Đền Hiển Trung ở Sài Gòn
Mới đây các báo ra hằng ngày tại Sài thành có đăng tin:
“Saigon – Tại đồn lính Ô-ma vẫn có một ngôi miếu thờ các vị khai quốc công thần của triều Nguyễn gọi là Hiền Trung, nơi thường năm đều có cử hành lễ kỷ niệm rất trọng thể, và Nam triều có phái quan đại biểu vào | hành lễ.
“Vừa rồi, nhân dịp từ giã đồn lính này nha cầm quyền quân sự Pháp đã lo đến miếu ấy trước nhất vì họ coi sự trông nom gìn giữ miếu Hiển Trung như là một phần sự đối với Nam-triều
“Vì thế, hôm sắp sửa dọn đi khỏi đồn, nhà cầm quyền quân sự Pháp đã cho bản trị sự của hội Sampic hay tin ta mới đến trao phận sự kia lại cho hội ấy. Hội đã ủy mấy ông đến đồn linh Ô ma được nha chức trách quản sự Pháp đón tiếp ân cần và cắt nghĩa về việc này một cách rất cảm động… .
“Thế là từ nay miếu Hiền Trung ở đồn Ô ma đã thuộc về hội Sampic trông coi …”
Đền Hiển Trung hay Pagode des Mares trong trại lính Ô-ma đường Frères Louis Saigon vẫo đã được viện Bác Cổ gìn giữ (1) mà nay lại được hội Sampic trông coi đèn hương, thì hơn một nghìn linh hồn được vua Gia Long cho thờ trong miếu này chắc cũng được mát mẻ ngậm cười.
Thật thế, sau khi đức Cao Hoàng nhất thống Nam Bắc, năm Giáp tý (1804) tháng sáu năm Gia Long thứ 3, ngài xuống chiếu cho quan Tổng trấn thành Gia Định dựng đền này tại làng Tân Triêm, tức là “ đồn Ô ma” bây giờ, đề thờ những công thần, liệt sĩ đã bỏ mình mà đem giang sơn lại cho nhà Nguyễn,
Những bài vị từ đời Gia Long còn lại mục nát và không được rõ ràng, nên đến đời vua Thiệu Trị thứ 6 hoàng đế bắt làm lại hơn nghìn bài vị trong miếu Hiển Trung ở Gia Định bằng gỗ hay đá và cứ theo tên cùng chức tước
như trước mà khắc vào song than ôi ! tới nay không còn lại một cái nào cả, mà đền Hiền Trung chỉ là một cái xác nhà đồ sộ, trong chi có mấy cái bệ và mấy bát hương bụi bám !
Đền Hiền Trung này vốn dựng đề thờ 1.015 bài vị công thần, song trong số đó, 361 vị đã có thờ ở Trung Hưng hay Trung-Tiết ở Huế, Bảo Trung ở Bình Định, Biệt Trung ở Phú Yên và Tinh Trung ở Khánh Hòa rồi, thế thì trong đền Hiền Trung ở Gia Định chỉ còn thờ thêm có 653 vị mới mà thôi.
Tôi tưởng giới thiệu với các độc giả việc thờ tự ở Hiền Trung này cũng chẳng phải là vô ích vậy:
Gian giữa: Chính Điện
Võ Tôn Tánh hậu quân quốc công
Ngô Tùng Chu (2) Thái sư quận công
Nguyễn Tiến Huyên chưởng cơ Ứng nghĩa đạo
Tả nhất:
Chu Văn Tiếp, Chưởng dinh quận công; Tôn Thất Hội, tiền dinh quân công: Tống Viết Phúc, Thiếu bảo quận công; Ma Đức Nghị; Võ d -Nguy; Nguyễn Cửu Dật, Chưởng danh quận công ;
Nguyễn Cửu Toán, Nguyễn Thành; Tôn Thất Dũ, Hữu quân quận công; Nguyễn Văn Chánh, Tả quân quận công.
Hữu nhất:
Nguyễn Hữu Thụy, Chưởng dinh quận công; Nguyễn Đình Thuyên; Nguyễn Kim Phẩm; Trần Xuân Trạch; Tôn Thất Cốc; Tổng Phúc Hòa; Nguyễn Thái Nguyên, Thiếu phó ; Bùi Kế, Chưởng dinh; Đoàn Văn Các, Chưởng cơ; Hoàng Công Thành.
Còn hai bên thì có ban “Tả nhị” và ban “Hữu nhị”.
Ban “Tả nhị” gồm 221 bài vị, tựu trang có Chưởng vệ Mạn Hòe (Manuel), người pháp (3), đã từng tử trận năm Nhâm Dần (1782).
Ban “Hữu thị” gồm 221 bài vị, thờ các ông Nguyễn Văn Đắc,
Nguyễn Đức Khoan, v. v.
Ngoài đó ra, còn có 275 bài vị thờ ở “ Chái bên tả » và 275 bài vị thờ ở “Chái bên hữu” nữa (4).
NGUYỄN TRIỆU
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1/ Từ ngày 29 Avril 1930.
2/ Xem Tri Tân số 10, trang 17.
3/ Xem Tri Tân số 9 trang 17.