Lại một ngày lịch sử
Nhân ngày sinh nhật vua Lê Thái Tổ, bản chi xin nhắc đến vài chuyện về thời Lê, để đánh dấu một ngày lịch sử quan trọng.
Lượng khoan hồng của Lê Thái Tổ
Trong khi giao chiến với quân Minh, tướng nhà Minh là Vương Thông bị thua nhiều trận, phải mở cửa thành xin hàng:
Vì Vương Thông làm nhiều điều tàn ác, tướng sĩ muốn xin nhà vua đem giết để báo thù. Vua Lê Thái Tổ phán rằng: “ Phục thì bảo sản là việc thường của người đời, nhưng bản tâm người cỏ nhân không muốn giết người bao giờ. Vả người ta đã hàng mình mà giết đi thì không nên. Mình muốn hả cơn giận một lúc mà chịu tiếng để muôn đời giết kẻ đầu hàng, sao bằng đề muôn vạn người sống mà khỏi được cải mối chiến tranh về đời sau”.
Ngài đã không nỡ giết, lại còn cấp quận, thuyền, lương thảo mà tha cho người Minh về nước.
Bà mẹ họ Đoàn
Đoàn Phát, là danh tướng của vua Lê Thái Tổ, thờ mẹ rất hiếu. Phát trước kia làm quan nhà Hồ, sau bị Lê Thiện dùng mưu đánh, bắt được ở đồn núi Tản Viên (Sơn Tây): Phát mới chịu về hàng vua Lê.
Khi ấy, Lê Thái Tổ đang giao chiến với tướng nhà Minh là Trường Phụ và Hoàng Phúc. Đoàn Phát theo giúp vua Lê, lập được nhiều chiến công.
Tướng nhà Minh muốn dụ Phát về hàng, mới đem quân vào Thuần Lộc, bắt mẹ của Đoàn Phát đem về Đông Đô. Lê Thiện xem Thái Ất, biết như vậy, bèn sai Phát đem thủy quân phục ở cửa bể Thần Phụ đề đón mẹ.
Quả nhiên, quân Tàu bị quan phục đồ ra đánh và giết. Đoàn Phát phá cũi cứu mẹ ra, quỳ lạy, hỏi han, khóc lóc. Bà cụ chỉ cười ha hả mà bảo rằng: “ Ta chết cũng đáng đời rồi ! Từ đây dù sống chết, kinh hãi mặc lòng, chẳng hề chột dạ, ta coi cái chết như không. Con, sao nhát quá lắm vậy ? Trước kia, con thờ nhà Hồ, trong bụng ta vẫn không yên; nay con gặp được thánh quân, ta rất mừng. Ta tưởng hôm nay được ra Đông Đô, mắng cho Trương Phụ, Hoàng Phúc một phen, rồi chết cũng sướng đời. Không ngờ con đem quân cứu về, bụng ta chưa được thỏa ! ”.
Phát lạy tạ, đưa mẹ về Nghĩa An, bệ kiến vua Lê..
Lê Thái Tổ khen rằng: “ Lão mẫu thực là trung liệt, so với mẹ Vương Lăng, Từ Thứ khi xưa cũng không kém gì ? ”
Quyết giết gian thần
Ông Lê Tuấn Mậu làm thượng thư triều Lê, lúc thiếu thời, rất chăm học, ăn rất khỏe và sức lực lại hơn người.
Ông vào chầu, thấy Mạc Đăng Dung tuy chỉ là anh đô vật xuất thân mà được vua yêu dùng, cho làm quan to, ông thường can ngăn rằng: “ Đăng Dung xuất thân là kẻ hèn hạ mà cầm quyền lớn, tôi e có ngày sinh biến, xin bệ hạ giữ mình chở nên cho ở gần ”
Một ngày, vào buổi chầu, ông bảo Đăng Dung rằng: “ Ngươi chớ cậy mình vật khỏe, đây là không thèm thử sức với người đó thôi ! ” Đăng Dung tức lắm, xin phép vua cho vật với Tuấn Mậu.
Vua vừa cho phép, ông liền hăng hái xin vâng ngay. Rồi bứt tóc, cởi áo ngoài ra, chỉ một keo là vặt Đăng Dung ngã quay xuống đất. Ông chẹn ngay vào cổ họng nhà nói to lên rằng: “ Giết được thắng giặc này, sẽ tuyệt được cái lo về sau ”
Vta thấy Đăng Dung thees nguy quá, vội xuống ngai bắt ông phải buông tha ra. Ông lấy làm bực tức, cáo quan về nhà.
Về sau, quả nhiên Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, muốn thu phục nhân tâm, cho sử giá triệu ông ra làm quan. Ông giả vờ có tật thong manh, sai người dắt vào Triều. Đăng Dung mừng lắm. Ông nói vờ rằng mình thong manh, xin phép đứng gần để chiếm cận long nhan. Khi đến trước mặt Đăng Dung, ông nhổ vào mặt, trợn mắt, mà mắng rằng :
“ Thằng phản thần kia! Giết vua, cướp nước, dẫu đến chó lợn cũng không thèm ăn lộc của máy, nữa là tao đường đường một bầy tôi của nhà Lê đâu lại thèm làm bầy tỏi mày !”
Nói xong, ông đập đầu vào thềm đá mà chết.
Đăng Dung thương là người trung nghĩa, sai thảo sắc phong tặng, cho rước về làng. Tượng truyền đi đến nửa đường, sét | đánh cháy cả hòm sắc và sắc.
TIÊN ĐÀM thuật