Những nghi thức xã giao bị lãng quên: Hành vi chuẩn mực hàm chứa trí tuệ của Thần
SARAH ANNALISE
Những nghi thức xã giao đều chứa đựng trí tuệ của Thần. Nghi thức xã giao được xem là một hình thức nghệ thuật về hành vi, có sự khác biệt giữa các nền văn hóa và thời đại, đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Thực hành quy tắc này chúng ta sẽ không đi lệch sang phía thô lỗ, vô cảm, và giúp chúng ta đến gần với cảnh giới cao hơn thế giới vật chất này.
Ban đầu, nghi thức phản ánh các chuẩn mực phổ quát về hành vi phù hợp. Tuy nhiên, về bản chất, tất cả đều là sự tự nhận thức: làm thế nào để hành động một cách chuẩn mực khi ở một mình hoặc với những người khác, cũng như tử tế hơn nữa và lịch sự hơn nữa khi giao tiếp, không bỏ qua các tiểu tiết, và tôn trọng không gian riêng.
Không có gì ngạc nhiên khi trong lịch sử, những người xem trọng lễ nghi được ghi nhớ như những anh hùng thực thụ. Trong khi các nhà lãnh đạo vĩ đại lưu lại hình mẫu về cách cư xử và sự chuẩn mực, ảnh hưởng tích cực đến phép xã giao của mọi người, thì cũng có những nhà lãnh đạo để lại những điều tệ hại.
Ví dụ, những Tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ rất xem trọng đạo đức và lễ nghi, trái ngược hẳn với nền văn hóa thoái hóa được thúc đẩy bởi các hệ tư tưởng phản nhân loại như một số nghị trình của chủ nghĩa xã hội và cộng sản ngày nay.
Xu hướng văn hóa thiếu văn minh
Trong lịch sử, những nghi thức xã giao có vị thế quan trọng để hình thành nền văn hóa và những tập tục truyền thống của chúng ta. Thật không may, cùng với nỗ lực trở nên hợp thời và hiện đại, nền văn hóa ngày nay dường như hiểu rất ít hoặc không hiểu chút nào về các nghi thức xã giao mà tổ tiên chúng ta đã gìn giữ và thực hành.
Nhiều thông điệp không lành mạnh trong xã hội tự do đã len lỏi vào để tôn vinh những hành vi thô lỗ và khiếm nhã. Ít nhất bạn cũng nên hỏi rằng, những cách cư xử lịch thiệp đó đã đi đâu?
Ví dụ, bạn có thể thấy những ứng xử sai cách khi mọi người giao tiếp với nhau nhưng đôi khi không thể buông điện thoại của họ, hoặc không chào hỏi đồng nghiệp lúc lao qua hành lang văn phòng, và đã bao lâu chúng ta không bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một lời chào chân thành? Và sau đó là vấn đề của người phụ nữ “được giải phóng” ngày nay, người phải đối mặt với tình huống tiến thoái lưỡng nan là liệu cô ấy có nên cảm thấy thực sự bị xúc phạm hay không nếu một người đàn ông mở cửa cho cô ấy… còn bao điều tiếp tục.
Công nghệ đã được nâng cao. Thông qua công nghệ, chúng ta kết nối với nhau chặt chẽ hơn bao giờ hết. Vậy mà tại sao chúng ta lại trở nên thiếu văn minh trong một thời đại văn minh như vậy, nơi mà con người ngày càng phải chịu đựng và lo lắng nhiều hơn? Mỉa mai thay khi có nhiều tiến bộ trong thế kỷ trước và hiện nay, chúng ta lại càng thiếu hiểu biết về những nghi thức xã giao lịch thiệp?
Tương tự như vậy, rất nhiều phong trào phản văn hóa khác, không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên khắp thế giới, đã chọn những thái độ và hành vi xấu. Ví dụ, lạm dụng ma túy gây ra bao bất hạnh, đem đến bao hỗn loạn và hủy hoại những người sử dụng nó. Các chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề ma túy trên bề mặt bằng các khu an toàn và các trung tâm cai nghiện cho những người có đủ khả năng chi trả. Tuy nhiên, nhiều người tiếp tục trở thành người vô gia cư, và nhiều gia đình tan vỡ vẫn tiếp diễn, vì các vấn đề gốc rễ bị bỏ qua.
Tại sao chúng ta không dạy quy tắc cư xử văn minh mà cố Tổng thống George Washington đã tuân theo, hoặc dạy về trách nhiệm cá nhân như Khổng Tử đã thuyết giảng để kết nối với những đấng cao hơn?
Người của đức tin & người phản Thần
Khổng Tử khuyến khích tự quản (551–479 TCN)
Nhà triết học Trung Quốc cổ đại Khổng Tử giảng về sự hài hòa giữa con người và thế giới chung quanh. Ông khuyến khích mọi người chịu trách nhiệm cá nhân. ‘Tín’ là một chủ đề lớn trong những bài giảng của ông về tu dưỡng bản thân.
Khổng Tử khuyến khích người khác tu dưỡng bản thân mình trước, tạo nên sự hài hòa trong đời sống nội tâm của họ. Bằng cách hàm dưỡng thế giới nội tâm thiện lương, tư duy của họ sẽ tĩnh tại, nhờ đó có thể lan tỏa sự bình yên ra thế giới bên ngoài.
Tổng thống George Washington đề cao đức hạnh
Một vị Tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ, George Washington (1732–1799), đã viết ra và thực hành trong suốt cuộc đời của mình “110 quy tắc ứng xử văn minh và lịch thiệp tại nơi làm việc và trong hội thoại.”
Ngài Washington đã viết những nghi thức xã giao này trong nhật ký của mình khi ông còn trẻ. Ông đã đọc những tác phẩm có ảnh hưởng nhờ trí tuệ của Thần này từ các tu sĩ người Pháp năm 1595. Một số nghi thức mà ông Washington đã thực hành trong đời bao gồm tôn trọng người khác, trung thực, trang phục phù hợp, mẫu mực, không sa đà vào những chuyện phù phiếm hoặc có những hành vi quá khích, cũng như luôn học hỏi từ những người có đức hạnh và những người thông tuệ.
Kết quả của những lời dạy của ông, mà cá nhân ông tuân theo, là nuôi dưỡng lòng tự trọng và tôn trọng những người khác bằng cách thực hành các nguyên tắc như vậy, nhờ đó đạt được sự tương tác hài hòa với mọi người chung quanh, cũng như tạo ra một không gian tuyệt vời.
Mao Trạch Đông thúc đẩy văn hóa đấu tranh (1893–1976)
Các nhà lãnh đạo không quan tâm hoặc suy xét đến các nghi lễ chuẩn mực đã gây ra tác động đối ngược, đem đến nhiều đau khổ cho người dân của họ và phần còn lại của thế giới.
Một nhà lãnh đạo trong lịch sử đã thực hiện nhiệm vụ phản thần, loại bỏ các nghi lễ truyền thống, là Mao Trạch Đông, người đã thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản bạo lực. Ông đã tạo ra cuộc Đại cách mạng Văn hóa đầy đau khổ và sự hủy hoại sau đó, chẳng hạn như thúc đẩy việc người đấu với người, từ bỏ truyền thống và gây ra nạn đói khắp Trung Quốc. Dưới sự cai trị của Mao, người dân buộc phải từ bỏ những tư duy ngay chính bắt nguồn từ niềm tín Thần mà tin vào lời hứa hão huyền về một thiên đường dưới ánh hào quang của các nhà lãnh đạo cộng sản, những người tự xưng là cứu tinh của nhân loại.
Do đó, nền văn hóa hàm dưỡng đạo đức và những lễ nghi dần dần bị thay thế bằng những cách cư xử gian dối xảo quyệt che đậy động cơ ích kỷ của con người.
Trí tuệ của Thần trong những lễ nghi
Từng hành động, cho dù là nhỏ bé hay lớn lao đến đâu đi nữa thể hiện sự tử tế, lịch thiệp, ngay chính và vị tha đều kết nối chúng ta với trí tuệ của Thần. Thật là một trải nghiệm thú vị nếu chúng ta hình dung cuộc sống của mình như một bức tranh lớn để thực hành nghệ thuật xã giao, biến từng khoảnh khắc trở nên đáng giá!
Những gì thanh lịch, ân cần và văn minh trong ứng xử của một người là biểu hiện của lễ nghi tốt đẹp có sức mạnh thay đổi cuộc sống. Thế giới của chúng ta sẽ là một nơi hoàn hảo hơn nếu chúng ta thực hành các giá trị nghi thức truyền thống thông qua hành vi của mình, và điều này có thể giúp giảm đáng kể những cảm xúc tiêu cực.
Nhìn lại quá khứ, chúng ta đã có những con người đức hạnh, những người luôn nỗ lực cho nền văn minh, sự chính trực, cái đẹp và sự hài hòa. Quá khứ đã để lại cho chúng ta những hình mẫu về nghi lễ từ những đạo lý của Thần trong nghệ thuật, múa cổ điển và văn hóa Đông phương và Tây phương.
Bạn hãy suy xét đến việc tìm hiểu lịch sử hoặc dành thời gian cho những cuộc nói chuyện chân tình với ông bà hoặc những nhà thông thái quanh mình. Và đừng quên những đứa trẻ trong gia đình bạn – sẽ là một khởi đầu tuyệt vời nếu bạn làm gương cho các cháu và giúp các cháu rèn giũa đức hạnh về lịch sự và lễ độ.
Arshdeep Sarao đã đóng góp vào bài viết này.