Có phải nhà thám hiểm Columbus đã đi quá xa?
DINESH D’SOUZA
Ngày Columbus là một dịp tuyệt vời để tưởng nhớ đến nhà thám hiểm có lẽ là vĩ đại nhất mọi thời đại, Christopher Columbus.
Ông Columbus không chỉ khám phá ra một lục địa mới; mà còn mở đường cho quá trình Tây phương hóa cả vùng đất Bắc và Nam Mỹ, bảo đảm cho sự thống trị của nền văn minh Tây phương từ thế kỷ 16 cho đến hiện tại, ông đã mở ra một kỷ nguyên đem đến phúc lành của tự do và khai sáng cho con người trên thế giới mà tự họ không thể nào đạt được điều đó cho chính mình. Nói một cách ngắn gọn, ông Columbus là kiến trúc sư của thế giới hiện đại ngày nay.
Tôi nhận thấy những từ ngữ tranh đấu này là gì trong thời kỳ của chuẩn mực chính trị và nền chính trị bản sắc của ngày nay. Tôi hiểu rằng ngày nay ông Columbus bị xem là – ít nhất là trong những nơi được xem là thức tỉnh – là một người rất xấu, thậm chí có thể nói là một kẻ diệt chủng tàn bạo, người mà cùng với những kẻ kế nhiệm của mình đã xóa sổ phần lớn thổ dân bản địa Hoa Kỳ. Từ đất nước Venezuela cho đến Hoa Kỳ, những nhà hoạt động cánh tả hứng thú kéo đổ các bức tượng và đài tưởng niệm Columbus. Sự đồng thuận cấp tiến ngày nay dường như nhận định rằng ông Columbus đơn giản là đã đi quá xa, và sẽ tốt hơn nếu ông không bao giờ tới thăm lục địa này.
Tôi nghĩ rằng những cuộc thảo luận sôi nổi về ông Columbus, không chỉ là trong phạm vi học thuật, mà còn cả trong văn hóa đại chúng, cho chúng ta biết rõ hơn về chính bản thân mình hơn là về ông Columbus. Hãy suy nghĩ: Vào năm 1892, khi phần lớn thế giới đều chào mừng kỷ niệm 400 năm ngày Columbus đặt chân lên lục địa, nhà thám hiểm này được ca ngợi như một vị anh hùng. Một thế kỷ sau đó, vào dịp kỷ niệm 500 năm, rất nhiều người xem ông như một nhân vật phản diện. Rõ ràng những phản ứng này mang tính đo lường đặc tính thịnh hành của mỗi thời đại hơn là một sự đánh giá khách quan về con người của ông Columbus.
Hiện nay, thật là khó để có thể đạt được sự đồng thuận rằng ông Columbus đã tìm ra Mỹ Châu. Vấn đề là với từ ngữ “tìm ra” này. Những con người theo trường phái cấp tiến bị ràng buộc học thuyết về bình đẳng văn hóa và miễn cưỡng thừa nhận rằng một nhà thám hiểm như ông Columbus có thể “tìm ra” những người mà vốn đã sinh sống tại nơi đó. Tại các cuộc hội nghị của những nhà sử học đương đại, họ thường buộc mình phải thảo luận về cách mà Columbus đã “gặp gỡ” Mỹ Châu như thế nào.
Nói rõ hơn, cụm từ “gặp gỡ” bao hàm sự bình đẳng về văn hóa hoặc văn minh giữa Âu Châu và thế giới mới, hay chính xác hơn là giữa văn hóa Âu Châu và văn hóa Mỹ bản địa. Tuy nhiên, thật khó để có bất cứ nghi ngờ gì về việc những chiếc tàu của người Âu Châu đã đến được lục địa Mỹ Châu, cũng như là những người Mỹ bản địa không có con tàu nào có khả năng đến Âu Châu.
Sự thật đơn giản này đã phản ảnh một thực tế to lớn hơn rằng Âu Châu về mọi khía cạnh – tri thức, công nghệ, kinh tế – đều phát triển vượt trội và tiến bộ hơn bất kỳ nền văn hóa nào của người Mỹ bản địa. Nếu không đúng như vậy, thì làm sao đội quân nhỏ bé của Hernán Cortés có thể tiêu diệt đội quân lớn hơn rất nhiều của đế chế Aztec, vốn đã sụp đổ trước cuộc xâm lược của Tây Ban Nha trong khi không hề phản kháng?
Cáo buộc diệt chủng chống lại Columbus không thể đứng vững trước sự đánh giá công bằng về những sự thật đã xảy ra. Phải thừa nhận rằng, một số lượng lớn thổ dân bản địa Mỹ đã bị bỏ mạng trong nhiều thập kỷ sau khi Columbus đặt chân lên vùng đất mới này, đã làm giảm dân số thổ dân xuống hơn một nửa, có lẽ đã giảm xuống đến hai phần ba ở một số khu vực. Tuy nhiên, kết quả này không phải xảy ra do chiến tranh, mà là do các căn bệnh mà những người Mỹ bản địa này mắc phải – như bệnh đậu mùa, bệnh sởi, và nhiều thứ khác nữa – được đem đến cùng với những người da trắng trong khi những người thổ dân này lại không có khả năng miễn dịch.
Đây là một bi kịch, rất rõ ràng, là một bi kịch trên quy mô quá rộng lớn, tuy nhiên lại không phải là diệt chủng, bởi vì diệt chủng có nghĩa là một sự cố ý tiêu diệt cả một quần thể. Bất kỳ ai đã từng đọc về những cuộc hành trình của ông Columbus đều có thể nhận thấy rằng ông đối xử rất tốt với những người Mỹ bản địa. Ông còn đặc biệt ca ngợi tính cách thân thiện của những người dân bản địa ông gặp gỡ trong chuyến đi đầu tiên của mình, mặc dù phải thừa nhận rằng ông đã có cái nhìn tương đối ít thân thiện với những người Caribs, những thổ dân nổi tiếng với việc truy bắt và ăn thịt kẻ thù của mình. Thuật ngữ cannibal (kẻ ăn thịt người) có nguồn gốc từ những người Caribs này.
Chúng ta có thể nhìn thấy sự bất công của việc sử dụng cụm từ “diệt chủng” bằng cách đặt câu hỏi về sự xuất hiện của virus COVID-19, liệu có phải là một trục trặc ngoài ý muốn tại một khu chợ hải sản của Trung Quốc hay là sơ suất của Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, tạo thành nên tội diệt chủng. Câu trả lời của tôi là Không – nếu đó không phải là một sự cố ý phát tán loại virus này như là một thứ vũ khí sinh học để xóa sổ một bộ phận lớn dân số của toàn thế giới.
Hơn nữa, một số căn bệnh mà người da trắng đã đem đến Mỹ Châu, thì lại có liên quan đến việc người dân Âu Châu đã bị nhiễm bệnh bởi đội quân xâm lược Mông Cổ đến từ Á Châu. Lại một lần nữa, những người Mông Cổ đã đem bệnh dịch đến nhưng không hề ý thức được điều đó. Kết cục đó cũng thảm khốc không kém. Cái được gọi là cái chết đen ở thế kỷ 14, theo một con số ước tính là đã xóa sổ một phần ba dân số của toàn Âu Châu. Và rồi không có ai gọi đó là cuộc diệt chủng cả – bởi vì đó không phải là sự thật.
Ngày nay, người ta cảm thấy thật là khó để trân trọng thành quả của ông Columbus là vì chúng ta không hình dung ra những điều kiện vô cùng hạn chế của những năm cuối thế kỷ 15: Tàu thì nhỏ và chật chội, thiếu thốn các thiết bị định hướng hiện đại, thủy thủ đoàn chủ yếu chỉ dựa vào bánh mì và nước; biển lớn và đầy sóng gió, bản đồ và biểu đồ thì không chính xác, nguy cơ binh biến, đói ăn, và đắm tàu có thể xảy ra, và cuối cùng là một điểm đến chỉ nằm trong tưởng tượng chứ chưa hề được biết đến là có tồn tại trước đó.
Tương phản với điều này, có thể nói là các chương trình không gian hiện đại ngày nay. Các phi hành gia không hề nghĩ ra ý tưởng đi lên Mặt Trăng hoặc Sao Hỏa. Họ chỉ đơn thuần là được huấn luyện để vận hành chiếc tàu không gian, được hỗ trợ bởi hàng ngàn nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, những người giúp giải quyết trục trặc kỹ thuật, v.v., được trang bị kiến thức rất kỹ lưỡng cần thiết để có thể đến được những nơi đó, và quan trọng là hàng trăm triệu, nếu không muốn nói là hàng tỷ USD tài chính được đổ vào để làm cho chuyến hành trình trở nên khả thi. Còn với hành trình của ông Columbus thì sao, hoàn toàn trái ngược, nhận thức được sứ mệnh của mình, bảo đảm nguồn kinh phí ít ỏi, tự mình thực hiện, tìm đường đến Tân Thế Giới không chỉ một mà đến bốn lần.
Đối với những ai nói rằng người Mỹ bản địa đã từng có cuộc sống như trên thiên đường, thứ mà ông Columbus đã hủy hoại, tôi sẽ nói với họ như thế này. Nếu cuộc sống đó là quá tuyệt vời, tại sao bây giờ những người bản địa·này không quay trở lại cuộc sống ấy? Chắc chắn rằng những người Mỹ bản địa, những người có thể tự kiểm soát vận mệnh của mình, có thể từ bỏ việc sử dụng điện năng, điện thoại di động, máy lạnh, sòng bạc, xe hơi, và món bánh mì kẹp phô mai. Họ có thể quay lại với lưng ngựa và tự mình đi săn tìm thức ăn, giống như những ngày xưa tốt đẹp.
Tôi cũng nhận thức rằng kịch bản mà tôi sáng tác ra là không hoàn hảo. Người Mỹ bản địa, những người thật sự mong muốn quay trở lại cuộc sống trước đây lại không thể leo lên lưng ngựa của họ, bởi vì họ hoàn toàn không có ngựa trước khi Columbus đến. (Ngựa được đưa đến Mỹ Châu bởi người Tây Ban Nha). Tuy nhiên theo quan điểm chung của tôi, và thực tế là không có nhóm người Mỹ bản địa nào thực hiện ý tưởng tiếp tục sống giống như tổ tiên của họ đã từng sống, và ít nhất đối với tôi thì những ngày xưa không quá tốt đẹp như vậy, và một khi những lợi thế của nền văn minh hiện đại đã được thiết lập thì rất khó có thể cưỡng lại.
Quan điểm trong bài viết là của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Dinesh D’Souza là một tác giả, nhà làm phim, và người dẫn chương trình hàng ngày của chương trình podcast Dinesh D’Souza.