Khi các bài hát nổi tiếng đương đại đã đánh mất tính nghệ thuật
Phải chăng cuốn sách “Những bài ca Mỹ bất hủ” (Great American Songbook) vẫn đang được viết tiếp?
Cuốn sách “Great American Songbook” được xem như là tuyên ngôn về tiêu chuẩn điển hình được ghi nhận từ những bài hát nổi tiếng giúp định hình văn hoá Mỹ nửa đầu thế kỷ 20. Các nhà soạn nhạc nổi tiếng gồm có Irving Berlin, Cole Porter, Gershwins và Jerome Kern.
Tên tuổi của các nhà sáng tác này được công chúng biết đến rộng rãi tương tự như các ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ bởi vì đó là thời kỳ mà thành công của tác phẩm đứng độc lập và đáng tự hào với sự nổi tiếng của người biểu diễn.
Bài hát tiêu biểu như “Stardust” của Hoagy Carmichael được rất nhiều ca sĩ thu âm, từ Frank Sinatra, Doris Day cho tới Nat King Cole. Một trong những bài hát cuối cùng được nhiều nghệ sĩ ghi âm nhất là “Yesterday” của Paul McCartney viết năm 1965, bài hát này có số lần được thu âm nhiều nhất trong lịch sử với hơn 4,000 bản của rất nhiều người, từ Ray Charles tới Placido Domingo.
Ngược lại, nửa sau thế kỷ 20 chứng kiến sự trỗi dậy của những ca sĩ kiêm nhạc sĩ, những người vừa viết và biểu diễn bài hát của chính họ, như James Taylor, John Denver, Carol King và Elton John. Hiện nay, các nghệ sĩ là nhạc sỹ kiêm ca sĩ đã không còn nhiều, ngoại trừ dòng nhạc đồng quê; nhưng dù vậy, những ca sĩ hiện nay vẫn có xu hướng “sở hữu” bài hát mà họ thu âm.
Một điểm khác biệt lớn so với thời xưa là hiện nay tên tuổi của các nhạc sĩ ít được công chúng biết đến. Chúng ta thử ngẫm xem liệu có bao nhiêu người từng nghe đến Madir “Red One” Khayat, đồng tác giả của một số bài hát thành công nhất của Lady Gaga?
Thử so sánh một trong những bài hát nổi tiếng nhất của Lady Gaga, “Poker Face” với một bài hát trong “Great American Songbook” có tựa đề “Midnight Sun” để xem chính xác rằng điều gì đã thay đổi trong nghệ thuật sáng tác?
Năm 2009, bản hit của Gaga là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất với hơn 9.5 triệu bản vào năm đó. Lấy một vài điểm của “Poker Face” và thực hiện một phân tích đơn giản với bản “Midnight Sun” được viết năm 1954 với phần lời tuyệt vời của Johnny Mercer, nhạc của Sonny Burke và Lionel Hampton. Bài hát này là bản hit của Ella Fitzgerald vào năm 1957 và sau đó được nhiều nghệ sĩ khác như Stafford, Sarah Vaughan, và gần đây là Diana Krall.
Trước hết, hãy so sánh phần hợp âm cả hai bài hát. “Midnight Sun”có 24 hợp âm khác nhau (nói cách khác, hợp âm rất phong phú, vòng hòa âm liền mạch và cộng hưởng) tạo được sự thăng hoa rất tinh tế. Hoàn toàn ngược lại, “Poker Face” chỉ có ba hợp âm được lặp lại đơn điệu hơn 30 lần thậm chí không có đoạn cao trào, giống như ba hợp âm trong một bài hát nhạc rock hay nhạc đồng quê.
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng xem giai điệu của hai bài hát. “Midnight Sun” thể hiện một giải âm vực rất rộng cho giọng hát, từ thấp đến cao, ba quãng tám, với giai điệu mạch lạc, thú vị và tạo tương phản của giọng hát giữa nốt trầm ấm và nốt cao bay bổng của nam hay nữ ca sĩ. Giai điệu tuyệt đẹp của bài hát tự mình đã rất hòa quyện và lần đầu tiên được thu âm phiên bản chỉ dành cho hòa tấu nhạc cụ.
Ngược lại, giai điệu của “Poker Face” chủ yếu di chuyển quanh nốt đô trưởng (C middle), hạ xuống một vài nốt nhạc khác trong dải âm vực hẹp của quãng tư (bốn bước trong thang âm), đôi khi đẩy lên một quãng tám. Hiệu ứng tổng thể của bài hát giống “tròng trành” như một chiếc phi cơ không người lái, với giai điệu dường như không thể nhớ nổi nếu không có lời bài hát đi kèm.
Cuối cùng, có lẽ sự tương phản lớn nhất là trong lời bài hát. Lời bài hát của Johnny Mercer đậm chất thơ và lãng mạn, chẳng hạn như:
Your lips were like a red and ruby chalice
Warmer than the Summer night
The clouds were like an alabaster palace
Rising to a snowy height
Each star its own Ảuora Borealis
Suddenly you held me tight
I could see the midnight sun.
Dịch nghĩa:
Đôi môi em đẹp như một viên hồng ngọc
Ấm áp hơn đêm mùa hè
Những đám mây giống như một cung điện ngọc thạch
Bên trên cao đầy tuyết rơi
Mỗi vì sao tỏa những ánh sáng đầy sắc màu
Bỗng dưng em ôm tôi thật chặt
Tôi thấy mặt trời lúc nửa đêm.
Lời của bài hát “Poker Face” lại mang tính gợi dục một cách trần trụi và không có một chút thơ ca lãng mạn nào.
Oh, whoa, oh, oh
Oh, oh oh
I’ll get him hot, show him what I’ve got
Can’t read my, can’t read my
No, he can’t read my poker face …
… P-p-p-poker face, p-p-poker face (mum-mum-mum-mah).”
Oh, whoa, oh, oh
Oh, oh oh.
Tôi sẽ khiến anh ta nóng lên, cho anh ta coi những gì tôi có
Không thể biết được, không thể biết được.
Không, anh ta không thể biết được khuôn mặt poker của tôi.
….
Mặc dù có thể bao biện rằng nhịp, phách hoặc cách sản xuất video ảo diệu của các bài hát ngày nay có thể bù đắp cho những khiếm khuyết được mô tả ở trên, nhưng cũng có thể nói thẳng rằng những điều đó chỉ nhằm che đậy những khiếm khuyết khó chấp nhận của bài hát.
“Midnight Sun” của Johnny Mercer là một bản hit của Ella Fitzgerald năm 1957.
Cuốn sách “Great American Songbook” vẫn là một kho báu đáng được giữ gìn và lưu lại những dấu ấn về âm nhạc trong lịch sử. Cuốn sách vẫn đang được viết tiếp bởi những bản thu mới của những nghệ sĩ như Michael Buble và thậm chí là của cả Lady Gaga (cùng Tony Bennett).
Và với những ai chưa từng nghe “Midnight Sun”, xin hãy một lần thưởng thức giai điệu và ca từ tuyệt vời của bài hát này.
Nhà soạn nhạc người Mỹ Michael Kurek là tác giả cuốn sách “The Sound of Beauty: A Composer on Music in the Spiritual Life” (Âm thanh của vẻ đẹp: Nhà soạn nhạc trong đời sống tinh thần) và là soạn nhạc của album cổ điển đạt vị trí số 1 Billboard “The Sea Knows”. Ông là người đã giành được nhiều giải thưởng cao quý trong sáng tác âm nhạc, bao gồm cả Giải thưởng của Học viện Âm nhạc danh giá của Viện Văn học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, ông từng phục vụ trong Ủy ban Đề cử của Giải Grammy cho các bản thu nhạc cổ điển. Ông là giáo sư danh dự về sáng tác tại Đại học Vanderbilt. Để tham khảo nhiều hơn thông tin, mời truy cập MichaelKurek.com