Người ủng hộ tự do ngôn luận khen ngợi Tối cao Pháp viện
Hôm 08/03, quyết định với tỷ lệ 8-1 của Tối cao Pháp viện yêu cầu các quan chức chính phủ đã vi phạm quyền hiến định của các cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa rất lớn, vượt khỏi phạm vi trường đại học nơi bắt nguồn của vụ kiện – theo một trong những luật sư của nguyên đơn.
Trong một vụ kiện do Liên minh Bảo vệ Tự do (ADF) đệ trình thay mặt cho cựu sinh viên Chike Uzuegbunam của Đại học Gwinnett, ngoại trừ Chánh án John Roberts đã phản đối, các thành viên còn lại của Tối cao Pháp viện đều tin rằng các lãnh đạo của nhà trường đã vi phạm quyền trong Tu chính án Thứ Nhất khi cấm sinh viên Uzuegbunam chia sẻ kinh Phúc âm của Chúa Giê-su Kitô trong khu vực tự do ngôn luận của khuôn viên trường.
“Chính sách của nhà trường vào thời điểm đó đã cấm sử dụng khu vực tự do ngôn luận để nói bất cứ điều gì ‘quấy rầy đến sự bình yên và/hoặc sự thoải mái của người khác.’” Thẩm phán Clarence Thomas thay mặt đa số trong Tòa án đã viết khi mô tả về chính sách đã bị thách thức trong vụ kiện này.
Khi lãnh đạo của Đại học Gwinnett rút lại chính sách của họ, rồi sau đó họ lập luận tại tòa án liên bang rằng anh Uzuegbunam không còn tư cách để yêu cầu bồi thường thiệt hại vì các quyền của anh đã không còn bị xâm phạm nữa.
Tuy nhiên Tối cao Pháp viện đã phản đối, nói rằng, “Anh Uzuegbunam đã phải chịu đựng một hành vi đã được hoàn thành, xâm phạm các quyền pháp định khi các bị cáo thực thi chính sách ngôn luận chống lại anh ta. Tiền bồi thường tượng trưng có thể bù đắp tổn thương của anh Uzuegbunam ngay cả khi anh ấy không thể hoặc không định lượng thiệt hại về mặt kinh tế.”
Tòa án này cũng ghi chú thêm rằng “một khoản tiền bồi thường tượng trưng sẽ giúp xoa dịu về tinh thần.”
Nói cách khác, nếu việc vi phạm hiến pháp được ghi lại, thì quan chức hoặc tổ chức vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý, ngay cả khi không có biểu hiện về tổn thương có thể đo lường được.
Bà Wagoner, người đã từng tranh tụng cho nhiều vụ kiện do ADF đệ trình trước Tối cao Pháp viện, cho biết, “Chắc chắn cần phải như vậy. Liên minh Bảo vệ Tự do đã lập hơn 400 chiến công trong lĩnh vực này, tính riêng đối với các trường đại học công lập. Không ai khởi kiện nhiều vụ như thế này hơn chúng tôi.”
“Chúng tôi tin rằng đây là một chiến thắng đáng kể bởi vì chúng tôi thấy hết lần này đến lần khác khi các quan chức chính phủ kiểm duyệt bài diễn thuyết một cách vi hiến, sinh viên sẽ dồn hết can đảm để đứng lên và nói rằng, ‘đây là một sự vi phạm quyền hiến pháp của tôi,’ và sau đó các vị lãnh đạo nhà trường sẽ nhanh chóng thay đổi chính sách đó và bỏ đi.
“Điều trớ trêu trong vụ kiện này là các quan chức Georgia nhiều năm trước đó đã nhận được một lá thư từ liên minh ADF cảnh báo họ rằng chính sách của họ là vi hiến và họ đã không làm gì cả cho đến khi anh Chike khởi kiện họ và điều này tương tự với những gì chúng ta chứng kiến trên toàn quốc.”
Ông Zack Smith, Thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý và Tư pháp Meese thuộc Quỹ Di sản (Heritage Foundation), cho biết “vụ kiện này thực sự gây tác động trên phạm vi rộng” bởi vì nó sẽ hạn chế nghiêm ngặt chiến thuật mà những kẻ vi phạm từ lâu đã sử dụng để tránh phải đối mặt với một cuộc đánh giá toàn diện của tòa án về công lao và tội trạng trong các hành động của họ.
Ông Will Creeley, Giám đốc pháp lý của Tổ chức Quyền cá nhân trong Giáo dục (FIRE) cho biết: “Ý tưởng về tiền bồi thường tượng trưng là khả thi trong các trường hợp liên quan đến vi phạm các quyền mà không dễ định giá và đó không chỉ là quyền biểu đạt, mà còn có thể là quyền công dân, quyền riêng tư, nhiều dạng vi hiến có thể xảy ra mà không thể kể hết được.”
Ông Ilya Shapiro, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hiến pháp Robert A. Levy của Viện Cato, đồng tình nói: “Thẩm phán Thomas đã đúng khi Tòa án gần như nhất trí cho rằng các quan chức chính phủ không thể trốn tránh trách nhiệm đối với những vi phạm quyền hiến định chỉ bằng cách thay đổi các chính sách của họ, và rằng các công dân có thể bảo vệ bản thân tại tòa án ngay cả khi họ chỉ yêu cầu một khoản bồi thường tượng trưng.”
Ông Shapiro lưu ý rằng quyết định nói trên là “sự bất đồng chính kiến đơn độc chưa từng có” của Chánh án Roberts trong hơn 15 năm ngồi trên ghế thẩm phán của mình, người mà vẫn “tiếp tục cuộc thập tự chinh của mình chống lại một cơ quan tư pháp đã tham gia vụ kiện vốn sẽ tạo điều kiện cho các nguyên đơn đòi quyền dân sự buộc những nhân vật của chính phủ phải chịu trách nhiệm pháp lý.”
Viện Cato cũng đã đệ trình một bản tóm tắt Thân hữu Tòa án (Amicus Curiae) trong vụ kiện trên.