìn năm Thái hoà thứ sáu (1448). Làm quan đến thượng thư quận công tước kiêm Quốc tử giám tế tửu, nhập nhị kinh diêm. Là anh Nguyễn bá-Kỳ: huynh đệ đăng khoa (chép theo Đăng khoa lục, quyển 4, tờ 6b). “Năm Thái hoà thứ mười nhà Lê (1952), Cảnh đế nhà Minh lập hoàng thái-tử sai Hình-bộ lang-trung là Trần-Kim, Hành nhân ti Hành-nhân là Quách-trọng Nam sang báo tin và tặng tơ-lụa. Vua Lê-Nhân-tôn (142-1459; sai Thẩm- hình-viện là Phạm-Du, Hàn lâm-viện trực học-sĩ là Nguyễn Bá Ký, Chỉ huy là Lê Thượng, Thi ngự sử là Lê-Chuyên sang nhà Minh báo-tạ và dâng đồ lễ mừng.” (Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, chính biên, quyển 18, tờ 27b-28a)
(Còn nữa)
Ứng hòe – NGUYỄN VĂN TỐ