Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 6 của NTD chính thức nhận ghi danh dự thi
Cuộc thi Piano Quốc tế của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) với tôn chỉ hoằng dương nghệ thuật chính thống thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, đồng thời phục hưng âm nhạc cổ điển châu Âu truyền thống, chính thức tuyên bố chi tiết cuộc thi năm 2021 và nhận hồ sơ dự thi.
Cuộc thi Piano Quốc tế của NTD là cuộc tranh tài độc nhất vô nhị trong lĩnh vực nghệ thuật. Ngoài trừ nhạc khúc được ấn định duy nhất, các nghệ sĩ dương cầm tài năng sẽ thể hiện các tác phẩm thuộc dòng nhạc Baroque, Cổ điển, và Lãng mạn ra đời trong giai đoạn những năm 1600–1900. Theo NTD, các tác phẩm thuộc những dòng nhạc này, từ hình thức đến nội hàm, đều là những tác phẩm thuần chính nhất tiêu biểu cho nhạc cổ điển Tây phương.
Nghệ sĩ dương cầm lừng danh Janara Khassenova, thành viên ban giám khảo của cuộc thi và cũng là cố vấn nghệ thuật, cho biết, “Nhạc piano cổ điển sáng tác trong giai đoạn từ 1600 đến 1900 mang phong cách hoàn mỹ, với những giai điệu đẹp, đồng thời mang yếu tố tâm linh. Chẳng hạn, như chúng ta biết, nhạc Baroque được dùng trong các nghi lễ nơi giáo đường và tôn vinh Thượng Đế.”
“Quan trọng là không được đánh mất, mà phải gìn giữ truyền thống nhạc cổ điển này. Tôi cho rằng sứ mệnh cụ thể của cuộc thi này là rất cao cả và quan trọng đối với xã hội, cũng như đối với các nhạc sĩ,” anh Nicolas Giacomelli, một người Ý đoạt giải Bạc cuộc thi năm 2019, cho hay.
Khi cuộc thi lần trước được tổ chức vào năm 2019, hàng trăm nghệ sĩ dương cầm trên khắp thế giới đã tham gia, nhưng chỉ 78 nghệ sĩ từ 28 quốc gia được lọt vào vòng thi trực tiếp ở New York.
Năm nay, các ứng viên được chọn sẽ tranh tài qua ba vòng tại một trong những địa điểm sang trọng nhất ở Thành phố New York. Các nghệ sĩ dương cầm biểu diễn từ vòng bán kết trở đi sẽ có hàng triệu khán giả theo dõi. Đài Truyền hình NTD và báo The Epoch Times sẽ phát trực tiếp vòng bán kết, chung kết, cũng như buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ đoạt giải và lễ trao giải qua các trang web và mạng xã hội đa ngôn ngữ.
Các tiết mục dự thi
Ở vòng sơ tuyển, các nghệ sĩ dương cầm phải biểu diễn hai tác phẩm trong danh sách các tác phẩm đã định sẵn – một khúc Toccata của J.S. Bach và một khúc Étude của Chopin.
Ở vòng bán kết, các nghệ sĩ dương cầm phải biểu diễn tác phẩm bắt buộc đã ấn định sẵn và chọn một bản Sonata của Beethoven.
Các nghệ sĩ được vào vòng chung kết sẽ có 40 phút độc tấu tác phẩm tự chọn thuộc dòng Baroque, Cổ điển, hay Lãng mạn.
Các nghệ sĩ không được chơi cùng một bản nhạc hai lần trong cuộc thi này.
Nhạc phẩm chỉ định duy nhất
Kể từ năm 2016, các nghệ sĩ dương cầm lọt vào vòng bán kết có cơ hội trình diễn một nhạc khúc được chỉ định, dùng kỹ thuật đàn piano của phương Tây để thể hiện giai điệu và nội hàm âm nhạc Đông phương.
Giáo sư Diêu Cơ (Becky Yao), Chánh Chủ khảo cuộc thi, cho hay. “Đây là một tác phẩm đặc biệt, dung hợp giữa yếu tố nhạc cổ điển truyền thống phương Tây với giai điệu, ý vị hoàn mỹ của Trung Hoa cổ xưa, là chỗ độc đáo, hấp dẫn của cuộc thi dương cầm quốc tế của NTD.”
Cuộc thi năm nay cũng vậy. Ban tổ chức cuộc thi hân hạnh chọn một tác phẩm có lời được sáng tác bởi Giám đốc Nghệ thuật D.F. của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun (Thần Vận)– một công ty âm nhạc và múa cổ điển Trung Hoa hàng đầu thế giới có trụ sở tại New York.
Giáo sư Lưu Thiệu San (Susan Liu) của Đại học Âm nhạc Phi Thiên, một giám khảo của cuộc thi, cho biết tác phẩm được chỉ định này thể hiện đầy đủ tinh hoa của âm nhạc chính thống Đông phương và Tây phương, đồng thời chú trọng việc biểu đạt nội hàm sâu sắc của ca từ.
Theo trang web Shen Yun, âm nhạc truyền thống Trung Hoa chú trọng biểu đạt cảm xúc nội tại, cổ nhân luôn dùng các loại nhạc cụ để bày tỏ tâm cảnh. Còn âm nhạc Tây phương lại chú trọng vào hiệu quả hợp tấu tổng thể, mà để đạt được điều đó, thì phần hòa âm, phối khí là yếu tố then chốt nhất.
Giáo sư Lưu cho hay, “Khi soạn lại nhạc để thể hiện tác phẩm này trên đàn piano, tôi muốn tìm lại cách hòa âm truyền thống, tức là hòa âm chức năng.”
Những thí sinh đủ điều kiện sẽ được gửi tác phẩm đặc biệt này 45 ngày trước ngày biểu diễn.
Bà Lưu khuyến khích các thí sinh nghe Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun trình diễn, để có thể cảm thụ được cách truyền tải nội hàm sâu sắc của loại âm nhạc phối kết giữa âm nhạc của Đông và Tây phương này.
Biểu diễn bằng tâm thuần chính
Các thành viên trong ban giám khảo cuộc thi đều là nhà giáo và học giả piano kỳ cựu, sẽ không chỉ chú trọng vào trình độ kỹ thuật của nghệ sĩ dương cầm, mà còn đánh giá cả độ thuần chính của phần biểu diễn của người nghệ sĩ, đặc biệt khi người nghệ sĩ diễn tả vẻ đẹp nội tại và sự thuần thiện của tác phẩm cổ điển với khán giả.
“Nếu như một nghệ sĩ piano dùng chân tâm và cảm thụ chân thật hòa vào diễn tấu thì sẽ khiến âm nhạc đi thẳng vào nội tâm khán giả: Họ sẽ cảm nhận được và bị năng lượng đó làm cho cảm động”, Khassenova cho biết.
Nhà tổ chức Cuộc thi Piano Quốc tế của NTD chân thành mong các nghệ sĩ dương cầm tham gia cuộc thi sẽ đóng góp vào sự nghiệp phục hưng âm nhạc cổ điển cũng như bảo tồn văn hóa truyền thống, đem lại sự thăng hoa cho nền văn minh của toàn thể nhân loại.
Các nghệ sĩ piano tham gia Cuộc thi Piano Quốc tế NTD lần thứ sáu yêu cầu trong độ tuổi từ 17 đến 35 tại thời điểm bắt đầu cuộc thi, ngày 1/9/2021. Để ghi danh dự thi, vui lòng truy cập trang web piano.NTDTV.com.
Các ngày quan trọng
Hạn nộp đơn: 1/9/2021
Công bố thí sinh: 15/9/2021
Vòng sơ tuyển, bán kết, chung kết: 28–30/10/2021
Buổi hòa nhạc dành cho các thí sinh đoạt giải và lễ trao giải: 31/10/2021
Giải thưởng
Giải Vàng: $10,000
Giải Bạc: $6,000
Giải Đồng: $3,000
Giải thể hiện tác phẩm chỉ định xuất sắc nhất: $3,000
Giải biểu diễn kiệt xuất: Giải thưởng danh dự
Về Cuộc thi Piano Quốc tế NTD
Cuộc thi Piano Quốc tế NTD là một trong loạt sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế do Đài Truyền hình NTD tài trợ. Tôn chỉ của cuộc thi này là quảng bá vẻ đẹp thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ của nghệ thuật truyền thống, khôi phục lại các tuyệt tác piano thuộc dòng nhạc Baroque, Cổ điển, và Lãng mạn. Cuộc thi thông qua sự chân thành theo đuổi nghệ thuật mà kế thừa di sản âm nhạc piano với bề dày lịch sử 250 năm. Đây là di sản quý báu của nhân loại và cần được truyền thừa cho các thế hệ tương lai.